Đề kiểm tra HK1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 188415

    Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?

    • A.Đảng Lập hiến.
    • B.Đảng Thanh niên.
    • C.Việt Nam nghĩa đoàn.
    • D.Việt Nam Quốc dân Đảng.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 188416

    Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5 – 1941), Nguyễn Ái Quốc đã xác định nhiệm vụ số 1 của cách mạng Việt Nam là gì?

    • A.Giải phóng dân tộc.
    • B.Cách mạng ruộng đất.
    • C.Thành lập mặt trận Việt Minh
    • D.Phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 188417

    Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật cao, gắn bó với nền sản xuất hiện đại, có mối quan hệ gắn bó với nông dân?

    • A.Tiểu tư sản. 
    • B.Địa chủ phong kiến
    • C.Công nhân.
    • D.Tư sản
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 188418

    Tham dự hội nghị Ianta (2/1945) có nguyên thủ các cường quốc

    • A.Mĩ, Anh, Pháp. 
    • B.Liên Xô, Mĩ, Anh.
    • C.Trung Quốc, Anh, Pháp
    • D.Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 188419

    Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) chủ trương thành lập mặt trận nào dưới đây?

    • A.Mặt trận Đồng Minh.
    • B.Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
    • C.Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh).
    • D.Mặt trận Liên Việt.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 188420

    Những giai cấp mới ra đời ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

    • A.địa chủ và tư sản dân tộc. 
    • B.công nhân và tư sản.
    • C.công nhân và tiểu tư sản. 
    • D.tư sản và tiểu tư sản.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 188421

    Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là

    • A.cục diện “Chiến tranh lạnh”.
    • B.sự hình thành các liên minh kinh tế.
    • C.xu thế toàn cầu hóa.
    • D.sự ra đời các khối quân sự đối lập.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 188422

    Tờ báo nào dưới đây do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút trong thời gian hoạt động ở nước ngoài?

    • A.Người cùng khổ.
    • B.Sự thật.
    • C.Nhân đạo.
    • D.Đời sống công nhân.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 188423

    Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là không đúng?

    • A.Đây là cuộc cách mạng diễn ra nhanh gọn, ít đổ máu, bằng phương pháp hòa bình.
    • B.Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
    • C.Đây là cuộc cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
    • D.Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 188424

    Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?

    • A.Gửi bản yêu sách 8 điểm đến hội nghị Véc xai (1919).
    • B.Lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa ri (1921)
    • C.Đọc bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin (7/1920)
    • D.Sáng lập Hội  Việt Nam Cách mạng Thanh niên ( 6/1925).
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 188425

    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Đồng minh nào vào Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật?

    • A.Quân Anh và Mĩ.  
    • B.Quân Anh và Trung Hoa dân quốc.
    • C.Quân Anh và Pháp.
    • D.Quân Mĩ và Trung Hoa dân quốc.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 188426

    Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936-1939 là

    • A.giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân.
    • B.đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
    • C.đánh đổ đế quốc để giành độc lập tự do.
    • D.đòi độc lập dân tộc và tự do dân chủ.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 188427

    Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào?

    • A.Thủ công nghiệp. 
    • B.Nông nghiệp.
    • C.Công nghiệp
    • D.Thương nghiệp
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 188428

    Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh được mệnh danh là

    • A."Lục địa bùng cháy".
    • B."Lục địa ngủ kĩ".
    • C. "Đại lục mới trỗi dậy".
    • D. "Lục địa mới trỗi dậy"
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 188429

    Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930) quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành

    • A.Đông Dương Cộng sản đảng. 
    • B.Đảng Lao động Việt Nam.
    • C.Đảng Dân chủ Việt Nam.
    • D.Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 188430

    Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) là

    • A.bù đăp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
    • B.đầu tư phát triên toàn diện nền kinh tế Đông Dương.
    • C.đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương.
    • D.hoàn thành việc bình định để thống trị Đông Dương.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 188431

    Hai tỉnh nào giành được chính quyền muộn nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 ?

    • A.Biên Hòa và Thủ Dầu Một
    • B.Gia Định và Hà Tiên
    • C.Đồng Nai Thượng và Hà Tiên
    • D.Mĩ Tho và Biên Hòa
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 188432

    Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cuộc

    • A.cách mạng công nghiệp.
    • B.cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại.
    • C.cách mạng thông tin.
    • D.cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ nhất.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 188433

    Đại biểu của tổ chức cộng sản nào dưới đây không tham dự Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930?

    • A.An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
    • B.Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
    • C.An Nam Cộng sản Đảng.
    • D.Đông Dương Cộng sản Đảng.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 188434

    Biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là

    • A.thực hiện lời kêu gọi cứu đói của Hồ Chí Minh.
    • B.thực hiện phong trào thi đua tăng gia sản xuất.
    • C.nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ lúa gạo.
    • D.tổ chức điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 188435

    Phương pháp đấu tranh được Đảng ta sử dụng trong giai đoạn 1936- 1939 là

    • A.đấu tranh chính trị, thỏa hiệp, nhượng bộ với thực dân Pháp.
    • B.đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến.
    • C.kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
    • D.đấu tranh chính trị kết hợp với khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 188436

    Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là

    • A.Đế quốc Anh.
    • B.Phát xít Nhật.
    • C.Trung Hoa Dân Quốc.
    • D.Thực dân Pháp.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 188437

    Năm 1929, những tổ chức cộng sản nào xuất hiện ở Việt Nam?

    • A.Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
    • B.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng.
    • C.Tân Việt Cách mạng đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng.
    • D.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 188439

    Vì sao Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

    • A.Nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp và Nhật.
    • B.Quân phiệt Nhật hoàn thành xâm lược và thống trị nhân dân Dông Dương.
    • C.Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai phát triển gay gắt.
    • D.Nước Pháp bị Đức chiếm đóng làm cho quân Pháp ở Đông Dương suy yếu.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 188441

    Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế nào?

    • A.Hòa hoãn, cạnh tranh và tránh mọi xung đột. 
    • B.Thỏa hiệp, nhân nhượng và kiềm chế đối đầu.
    • C.Tiếp xúc, thỏa hiệp và mở rộng liên kết.
    • D.Hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 188443

    Năm nước thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc gồm những quốc gia nào?

    • A.Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc
    • B.Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức
    • C.Liên Xô (Nga), Mĩ, Nhật, Pháp, Trung Quốc
    • D.Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Đức, Trung Quốc
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 188445

    Bản chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) của Ban  Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là

    • A.thực dân Pháp và tay sai.
    • B.thực dân Pháp.
    • C.phát xít Nhật.
    • D.phát xít Nhật và thực dân Pháp.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 188447

    Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

    • A.tài chính.
    • B.giặc dốt.
    • C.nạn đói.
    • D.giặc ngoại xâm.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 188450

    Hiệp ước Bali (1976) được kí kết tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của tổ chức ASEAN là tên viết tắt của

    • A.hiệp ước thân thiện và hợp tác.
    • B.hiệp ước bình đẳng và thân thiện.
    • C. hiệp ước hòa bình và hợp tác.
    • D.hiệp ước hợp tác phát triển.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 188452

    Đâu không phải là lí do để các nước Đông Nam Á thành lập ra tổ chức ASEAN?

    • A.Muốn hợp tác để phát triển.
    • B.Sự xuất hiện và hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết khu vực đã cổ vũ các Đông Nam Á.
    • C.Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
    • D.Muốn thành lập một liên minh quân sự để chống lại ảnh hưởng của các nước lớn.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 188454

    Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là

    • A.không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu.
    • B.chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc.
    • C.chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á.
    • D.tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 188456

    Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm 1936 khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là

    • A.chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình. 
    • B.chống phát xít và chống chiến tranh
    • C.chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.
    • D.chống đế quốc và chống phong kiến.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 188458

    Tháng 12-1989, những người đứng đầu hai nước Mĩ và Liên Xô chính thức cùng tuyên bố

    • A.chấm dứt Chiến tranh lạnh. 
    • B.không phổ biến vũ khí hạt nhân.
    • C.bình thường hóa quan hệ.
    • D.cắt giảm vũ khí chiến lược.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 188460

    Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau tháng Tám-1945 ở nước ta là

    • A.hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển.
    • B.nhân dân sẵn sàng bảo vệ thành quả cách mạng.
    • C.nhân dân ta đã giành được chính quyền, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ.
    • D.phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở các nước thuộc địa phụ thuộc.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 188462

    Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là gì?

    • A.Các quyền dân chủ
    • B.Ruộng đất
    • C.Độc lập dân tộc
    • D.Hòa bình
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 188464

    Tổ chức nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A.Đảng Quốc dân.
    • B.Đảng Quốc đại.
    • C.Đảng Dân tộc.
    • D.Đảng Dân chủ.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 188466

    Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc“Chiến  tranh lạnh”?

    • A.Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ.
    • B.Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan.
    • C.Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven.
    • D.Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 188468

    Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là

    • A.Tổng bộ đặt tại Nam Kì (Việt Nam). 
    • B.Tổng bộ đặt tại Quảng Châu (Trung Quốc).
    • C.Tổng bộ đặt tại Bắc Kì (Việt Nam).
    • D.Kì bộ đặt tại Bắc Kì (Việt Nam).
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 188470

    Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào

    • A.chỉ có tính dân chủ.
    • B.có tính chất dân tộc.
    • C.không mang tính cách mạng.
    • D.không mang tính dân tộc.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 188472

    Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương

    • A.đấu tranh vũ trang chống quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp.
    • B.hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc.
    • C.hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và kháng chiến chống Pháp.
    • D.đấu tranh vũ trang với quân Trung Hoa Dân quốc và hòa với Pháp.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?