Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 102040
Hội quốc liên ra đời nhằm mục đích
- A.Khống chế sự lũng đoạn của các công ty độc quyền xuyên quốc gia.
- B.Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.
- C.Giải quyết tranh chấp quốc tế.
- D.Duy trì một trật tự thế giới mới.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 102041
Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ), mang tính chất
- A.chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
- B.phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
- C.chính nghĩa về các nước thuộc địa.
- D.phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 102042
Lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc là?
- A.Hồng Tú Toàn.
- B.Lương Khải Siêu.
- C.Khang Hữu Vi.
- D.Tôn Trung Sơn.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 102043
Nhân tố nào được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?
- A.Kinh tế.
- B.Giáo dục.
- C.Chính trị.
- D.Quân sự.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 102044
Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
- A.Mã lai.
- B.Bru nây.
- C.Xiêm.
- D.Miến Điện.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 102045
Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là ?
- A.Cuộc khủng hoảng thừa và trầm trọng nhất.
- B.Cuộc khủng hoảng thiếu và trầm trọng nhất.
- C.Cuộc khủng hoảng thiếu.
- D.Cuộc khủng hoảng ngắn nhất trong lịch sử.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 102046
Nội dung chính của học thuyết Mơn-rô (Mĩ) đối với Mĩ latinh là
- A.“Cái gậy lớn”.
- B.“Châu Mĩ của người Mĩ”.
- C.“Châu Mĩ của người châu Mĩ”.
- D.“Người Mĩ thống trị châu Mĩ”.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 102047
Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?
- A.Quân chủ lập hiến.
- B.Liên bang.
- C.Cộng hòa.
- D.Quân chủ chuyên chế.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 102048
Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là?
- A.Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- B.Cách mạng văn hóa.
- C.Cách mạng vô sản.
- D.Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 102049
Đến giữa TK XIX, Ấn Độ là thuộc địa của Đế quốc nào?
- A.Mĩ.
- B.Nhật.
- C.Nga.
- D.Anh.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 102050
Vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành thuộc địa của đế quốc nào?
- A.Pháp.
- B.Đức.
- C.Anh.
- D.Mĩ.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 102051
Người khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là?
- A.Từ Hy Thái hậu và Khang Hữu Vi.
- B.Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.
- C.Hồng Tú Toàn và Lương Khải Siêu.
- D.Vua Quang Tự.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 102052
Ý nào sau đây không đúng khi nói đến tình hình đất nước Ấn Độ từ đầu TK XVII?
- A.Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến.
- B.phong trào nông dân diễn ra mạnh mẽ.
- C.chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- D.Đất nước ổn định, phát triển.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 102053
Người đứng đầu tổ chức Đảng Quốc xã ở Đức là
- A.Erich von Manstein
- B.Hin-đen-bua
- C.Erwin Rommel
- D.Hít-le
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 102054
Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
- A.Chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.
- B.Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
- C.Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
- D.Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 102055
Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:
1. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
2. Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn
3. Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc
4. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ
- A.1,2,4,3.
- B.2,3,4,1.
- C.1,2,3,4.
- D.2,3,4,1.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 102056
Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau là
- A.Liên minh và Hiệp ước.
- B.Hiệp ước và Đồng minh.
- C.Phát xít và Liên minh.
- D.Hiệp ước và Phát xít.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 102057
Đế quốc nào sau đây không xâu xé Trung Quốc cuối TK XIX?
- A.Pháp.
- B.Nga.
- C.Mĩ.
- D.Đức.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 102058
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) diễn ra đầu tiên ở nước nào ?
- A.Pháp.
- B.Mĩ.
- C.Anh.
- D.Đức.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 102059
Thơ Dâng là tác phẩm văn học của quốc gia nào?
- A.Nhật Bản.
- B.Trung Quốc.
- C.Ấn Độ.
- D.Hàn Quốc.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 102060
La-phông-ten là nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển nước nào ?
- A.Đức.
- B.Anh.
- C.Pháp.
- D.Nga.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 102061
Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là?
- A.Quân đội cũ nổi dậy chống phá.
- B.Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
- C.Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
- D.Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 102062
Nguyên nhân chính nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX?
- A.buôn bán nô lệ da đen.
- B.sự bóc lột của giai cấp tư sản.
- C.sự cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân.
- D.sự bất bình đẳng trong xã hội.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 102063
Hội quốc Liên gồm bao nhiêu nước thành viên:
- A.45 nước.
- B.43 nước.
- C.42 nước.
- D.44 nước.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 102064
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
- A.Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
- B.Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
- C.Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
- D.Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 102065
Nguyên nhân chung dẫn đến Nhật Bản và Xiêm thoát khỏi số phận một nước thuộc địa là
- A.có đồng minh hậu thuẫn.
- B.cải cách, duy tân đất nước.
- C.cử người học tập nước ngoài.
- D.duy trì chế độ phong kiến.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 102066
Giữa TK XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại chế độ xã hội nào?
- A.Xã hội chủ nghĩa.
- B.Tư bản.
- C.Chiếm hữu nô lệ.
- D.Phong kiến.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 102067
Những nước giành được nhiều thành quả và quyền lợi nhất trong hội nghị Véc-Xai là ?
- A.Tây Ban Nha, Nhật Bản.
- B.Pháp, Đức, Nga.
- C.Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản.
- D.Mĩ, Anh, Đức,Ý.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 102068
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực
- A.Công nghiệp.
- B.Tài chính, ngân hàng.
- C.Thương mại, dịch vụ
- D.Nông nghiệp.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 102069
Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là?
- A."Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ".
- B."Những người khốn khổ".
- C."Chiến tranh và hòa bình".
- D."Những người I-nô-xăng đi du lịch".
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 102070
Tổng thống nào của Mỹ thực hiện “Chính sách mới” để giải quyết khủng hoảng 1929- 1933?
- A.Tơ-ru-man.
- B.Ai- xen-hao.
- C.Ken-nơ-đi.
- D.Ru- dơ-ven.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 102071
Ai là vị lãnh tụ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
- A.Cácmac.
- B.Xtalin.
- C.Lênin.
- D.Anghen.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 102072
Ngành công nghiệp được chú trọng ở Đức thời kì 1933 – 1939 là?
- A.công nghiệp quân sự.
- B.công nghiệp đường sắt, đóng tàu
- C.công nghiệp nhẹ
- D.công nghiệp nặng.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 102073
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 -1918 ) do?
- A.mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa.
- B.Thái tử Áo - Hung bị ám sát.
- C.sự hiếu chiến của đế quốc Đức.
- D.chính sách trung lập của Mĩ.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 102074
Hậu nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là ?
- A.Hàng chục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
- B.Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới thứ 2.
- C.Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.
- D.Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 102075
Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp nào?
- A.Nông dân.
- B.Địa chủ.
- C.Công nhân.
- D.Tư sản.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 102076
«NEP » là cụm từ viết tắt của
- A.Chính sách cộng sản thời chiến.
- B.Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- C.Kế hoạch 5 năm của Liên Xô từ 1925 đến 1941.
- D.Chính sách kinh tế mới.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 102077
Cuối thế kỉ XIX đầu XX, trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất vì:
- A.có tiềm lực kinh tế và quân sự.
- B.có tiềm lực kinh tế và nhiều thuộc địa.
- C.có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa.
- D.có tiềm lực quân sự và ít thuộc địa nhất châu Âu.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 102078
Cuộc khởi nghĩa nông dân nào lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?
- A.Khởi nghĩa Vũ Xương.
- B.Khởi nghĩa Thiên An môn.
- C.Thái Bình Thiên quốc.
- D.Nghĩa Hòa đoàn.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 102079
Chủ trương, biện pháp của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu (1885 – 1905)?
- A.Cải cách.
- B.Ôn hòa.
- C.Cực đoan.
- D.Bạo lực.
Thảo luận về Bài viết