Đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2018-2019, Trường THPT Nguyễn Hiền
Câu hỏi Tự luận (8 câu):
-
Phần 1: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
Nắng Ba Đình mùa thu
Thắm vàng trên lăng Bác
Vẫn trong vắt bầu trời
Ngày tuyên ngôn Độc lập.
Ta đi trên quảng trường
Bâng khuâng như vẫn thấy
Nắng reo trên lễ đài
Có bàn tay Bác vẫy.
Ấm lòng ta biết mấy
Ánh mắt Bác nheo cười
Lồng lộng một vòm trời
Sau mái đầu của Bác...
(Nắng Ba Đình - Nguyễn Phan Hách)
-
- Văn bản trên được trình bày theo các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Xem đáp án - Phương thức miêu tả và biểu cảm.
-
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ và cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: (1,0 điểm)
Ta đi trên quảng trường
………………………..
Có bàn tay Bác vẫy.
Xem đáp án - Biện pháp tu từ: nhân hóa nắng reo.
- Hiệu quả: thể hiện không khí vui tươi, phấn khởi và niềm hạnh phúc lớn lao của cả dân tộc trong ngày vui trọng đại.
-
Đoạn thơ trên gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào của nước ta? (0,5 điểm)
Xem đáp án - Sự kiện lịch sử được gợi ra là: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945
-
Trình bày cảm xúc của mình về sự kiện trọng đại được nhắc đến trong đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 5 -7 dòng. (1,0 điểm)
Xem đáp án - Bày tỏ tình cảm chân thành, sâu sắc với ngày lễ tuyên bố nền độc lập, tự do của dân tộc: tự hào, sung sướng, xúc động,…
-
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm):
-
Trong bức tâm thư gửi các bậc cha mẹ học sinh của trường Lương Thế Vinh nhân ngày khai trường năm học 2013-2014, thầy Hiệu trưởng Văn Như Cương có viết: “Trẻ em càng được nhận nhiều thì sự biết ơn càng giảm sút.”
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. (2,0 điểm)
Xem đáp án - Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận
- Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Trẻ em càng được nhận nhiều thì sự biết ơn càng giảm sút.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động
- Giải thích ý kiến: Trẻ em càng được nhận nhiều thì sự biết ơn càng giảm sút.
- Làm rõ khái niệm “nhận”: được người khác đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi của bản thân về tinh thần, vật chất.
- Sự biết ơn: cảm kích và muốn được đền đáp cách ứng xử tốt đẹp của người khác với mình.
- Câu nói cho thấy sự tỷ lệ nghịch giữa nhận và biết ơn, đó là nghịch lí có thê xuất hiện khi con người thường xuyên được đáp ứng mọi yêu cầu, đòi hỏi, dù là vô lí nhất
- Bàn luận ý kiến:
- Nêu những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.
- Khi trẻ luôn được thoả mãn, nuông chiều mọi yêu cầu, đòi, các em sẽ coi việc nhận là bốn phận đương nhiên của gia đình, xã hội đối với mình; sự thoả mãn vô điều kiện khiến trẻ ngày càng không biết quí trọng những giá trị nhận được, cũng không biết quí trọng công sức và tấm lòng mọi người dành cho mình qua những quan tâm, chăm sóc.
- Từ sự vô ơn, trẻ sẽ ngày càng lười biếng, ích kỉ và vô cảm trong cách hành xử với mọi người xung quanh.
- Tuy nhiên, cần có giới thuyết về chữ “nhận” trong ý kiến của đề bài - trẻ luôn cần, luôn phải được nhận tình yêu thương đế học cách yêu thương!
- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân:
- Biết trân trọng tình yêu thương, sự chăm sóc của gia đình và xã hội dành cho mình; hiểu sâu sắc ý nghĩa và mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc đời.
-
Phân tích khổ đầu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử - (Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2009) (5,0 điểm)
Xem đáp án - Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
- Thân bài:
- Luận điểm 1: Hoài niệm về thôn Vĩ:
- Câu thơ thứ nhất: Câu hỏi tu từ “Sao anh...thôn Vĩ” mang nhiều sắc thái ý nghĩ: là lời trách móc, lời mời mọc, lời nhắc nhở... do tác giả tự phân thân để giãi bày lòng mình. -> Khao khát trở về thôn Vĩ của nhà thơ.
- Luận điểm 2: Bức tranh thôn Vĩ (3 câu tiếp)
- Vẻ đẹp của cảnh
- Vẻ đẹp của con người
- Luận điểm 3: Sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người và khao khát được trở về thôn Vĩ của nhà thơ
- Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
- Qua đoạn thơ ta thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng tới cuộc sống trần thế của nhà thơ
- Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất gợi ý, GV nên linh hoạt cho điểm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.