Đề kiểm tra HK1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 188495

    Biến đổi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

    • A.thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
    • B.nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
    • C.các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
    • D.nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 188496

    Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kì 

    • A.2011-2012.
    • B.2007-2008
    • C.2010-2011.
    • D.2008-2009.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 188497

    Phong trào cách mạng 1930-1931 lên đến đỉnh cao ở hai tỉnh nào?

    • A.Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
    • B.Thanh Hóa, Nghệ An.
    • C.Nghệ An, Hà Tĩnh.
    • D.Hà Tĩnh, Quảng Bình.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 188498

    Năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập?

    • A.Inđônêxia, Việt Nam, Malaixia.
    • B.Campuchia, Malaixia, Brunây.
    • C.Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
    • D.Miến Điện, Philippin, Việt Nam.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 188499

    Sự ra đời của học thuyết nào đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản ?

    • A.Học thuyết Miyadaoa.
    • B.Học thuyết Hasimôtô.
    • C.Học thuyết Phucưđa. 
    • D.Học thuyết Kaiphu.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 188500

    Năm 1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canađa kí kết văn bản

    • A.Hiệp định Bon.
    • B.Hiệp định SALT-1.
    • C.Hiệp định Béc lin.
    • D.Định ước Henxinki.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 188501

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của những yếu tố nào? 

    • A.Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào yêu nước.
    • B.Phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
    • C.Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân.
    • D.Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 188502

    Đâu không phải là một trong những quốc gia sáng lập ra tổ chức ASEAN?

    • A.Xingapo.
    • B.Malaixia.
    • C.Brunây.
    • D.Thái Lan.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 188503

    Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là 

    • A.công nhân.
    • B.tiểu tư sản trí thức.
    • C.nông dân.
    • D.tư sản dân tộc.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 188504

    Ngày 4 – 4 – 1949 Mĩ và 11 nước phương Tây kí hiệp ước thành lập tổ chức quân sự nào?

    • A.SEATO.
    • B.CENTO.
    • C.ANZUS.
    • D.NATO.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 188505

    Tổ chức nào được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam? 

    • A.Tân Việt Cách mạng đảng.
    • B.Đông Dương Cộng sản đảng.
    • C.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
    • D.Cộng sản đoàn.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 188506

    Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành những tổ chức cộng sản nào trong năm 1929 ? 

    • A.Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng. 
    • B.Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
    • C.Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng.
    • D.An Nam Cộng sản đảng, Việt Nam Quốc dân đảng.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 188507

    Kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì vào giai đoạn nào? 

    • A.1952-1973.
    • B.1945-1973.
    • C.1950-1973.
    • D.1960-1973.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 188508

    Chính sách kinh tế nào không phải của chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh? 

    • A.Chia ruộng đất cho nông dân cày.
    • B.Bãi bỏ thuế thân.
    • C.Xóa nợ cho người nghèo.
    • D.Cải cách ruộng đất.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 188509

    Trụ sở của Liên Hợp quốc đặt tại thành phố

    • A.Niu Oóc.
    • B.Lốt Angiơlét.
    • C.Xan Phranxixcô.
    • D.Oasinhtơn.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 188510

    Trong đường lối cải cách của Trung Quốc (1978) lấy phát triển lĩnh vực nào làm trung tâm? 

    • A.Giáo dục.
    • B.Văn hóa.
    • C.Kinh tế.
    • D.Chính trị.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 188511

    Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian

    1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
    2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
    3. Liên Xô phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất.

    • A.(2),(1),(3)
    • B.(3),(2),(1)
    • C.(2),(3),(1)
    • D.(1),(2),(3)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 188512

    Đảng nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

    • A.Đảng Dân tộc.
    • B.Đảng Quốc đại.
    • C.Đảng Nhân dân.
    • D.Đảng Cộng sản.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 188513

    Sự kiện được coi là khởi đầu của Chiến tranh lạnh là 

    • A.sự ra đời của hai khối quân sự: NATO và Vacsava.
    • B.sự ra đời của Học thuyết Truman.
    • C.sự xuất hiện hai nước: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức.
    • D.sự ra đời của Kế hoạch Mác san.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 188514

    Trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

    • A.
    • B.Liên Xô
    • C.Nhật Bản.
    • D.Tây Âu.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 188515

    Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là 

    • A.xu thế toàn cầu hóa.
    • B.dẫn tới nhu cầu, đòi hỏi của con người ngày càng cao.
    • C.xuất hiện các loại dịch bệnh mới.
    • D.làm xuất hiện nhiều loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 188516

    Đến năm 2007, EU có bao nhiêu nước thành viên?

    • A.25
    • B.27
    • C.15
    • D.6
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 188517

    Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của Liên hợp quốc là 

    • A.Tòa án Quốc tế.
    • B.Hội đồng Kinh tế và Xã hội.
    • C.Đại hội đồng.
    • D.Hội đồng Bảo an.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 188518

    Hậu quả nặng nề do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp – Nhật đối với nước ta cuối năm 1944 – đầu năm 1945 là gì? 

    • A.Kinh tế lệ thuộc vào phát xít Nhật.
    • B.Có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.
    • C.Kinh tế lệ thuộc vào thực dân Pháp.
    • D.Nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 188519

    Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1930 là

    • A. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên.
    • B.sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
    • C.tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
    • D.khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 188520

    Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên? 

    • A.Thanh niên.
    • B.Nhân dân.
    • C.Búa liềm.
    • D.Đỏ.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 188521

    Từ năm 1945 đến năm 1954 kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương là 

    • A.Hà Lan. 
    • B.Pháp
    • C.Anh.
    • D.Mĩ.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 188522

    Yêu cầu số một của người nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai là 

    • A.được giảm sưu thuế.
    • B.ruộng đất.
    • C.độc lập dân tộc.
    • D.xóa nợ, hoãn nợ.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 188523

    Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được xác lập là trật tự 

    • A.đa cực.
    • B.hai cực Ianta.
    • C.đơn cực. 
    • D.Vécxai – Oasinhtơn.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 188524

    Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là 

    • A.đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày.
    • B.đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến.
    • C.đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
    • D.thực hiện đoàn kết quốc tế, thực hiện chuyên chính vô sản.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 188525

    Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia (vùng lãnh thổ) duy nhất ở Đông Bắc Á không bị chủ nghĩa thực dân nô dịch là 

    • A.Trung Quốc.
    • B.Triều Tiên.
    • C.Hàn Quốc.
    • D.Nhật Bản.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 188526

    Sự kiện nào là mốc chấm dứt ngọn cờ theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

    • A.Phong trào công nhân đồn điền Phú Riềng (2/1930).
    • B.Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
    • C.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930).
    • D.Phong trào Duy tân.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 188527

    Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào? 

    • A.Tháng 5 – 1930.
    • B.Tháng 10 – 1930.
    • C.Tháng 3- 1930.
    • D.Tháng 12 – 1930.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 188528

    Hiến pháp Liên Bang (12 – 1993) quy định thể chế chính trị nước Nga là

    • A.Quân chủ Lập hiến.
    • B.Cộng hòa Liên Bang.
    • C.Dân chủ Đại nghị.
    • D.Tổng thống Liên Bang.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 188529

    Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển 

    • A.từ những năm 50 của thế kỷ XX.
    • B.từ những năm 60 của thế kỷ XX.
    • C.từ những năm 40 của thế kỷ XX.
    • D.từ những năm 70 của thế kỷ XX.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 188530

    Tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô là 

    • A.Xtatin.
    • B.Putin.
    • C.Enxin.
    • D.Goócbachốp.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 188531

    Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của thực dân Âu – Mĩ, ngoại trừ 

    • A.Thái Lan. 
    • B.Đông Timo. 
    • C.Xingapo.
    • D.Philippin.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 188532

    Bốn “con rồng” kinh tế của châu Á gồm: 

    • A.Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan và Ma Cao.
    • B.Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan và Xingapo.
    • C.Hàn Quốc, Hồng Công, Xingapo và Thái Lan.
    • D.Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công và Xingapo.c
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 188533

    Sự kiện lịch sử nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn trưởng thành? 

    • A.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
    • B.Công nhân Ba Son bãi công.
    • C.Ba tổ chức cộng sản ra đời.
    • D.Thành lập Công hội.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 188534

    Ý nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp quốc? 

    • A.Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
    • B.Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
    • C.Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc.
    • D.Duy trì hòa bình an ninh thế giới.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?