Đề kiểm tra HK1 môn Địa lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 18173

    Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh?

    • A.Phong tục tập quán và tâm lý xã hội.
    • B.Chính sách phát triển dân số.
    • C.Trình độ phát triển kinh tế- xã hội.
    • D.Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt…)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 18175

    Đất pốt-zôn ở vùng ôn đới lạnh ẩm thường đi kèm với quần thể thực vật là

    • A.rừng lá rộng ôn đới.
    • B.rừng lá kim (taiga).
    • C.đồng cỏ núi cao.
    • D.rừng hỗn giao.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 18177

    Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới trên Trái Đất là?

    • A.Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời trong năm.
    • B.Sự thay đổi mùa trong năm.
    • C.Sự thay đổi bức xạ mặt trời theo vĩ độ.
    • D.Sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 18179

    Tuổi thọ trung bình của dân số một nước là

    • A.số năm mà một người dân có thể sống được và được xem là sống lâu ơ một nước.
    • B.số năm tối thiểu mà người dân một nước có thể sống được.
    • C.số năm bình quân của một người dân sinh ra có thể sống được trong nước đó.
    • D.số năm tối đa mà người dân một nước có thể sống được.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 18181

    Những vùng có khí hậu khô nóng (các vùng sa mạc và bán sa mạc) có quá trình phong hóa lí học diễn ra mạnh chủ yếu do

    • A.chênh lệch nhiệt độ trong ngày, trong năm lớn.
    • B.khô hạn.
    • C.có nhiều cát.
    • D.có gió mạnh.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 18183

    Nhiệm vụ của ngành nông nghiệp là

    • A.cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
    • B.phục vụ nhu cầu ăn, mặc cho con người.
    • C.khai thác tài nguyên đất đai, khí hậu để sản xuất nhiều sản phẩm cho con người.
    • D.cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp hàng xuất khẩu.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 18185

    Bồi tụ được hiểu là quá trình

    • A.tích tụ các vật liệu phá hủy.
    • B.nén ép các vật liệu dưới tác dụng của hiện tượng uốn nếp.
    • C.tích tụ các vật liệu trong lòng đất.
    • D.tạo ra các mỏ khoáng sản.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 18187

    Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20o lớn hơn ở Xích đạo là do

    • A.góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20o lớn hơn ở Xích đạo.
    • B.bề mặt Trái Đất ở vĩ độ 20trơ trụi và ít đại dương hơn bề mặt Trái Đất ở Xích đạo.
    • C.tầng khí quyển ở vĩ độ 20o mỏng hơn tầng khí quyển ở Xích đạo.
    • D.không khí ở vĩ độ 20trơ trụi và ít đại dương hơn bề mặt Trái Đất ở Xích đạo.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 18189

    Cho biểu đồ sau: Tỉ suât sinh thô thời kì 1950- 2005

    Nhận định nào sau đây chưa chính xác về tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950- 2005?

    • A.Tỉ suất tử thô của các nước đang phát triển giảm nhanh hơn mức trung bình của các nước phát triển.
    • B.Tỉ suất tử thô của các nước đang triển thấp hơn so với các nước đang phát triển phát triển.
    • C.Tỉ suất tử thô của thế giới có xu hướng giảm dần.
    • D.Giai đoạn 2004- 2005 tỉ suất tử thô của các nước đang phát triển cao hơn mức trinh bình của các nước phát triển.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 18191

    Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

    • A.Các khối khí có sự phân bố theo vĩ độ tương đối rõ.
    • B.Mỗi bán cầu trên Trái Đất có 4 khối khí chính.
    • C.Các khối khí được chia làm các kiểu lục địa và hải dương là dựa vào các đặc tính về nhiệt độ của nó
    • D.Khối khí xích đạo chỉ có kiểu hải dương do tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo rất ít.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 18193

    Yếu tố nào sau đây quyết định tính thời vụ trong nông nghiệp?

    • A.Đất đai.
    • B.Thời tiết, khí hậu.
    • C.Nguồn nước. 
    • D.Địa hình.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 18195

    Độ cao của địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa thể hiện qua đặc điểm?

    • A.Càng lên cao lượng mưa càng tăng.
    • B.Trong một giới hạn độ cao nhất định, lượng mưa tăng theo độ cao địa hình.
    • C.Càng lên cao lượng mưa càng giảm.
    • D.Trên đỉnh núi thường mưa nhiều hơn so với sườn núi và chân núi.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 18197

    Ngoại lực sinh ra do

    • A.năng lượng của bức xạ Mặt trời.
    • B.sự vận chuyển của vật chất.
    • C.tác động của gió.
    • D.tác động của nước.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 18198

    Ở chân núi, nhiêt độ trung bình là 32,8oC. Lên đến độ cao 1800m, nhiệt độ trung bình là

    • A.22oC.
    • B.25oC
    • C.29,8oC.
    • D.32,2oC.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 18200

    Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các quá trình

    • A.Phong hóa, bóc mòn. 
    • B.Vận chuyển, bồi tụ.
    • C.Ý A và B đúng.
    • D.Vận chuyển, phong hóa.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 18203

    Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP theo ngành năm 2004.

    (Đơn vị %)

    Khu vực

    Năm 2004

     

    Nông – lâm- ngư nghiệp

    Công nghiệp- xây dựng

    Dịch vụ

    Các nước phát triển

    2

    27

    71

    Các nước đang phát triển

    25

    32

    43

     

    Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu ngành trong GDP của các nhóm nước là

    • A.Biểu đồ miền.
    • B.Biểu đồ cột nhóm (ghép).
    • C.Biểu đồ đường.
    • D.Biểu đồ tròn.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 18205

    Trong tháp dân số trục tung thường dùng để biểu hiện dân số theo

    • A.cả độ tuổi và giới tính. 
    • B.giới tính.
    • C.một kết cấu bất kì.
    • D.độ tuổi.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 18207

    Nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là

    • A.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
    • B.Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời và trục nghiêng không đổi.
    • C.Trục Trái Đất nghiêng không đổi.
    • D.Trái Đất tự quay quanh trục.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 18208

    Cho bảng số liệu: Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của một số quốc gia năm 2014

    (Đơn vị: %)

    Tên nước

    Chia ra

    Khu vực I

    Khu vực II

    Khu vực III

    Pháp

    3,8

    21,3

    74,9

    Mê-hi-cô

    14,0

    23,6

    62,4

    Việt Nam

    46,7

    21,2

    32,1

    Nhìn vào cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của các nước trên ta có thể biết

    • A.Mê-hi-cô là nước phát triển.
    • B.Pháp là nước phát triển.
    • C.Việt Nam là nước phát triển.
    • D.Pháp và Việt Nam đều là nước phát triển.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 18210

    Theo cách phân loại của A-li- xốp, số lượng các đới khí hậu trên Trái Đất là

    • A.4 đới.
    • B.5 đới.
    • C.6 đới.
    • D.7 đới.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 18212

    Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số già?

    • A.Tỉ lệ số dân dưới 15 tuổi thấp và tiếp tục giảm.
    • B.Tỉ lệ phụ thuộc ít.
    • C.Thiếu lao động, nguy cơ suy giảm dân số.
    • D.Nhu cầu về giáo dục, sức khỏe sinh sản vị thành niên lớn.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 18214

    Thủy triều lớn nhất khi nào?

    • A.Trăng khuyết.
    • B.Trăng tròn hoặc không trăng.
    • C.Trăng tròn.
    • D.Không trăng.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 18216

    Các đồng bằng châu thổ được hình thành chủ yếu do tác dụng bồi tụ vật liệu của

    • A.sóng biển.
    • B.rừng ngập mặn.
    • C.sông.
    • D.thủy triều.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 18218

    Thành phần của mỗi thiên hà bao gồm

    • A.các thiên thể, khí bụi và bức xạ điện từ.
    • B.các ngôi sao, hành tinh, các vệ tinh, sao chổi.
    • C.các thiên thể, khí, bụi.
    • D.các hành tinh và các vệ tinh của nó.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 18220

    Trên bản đồ kinh tế- xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là

    • A.biên giới, đường giao thông.
    • B.các nhà máy và sự trao đổi hàng hóa.
    • C.các nhà máy, đường giao thông.
    • D.các luồng di dân, các luồng vận tải.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 18222

    Theo quy ước, kí hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí như thế nào trên bản đồ?

    • A.Đặt phía dưới vị trí của đối tượng địa lí.
    • B.Đặt bên trái vị trí của đối tượng địa lí.
    • C.Đặt vào đúng vị trí của đối tượng địa lí.
    • D.Đặt bên phải vị trí của đối tượng địa lí.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 18224

    Khi phân chia nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, người ta thường dựa vào?

    • A.Đặc điểm.
    • B.Nguồn gốc.
    • C.Phạm vi lãnh thổ.
    • D.Vai trò.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 18226

    Qũy đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời có dạng

    • A.vuông.
    • B.ê- líp.
    • C.không xác định.
    • D.tròn.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 18228

    Cho Bảng số liệu: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở Bán cầu Bắc

    Vĩ độ

    Nhiệt độ trung bình năm (oC)

    Biên độ nhiệt độ năm (oC)

    0o

    24,5

    1,8

    20o

    25,0

    7,4

    30o

    20,4

    13,3

    40o

    14,0

    17,7

    50o

    5,4

    23,8

    60o

    -0,6

    29,0

    70o

    -10,4

    32,2

    Nhận xét nào sau đây đúng nhất với bảng số liệu trên?

    • A.Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt độ năm càng nhỏ.
    • B.Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm càng tăng, biên độ nhiệt độ năm càng lớn.
    • C.Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm càng tăng, biên độ nhiệt độ năm càng nhỏ.
    • D.Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt độ năm càng lớn.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 18230

    Cho bảng số liệu: Sản lượng lương thực của thế giới trong 3 năm 1980, 1990 và 2000

    ( Đơn vị: triệu tấn)

    Năm

    1980

    1990

    2000

    Tổng số

    1561

    1950

    2060

    Lúa mì

    446,6

    592,4

    582,2

    Lúa gạo

    397,6

    511,0

    592,8

    Ngô

    394,1

    480,7

    596,4

    Các loại khác

    324,7

    365,9

    288,6

    Để so sánh sản lượng lương thực của thế giới qua các năm trên, biểu đồ thích hợp nhất là

    • A.Biểu đồ đường.
    • B.Biểu đồ cột.
    • C.Biểu đồ tròn.
    • D.Biểu đồ miền.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 18232

    Khi gió khô xuống núi, núi ở độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió là 19oC thì khi xuống đến độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là

    • A.35oC. 
    • B.30oC. 
    • C.32oC.
    • D.37oC.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 18234

    Cho bảng số liệu:

    Diện tích và dân số các châu lục trên thế giới  năm 2001

    Châu lục

    Diện tích (triệu km2)

    Dân số (triệu người)

    Thế giới

    135,6

    6237

    Châu Á

    44,3

    3720

    Châu Âu

    10,5

    727

    Châu Mỹ

    42

    841

    Châu Phi

    30,3

    818

    Châu đại dương

    8,5

    31,0

    Mật độ dân số trung bình của thế giới, Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu đại dương năm 2001 lần lượt là (đơn vị: người/km2)

    • A.47;86;71;22;29;6.
    • B.46;85;70;21;28;5.
    • C.46;84;69;20;27;4.
    • D.48;87;72;23;30;7.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 18236

    Xếp theo thứ tự giảm dần về chiều dày của các lớp trong cấu trúc của Trái Đất ta sẽ có

    • A.Lớp Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất. 
    • B.Nhân Trái Đất, lớp Manti, vỏ Trái Đất.
    • C.Nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất, lớp Manti.
    • D.Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 18238

    Cho biểu đồ sau:

    Nhận định đúng nhất với biểu đồ trên là?

    • A.Số lượng đàn bò và đàn lợn tăng không liên tục, đàn lợn tăng nhanh hơn đàn bò.
    • B.Số lượng đàn bò và đàn lợn tăng liên tục, đàn bò tăng nhanh hơn đàn lợn.
    • C.Số lượng đàn bò tăng, số lượng đàn lợn giảm, đàn lợn tăng nhanh hơn đàn bò.
    • D.Số lượng đàn bò và đàn lợn tăng liên tục, đàn lợn tăng nhanh hơn đàn bò.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 18240

    Hướng thổi thường xuyên của gió Tây ôn đới ở 2 bán cầu là

    • A.Tây Nam ở bán cầu Bắc, Tây Bắc ở bán cầu Nam.
    • B.Tây bắc ở bán cầu Bắc, Tây Nam ở bán cầu Nam.
    • C.Tây Nam ở cả 2 bán cầu.
    • D.Tây Bắc ở cả 2 bán cầu.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 18242

    Một trận đấu bóng đá diễn ra tại London (Anh) (múi giờ 0) vào lúc 9h, ngày 26 tháng 03 năm 2017, được tường thuật trực tiếp và phát sóng trên toàn cầu. Hỏi lúc đó ở Hà Nội (múi giờ 7) được xem trực tiếp lúc mấy giờ và vào thời gian nào?

    • A.16h, ngày 25/03/2017. 
    • B.16h, ngày 27/03/2017.
    • C.16h, ngày 26/03/2017.
    • D.7h, ngày 26/03/2017.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 18244

    Thổ nhưỡng là

    • A.lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa.
    • B.nơi con người sinh sống.
    • C.lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
    • D.lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, nơi con người sinh sống.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 18246

    Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ

    • A.giảm do không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô.
    • B.tăng do không khí chứa nhiều hơi nước nặng hơn không khí khô.
    • C.tăng do không khí chưa nhiều hơi nước nặng hơn không khí khô.
    • D.tăng do mật độ phân tử trong không khí tăng lên.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 18248

    Địa hào, địa lũy là kết quả của vận động

    • A.theo phương nằm ngang ở vùng đá cứng.
    • B.theo phương thẳng đứng ở vùng đá cứng.
    • C.theo phương thẳng đứng.
    • D.theo phương nằm ngang.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 18249

    Không khí hai bên của Frông có sự khác biệt cơ bản về

    • A.tính chất vật lí.
    • B.thành phần không khí. 
    • C.tốc độ di chuyển.
    • D.độ dày.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?