Bài kiểm tra
Đề kiểm tra HK2 môn Hóa lớp 11 năm học 2019 - Hồ Minh Tùng
1/22
45 : 00
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol (C6H5OH)?
Câu 2: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
Câu 3: Tên thay thế của CH3COOH là
Câu 4: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
Câu 5: Chất nào sau đây phản ứng được với axit axetic?
Câu 6: Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
Câu 7: Cho sơ đồ điều chế như sau
Thí nghiệm trên dùng để điều chế khí nào sau đây?
Câu 8: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là
Câu 9: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT C3H4O2. X tác dụng với CaCO3 tạo ra CO2. Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag. CTCT thu gọn phù hợp của X, Y lần lượt là
Câu 10: Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là
Câu 11: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
Câu 12: Từ V lít (đktc) etilen điều chế được 1 lít ancol etylic 600 bằng phương pháp tổng hợp. Biết hiệu suất của phản ứng tổng hợp là 80%, khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của V là
Câu 13: Cho 3 chất hữu cơ A, B, C có CTPT ngẫu nhiên là: C2H6O, C2H4O2, C2H4O thõa mãn các điều kiện sau:
- A tác dụng được với Na và dung dịch NaOH.
- B, C không tác dụng với Na.
- B làm mất màu dung dịch Br2.
CTCT thu gọn của A, B, C lần lượt là
Câu 14: Cho 14 gam hỗn hợp C2H5OH và C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thu được 2,24 lít khí (đkc). Cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Câu 15: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8O2. Tìm công thức cấu tạo của X biết:
- X tác dụng với Na giải phóng hidro, với: nH2 : nX = 1 : 1
- Trung hoà 0,2 mol X cần dung đúng 100 ml dung dịch NaOH 2M.
Câu 16: Hỗn hợp X gồm metan và anken, cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (đktc). CTPT của anken là
Câu 17: Cho 20 gam dung dịch fomalin 33% tác dụng với AgNO3/NH3 dư thì lượng kết tủa là
Câu 18: X là hỗn hợp gồm một ankan và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy 2,24 lít X hoàn toàn (đkc) thu được V lít CO2 (đkc) và 3,6 gam H2O. Giá trị của V là
Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 ⎯⎯→ C2H2 ⎯⎯→ C2H3Cl ⎯⎯→ PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit hữu cơ Y được 4x mol CO2. Mặt khác, để trung hoà x mol Y cần vừa đủ 2x mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
Câu 21: Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic no đơn chức vào nước. Chia dung dịch thành hai phần bằng nhau.
- Phần thứ nhất : phản ứng hoàn toàn với bạc nitrat (lấy dư) trong dung dịch amoniac, thu được 21,6 gam bạc kim loại.
- Phần thứ hai được trung hòa hoàn toàn bởi 300 ml dung dịch NaOH 1M.
a) Xác định công thức hai axit.
b) Tính % khối lượng mỗi axit trong hỗn hợ
Câu 22: Chia 9,92 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit propionic và axit axetic làm hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom.
- Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 70ml dung dịch NaOH 1M.
a) Viết PTHH của các pư xảy ra.
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp X.