Đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2018-2019, Trường THPT Trương Định
Câu hỏi Tự luận (5 câu):
-
Phần 1: Dành chung cho tất cả các thí sinh (4 điểm)
-
“Có người yêu văn chương, có người lại say mê khoa học. Còn em…?”
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200-300 từ) để sẻ chia những suy nghĩ đó của mình.
Xem đáp án - “Có người yêu văn chương, có người lại say mê khoa học. Còn em…?”. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200-300 từ) để sẻ chia những suy nghĩ đó của mình.
- Là dạng đề nghị luận theo hướng mở nhằm giúp học sinh bày tỏ những suy nghĩ và quan điểm của mình => đáp án chỉ mang tính định hướng:
- Thuyết minh về vấn đề → những biểu hiện cụ thể (người yêu văn chương, người say mê khoa học…)
- Nguyên nhân (do sở thích, sở trường; cách nhìn nhận; xu hướng; thực tiễn đời sống…);
- Những suy nghĩ và giải pháp:
- Phân tích để thấy được những mặt mạnh/mặt yếu của từng bộ môn để từ đó nêu lên những suy nghĩ của bản thân trong quan niệm về học tập;
- Những giải pháp cụ thể (khích lệ với những người có tình yêu và đam mê để tìm kiếm tài năng nhưng đồng thời cũng phải thay đổi cách nhìn, quan niệm, thói quen… ở những người mang tư tưởng học lệch);
- Bài học: Tôn trọng sở thích, sở trường của bản thân nhưng cũng cần phải biết kết hợp các môn học khác nhau nhằm hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của con người.
-
Phần 2: Phần riêng – học sinh học chương trình nào làm theo chương trình đó (6 điểm)
-
Dành cho học sinh học theo chương trình cơ bản (các lớp tự nhiên)
Phân tích đoạn thơ sau:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Xem đáp án - Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử
- Mở bài: Học sinh nêu được vài nét về Hàn Mặc Tử, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và khái quát được luận đề (nội dung và nghệ thuật của khổ thơ đầu).
- Thân bài:
- Câu thơ đầu: học sinh phân tích để thấy được sắc thái biểu cảm phong phú kết hợp với cách dùng từ có chủ ý: về chơi → là duyên cớ để khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc, bao hình ảnh đẹp đẽ đáng yêu về xứ Huế - nơi có người mà nhà thơ thương mến;
- Điệp từ “nắng” ở câu thơ thứ hai: nắng hàng cau/ nắng mới lên như muốn gợi đặc trưng (miền trung) trong khoảng trời hồi tưởng của thi nhân cùng với lối ngắt nhịp song đôi gợi sự hài hòa, tha thướt…;
- Biện pháp nghệ thuật so sánh kết hợp lời cảm thán mang sắc thái ngợi ca của câu 3 đã mang đến cho thôn Vĩ một vẻ đẹp tươi tốt, đầy sức sống;
- Nét tinh tế của Hàn thể hiện qua sự xuất hiện của con người ở câu thứ tư làm cho bức tranh thôn Vĩ thêm phần sinh động: khuôn mặt chữ điền gợi sự phúc hậu song hành cùng nét xinh xắn của thiên nhiên thôn Vĩ → vẻ đẹp hài hòa trong sự kín đáo, dịu dàng → chất Huế.
- Kết bài: Khổ thơ đã thể hiện một tình yêu thiết tha với thiên nhiên, với cuộc sống; sự ân tình sâu sắc, đậm đà với thôn Vĩ của chàng thi sĩ họ Hàn → đã khuôn đúc, lưu giữ trong tâm trí những hình ảnh sống động và đẹp đẽ đến thế.
-
Dành cho học sinh học theo chương trình nâng cao (các lớp xã hội)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(trích Tương tư – Nguyễn Bính)
Xem đáp án - Cảm nhận về 4 câu thơ đầu trong bài Tương tư của Nguyễn Bính
- Mở bài: Học sinh giới thiệu được vài nét về Nguyễn Bính, xuất xứ bài thơ và luận đề (người viết có cảm nhận như thế nào đối với đoạn thơ đó?)
- Thân bài:
- Biện pháp hoán dụ; điệp từ; nghệ thuật tổ chức số từ độc đáo nhằm tạo lập hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm: một người chín nhớ mười mong một người…→ hai câu thơ đầu đã thể hiện căn nguyên của nỗi nhớ thương da diết bởi không gian xa cách thăm thẳm, diệu vợi;
- Với nghệ thuật so sánh (bệnh nắng mưa/ bệnh tương tư) → hai câu thơ cuối như là một định nghĩa cụ thể về nỗi tương tư; kết hợp cùng điệu kể của thể lục bát → ý thơ như gợi cảm giác cho người đọc về một khổ chủ đang bị hành hạ, dày vò bởi những nhớ và mong.
- Kết bài: Khổ thơ chân quê như hồn thơ Nguyễn Bính: với cái Tôi vừa như một tình nhân đắm đuối vừa như một nạn nhân tự nguyện rước bệnh, rước khổ vào thân…
- Hành văn mạch lạc, lưu loát; văn viết cảm xúc, giàu hình ảnh; bài làm sạch sẽ, ít mắc lỗi chính tả…
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.