Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 188977
Tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua vào thời gian nào?
- A.18- 12- 1980
- B.25- 4- 1976
- C.21- 11- 1975
- D.2- 7- 1976
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 188978
Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ?
- A.Cứu nguy cho chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam
- B.Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước
- C.Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc
- D.Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 188979
Đập tan cuộc hành quân "Lam sơn 719" (12 đến 23- 3- 1971) có sự phối hợp của quân đội nước nào?
- A.Quân đọi Lào, Căm puchia
- B.Quân đội Việt Nam, quân đội Lào
- C.Quân đội Việt Nam, quân dân Campuchia
- D.Quân đội Việt Nam, quân đội Lào, Căm puchia
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 188980
Bài học kinh nghiệm bài về nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1930- 1975) là:
- A.xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân
- B.sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt, chủ động của Đảng
- C.nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH
- D.truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 188981
Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhiệm vụ quan trọng cấp thiết hàng đầu của nước ta là gì?
- A.Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước
- B.Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế
- C.Ổn định tình hình chính trị- xã hội
- D.Thống nhất đất nước về mặt nhà nước
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 188982
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?
- A.Chiều 19- 12- 1946
- B.Trưa 19- 12- 1946
- C.Tối 19- 12- 1946
- D.Sáng 19- 12- 1946
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 188983
Sở dĩ, việc đàm phán giữa Việt Nam và Mĩ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam kéo dài trong nhiều năm là do:
- A.sự chi phối của các nước lớn trong quan hệ quốc tế
- B.Việt Nam và Mĩ không thống nhất được về vấn đề bồi thường hậu quả do chiến tranh gây ra
- C.ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh Lạnh đến cuộc chiến tranh Việt Nam
- D.thái độ ngoan cố, lật lọng của Mĩ
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 188984
Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pari do thất bại bất ngờ, choáng váng trong:
- A.âm mưu tập kích bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972
- B.cuộc tập kích chiến lược của ta vào Tết Mậu Thân 1968
- C.chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất
- D.chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 188985
Đến đầu năm 1971, cách mạng đã giành được quyền làm chủ thêm bao nhiêu ấp chiến lược, với bao nhiêu dân?
- A.3.600 ấp với 3 triệu dân
- B.6.300 ấp với 4 triệu dân
- C.3.400 ấp với 3 triệu dân
- D.36.000 ấp với 6 triệu dân
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 188986
Để quân ngụy có thể đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã làm gì?
- A.Tăng viện trợ về kinh tế, giúp quân ngụy đẩy mạnh chính sách bình định
- B.Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang thiết bị hiện đại
- C.Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tăng cường và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia
- D.Tăng đầu tư vốn, kĩ thuật phát triển kinh tế ở miền Nam
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 188987
Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, quân ta liên tiếp mở các chiến dịch đánh địch ở vùng trung du và đồng bằng, đó là những chiến dịch nào?
- A.Chiến dịch Trung Du, chiến dịch Tây Bắc và chiến dịch Đường số 18
- B.Chiến dịch Trung Du, chiến dịch Đường số 18 và chiến dịch Hòa Bình
- C.Chiến dịch Trung Du, chiến dịch đường số 18 và chiến dịch Hà- Nam- Ninh
- D.Chiến dịch Đường số 18, chiến dịch Hà- Nam- Ninh
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 188988
Cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, ngày tháng nào là mốc mở đầu và kết thúc
- A.Mở đầu 19- 3- 1975, kết thúc 2- 5- 1975
- B.Mở đầu 4- 3- 1975, kết thúc 30- 4- 1975
- C.Mở đầu 9- 4- 1975, kết thúc 30- 4- 1975
- D.Mở đầu 4- 3- 1975, kết thúc 2- 5- 1975
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 188989
Ý nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc(1954- 1965)?
- A.Đấu tranh chống Mĩ- Diệm
- B.Khôi phục kinh tế
- C.Hàn gắn vết thương chiến tranh
- D.Đưa miền Bắc tiến lên CNXH
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 188990
Trận đọ sức giữa độ đội chủ lực của ta và quân viễn chinh Mĩ ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) chứng tỏ điều gì?
- A.Cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới
- B.Tất cả các ý trên là đúng
- C.Quân ta đã đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ
- D.Bộ đội chủ lực của ta đủ khả năng đánh bại quân viễn chinh Mĩ
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 188991
Quốc hội thống nhất cả nước là quốc hội khóa mấy?
- A.Khóa V
- B.Khóa IV
- C.Khóa VI
- D.Khóa VII
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 188992
Người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo được đặt tên cho chiến dịch nào?
- A.Chiến dịch Hòa Bình
- B.Chiến dịch Trung Du
- C.Chiến dịch Hà Nam Ninh
- D.Chiến dịch Đường số 18
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 188993
Để thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đội nào là chủ yếu?
- A.Lực lượng quân viễn chinh Mĩ
- B.Lực lượng quân Mĩ và quân viễn chinh
- C.Lực lượng quân đội Sài Gòn
- D.Lực lượng quân Mĩ
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 188994
Sắp xếp lại các sự kiện sau đây theo thứ tự thời gian: 1: Níchxơn tuyên bố mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phong: 2: Cuộc đàm phán hai bên chính thức diễn ra tại Pari: 3: Níchxơn tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra: 4: Hội nghị 4 bên chính thức họp phiên đầu tiên tại Pari
- A.2- 3- 5- 1- 4
- B.2- 1- 3- 5- 4
- C.2- 5- 1- 3- 4
- D.1- 2- 3- 4- 5
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 188995
Những chiến thắng góp phần làm phá sản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ là?
- A.Ấp Bắc, Bình Giã, Vạn Tường
- B.Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài, Núi Thành
- C.An Lão, Núi Thành, Vạn Tường
- D.Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 188996
Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông- Xuân trọng tâm là ở đâu?
- A.Mặt trận Bình Trị Thiên
- B.Đồng bằng Nam Bộ
- C.Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ
- D.Trung Bộ và Khu V
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 188997
Xuân Lộc, một căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông, đã bị quân ta phá vỡ vào thời gian nào?
- A.21- 4- 1975
- B.17- 4- 1975
- C.16- 4- 1975
- D.9- 4- 1975
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 188998
Điểm tương đồng trong các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961- 1975) là:
- A.sử dụng quân đội sài Gòn làm lực lượng tiên phong, nòng cốt
- B.sử dụng quân Mĩ và quân chư hầu làm lực lượng lòng cốt
- C.nhằm âm mưu dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam
- D.âm mưu chia cắt lâu dài nước ta và nằm trong "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 188999
Ngày 24, 25- 4- 1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp nhằm mục đích gì?
- A.xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương
- B.Bắt tay nhau cùng kháng chiến chống Mĩ
- C.Đối phó với âm mưu của đế quốc Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương
- D.Vạch trần âm mưu "Đông Dương hóa chiến tranh" của đế quốc Mĩ
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 189000
Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến của ta được biểu hiện ở điểm nào?
- A.Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta
- B.Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta
- C.Mục đích kháng chiến của Đảng ta
- D.Đường lối kháng chiến của Đảng ta
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 189001
Trong những năm 1954- 1960, cách mạng miền Bắc thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, ngoại trừ:
- A.cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế- xã hội
- B.xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
- C.khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
- D.hoàn thành cải cách ruộng đất
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 189002
Trích đoạn sau đây là quyết định của Hội nghị nào? Hội nghị nêu rõ: "Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa dành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ- Diệm . (SGK Lịch sử 12, ban cơ bản, tr. 164)
- A.Hội nghị lần thứ 15 BCH Trung ương Đảng (01/1959)
- B.Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/1946)
- C.Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973)
- D.Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960)
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 189003
Sự kiện nào đánh dấu sự toàn thắng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954- 1975) của nhân dân Việt Nam?
- A.Châu Đốc là tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng (2/5/1975)
- B.Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập (30/4/1975)
- C.Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện (30/4/1975)
- D.Xe tăng và bộ binh quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập (30/4/1975)
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 189004
Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam ( 1930- 1975) do Đảng đề ra và thực hiện thành công là:
- A.cải cách ruộng đất và CNXH
- B.tự do và CNXH
- C.độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
- D.giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 189005
Ngày 6- 6- 1969 gắn với sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta?
- A.Mĩ mở rộng tấn công phá hoại miền Bắc lần thứ hai
- B.Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đến hội nghị Pari
- C.Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời
- D.Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 189006
Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước (25- 4- 1976) có ý nghĩa gì?
- A.Là một bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- B.Cả ba ý trên
- C.Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước
- D.Lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 189007
Sau thất bại trong chiến dịch Biên Giới, Pháp có âm mưu gì mới?
- A.Bình địch mở rộng địa bàn chiếm đóng
- B.Bình định kết hợp phản công và tiến công lực lượng cách mạng
- C.Nhận thêm viện trợ của mĩ, tăng viện binh
- D.Đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 189008
Sắp xếp theo thứ tự thời gian các chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở Việt Nam trong những năm 1954- 1973. 1: "Chiến tranh cục bộ", 2: "Việt Nam hóa chiến tranh" 3: "Chiến tranh đặc biệt" 4:"Chiến tranh đơn phương"
- A.4- 3- 1- 2
- B.1- 4- 2- 3
- C.4- 3- 2- 1
- D.1- 2- 3- 4
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 189009
Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đã lần lượt trải qua các chiến dịch:
- A.Plâyku, Huế- Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
- B.Huế- Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh
- C.Tây Nguyên- Huế- Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
- D.Tây Nguyên, Dà Nẵng, Hồ Chí Minh
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 189010
Ních- xơn đã tuyên bố chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai vào thời gian nào?
- A.9- 5- 1972
- B.16- 4- 1972
- C.30- 3- 1972
- D.6- 4- 1972
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 189011
Để thực hiện bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, năm 1953 Đảng và Chính phủ có chủ chương gì?
- A.Thực hiện khai hoang với khẩu hiệu "Tấc đất tấc vàng"
- B.Thực hàng tiết kiệm
- C.Triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất
- D.Tất cả các chủ trương trên
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 189012
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày nào?
- A.20/12/1960
- B.20/9/1960
- C.20/11/1960
- D.20/10/1960
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 189013
Chiến thuật được sử dụng trong "Chiến tranh đặc biệt" là gì?
- A.Trực thăng vận, thiết xa vận
- B.Tất cả các lực lượng trên
- C.Dồn dân, lập ấp chiến lược
- D.Lực lượng quân chư hầu
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 189014
Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ chính trị TW Đảng đề ra trong 2 năm đó là năm nào?
- A.1973- 1974
- B.1974- 1975
- C.1975- 1976
- D.1972- 1973
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 189015
Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (27/01/1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là:
- A.cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã chọc thủng ba phòng tuyến quan trọng của địch
- B.quân và dân ta đã đập tan cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không"
- C.thất bại sau đòn bất ngờ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Giônxơn bắt đầu nói đến thương lượng với Việt Nam
- D.thất bại của Mĩ khi mở cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 189016
Người được bầu làm chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ai?
- A.Tôn Đức Thắng
- B.Trần Đức Lương
- C.Nguyễn Lương Bằng
- D.Hồ Chí Minh