Đề kiểm tra gữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 93151

    Chọn câu phát biểu không đúng:

    • A.Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch.
    • B.Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch FeCl3 thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
    • C.Nhiệt phân muối nitrat của kim loại luôn thu được kim loại và khí oxi.
    • D.Cho dd NaOH vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa màu xanh.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 93152

    Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau :

    N2(+ H2, xt: Ni) → NH3 (+ O2)  →  (A)(+ O2) →  (B) → HNO3

    • A.(A) là NO, (B) là N2O5    
    • B.(A) là NO, (B) là NO2
    • C.(A) là N2, (B) là N2O5      
    • D.(A) là N2, (B) là NO2
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 93153

    Cho các phản ứng hóa học sau:

    (1) (NH4)2SO4 + BaCl2→                                          

    (2) CuSO4 + Ba(NO3)2

    (3) Na2SO4 + BaCl2→                                                

    (4) H2SO4 + BaSO3

    (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2→                                     

    (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2

    Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:

    • A.(1), (2), (3), (6).   
    • B.(1), (3), (5), (6). 
    • C.(2), (3), (4), (6).  
    • D.(3), (4), (5), (6).
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 93154

    Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li xảy ra khi:

    • A.Tạo thành chất điện li yếu.   
    • B.Có ít nhất một trong ba điều kiện trên
    • C.Tạo thành chất khí.   
    • D.Tạo thành chất kết tủa.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 93155

    Khối lượng kết tủa thu được khi trộn 10ml dung dịch Na2SO4 1M và 10 ml dung dịch BaCl2 1M là:

    • A.1,79 gam    
    • B.2,33 gam    
    • C.3,94 gam      
    • D.4,39 gam
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 93156

    Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, trong bột nở thường dùng muối nào sau đây?

    • A.(NH4)2SO4.    
    • B.CaCO3.     
    • C.NH4NO2.     
    • D.NH4HCO3.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 93157

    Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?

    • A.AgNO3.    
    • B.Mg(NO3)2.      
    • C.KNO3.           
    • D.NH4NO3.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 93158

    Cho 40 ml dd HCl 0,75M vào 160 ml  Ba(OH)2 0,1M. pH dung dịch thu được là:

    • A.2,5.   
    • B.0,96       
    • C.12.  
    • D.1.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 93159

    Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm:

    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3?

    • A.Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
    • B.HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
    • C.HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.
    • D.HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (830C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 93160

    Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Giá trị của m là

    • A.1,080.  
    • B.4,185.    
    • C.5,400.     
    • D.2,160
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 93161

    Trong phòng thí nghiệm, khí oxi có thể thu được bằng cách nhiệt phân KNO3. Đem nhiệt phân hoàn toàn 15,15 gam KNO3 thu được bao nhiêu lít khí O2 (đktc)?

    • A.1,86 lit   
    • B.3,36 lit    
    • C.2,24 lit        
    • D.1,68 lit
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 93162

    Tiến hành các thí nghiệm sau:

    (1) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.                 

    (2) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.                       

    (3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl.  

    (4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3

    (5) Sục khí CO2 tới dư vào dd Ca(OH)2.     

    (6) Sục khí H2S tới dư vào dd Pb(NO3)2

    Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

    • A.3
    • B.5
    • C.4
    • D.2
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 93163

    Chọn câu đúng

    • A.Giá trị pH tăng thì độ bazơ giảm  
    • B.Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá xanh
    • C.Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.     
    • D.Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 93164

    Cho dd NaOH dư vào 300 ml dd NH4Cl 1,00 M, đun nóng nhẹ.Thể tích khí (đktc) thu được là:

    • A.13,44 lít.   
    • B.6,72 lít. 
    • C.26,88 lít    
    • D.3,36 lít.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 93165

    Phát biểu nào sau đây là không đúng?

    • A.Đốt cháy NH3 ­trong không khí (xúc tác Pt) tạo khí không màu hóa nâu ngoài không khí.
    • B.NH3 cháy trong oxi tỏa nhiều nhiệt nên được sử dụng là nhiên liệu tên lửa.
    • C.Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NH3 thấy dung dịch chuyển sang màu hồng
    • D.Cho dung dịch NH3 từ từ vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong NH3.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 93166

    Hòa tan các chất sau: KOH, C2H5OH, C12H22O11, NaCl  vào nước để thu được các dung dịch riêng rẽ. Trong các dung dịch thu được, có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?

    • A.2
    • B.3
    • C.5
    • D.6
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 93167

    Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

    • A.HNO2    
    • B.HF   
    • C.Al2(SO4)3   
    • D.CH3COOH
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 93168

    Phương trình phản ứng nào dưới đây có phương trình ion rút gọn là: H+  +  OH-  → H2O :

    • A.NH4Cl + NaOH→ NH+ H2O +  NaCl   
    • B.Mg(OH)+ 2HNO3→ Mg(NO3)2+ 2H2O
    • C.NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O   
    • D.Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO+  2H2O
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 93169

    Chất nào sau đây là muối trung hòa?

    • A.Fe2(SO4)3    
    • B.NaHCO3     
    • C.KHSO4 
    • D.NaH2PO4
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 93170

    Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?

    • A.Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.
    • B.KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3.
    • C.Pb(NO3­)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.   
    • D.Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 93171

    Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch, lượng muối clorua khan thu được là:

    • A.6,26 gam.   
    • B.2,66 gam.      
    • C.26,6 gam.  
    • D.22,6 gam.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 93172

    Cho 200 ml dd NaOH 0,1M vào 100 ml dd H­Cl 0,5M. Dung dịch thu được sau phản ứng làm:

    • A.Quỳ tím không đổi màu   
    • B.Phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng
    • C.Quỳ tím hóa xanh       
    • D.Quỳ tím hóa đỏ
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 93173

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Khi tác dụng với kim loại hoạt động, N2 thể hiện tính khử.
    • B.Sấm chớp trong các trận mưa dông có thể tạo ra khí N2O do N2 tác dụng với O2.
    • C.Nitơ không duy trì sự hô hấp do nitơ là khí độc.
    • D.Vì phân tử N2 có liên kết ba rất bền nên ở nhiệt độ thường N2 khá trơ về mặt hóa học.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 93174

    Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 0,1Mvào 1 lít dung dịch (NH4)2CO30,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch giảm là

    • A.2,31 gam.    
    • B.1,97 gam.     
    • C.2,14 gam.      
    • D.0,17 gam.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 93175

    Dẫn khí  NH3 vào nước thu được dung dịch có tính:

    • A.Bazo   
    • B.Axit        
    • C.Lưỡng tính     
    • D.Trung tính
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 93176

    Cho 1,86 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 560 ml lít khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất) bay ra. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dung dịch là

    • A.40,5 gam.    
    • B.14,62 gam.   
    • C.24,16 gam.
    • D.14,26 gam.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 93177

    Dung dịch X gồm 0,1 mol K+, 0,2 mol Mg2+, 0,1 mol Na+, 0,2 mol Cl và a mol Y2–. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y2– và giá trị của m là

    • A.SO42– và 56,5.     
    • B.CO32– và 42,1. 
    • C.CO32– và 30,1. 
    • D.SO42– và 37,3.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 93178

    Cho dãy các chất:  (NH4)2CO3, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

    • A.5
    • B.4
    • C.3
    • D.2
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 93179

    Cho các dd có cùng nồng độ mol: HNO3; CH3COOH; NaCl; NaOH. Dãy gồm các chất trên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ pH là

    • A.HNO3; CH3COOH; NaCl; NaOH.   
    • B.HNO3, CH3COOH; NaOH; NaCl.
    • C.HNO3; NaCl; CH3COOH; NaOH.  
    • D.NaOH; NaCl; CH3COOH; HNO3
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 93180

    Có 4 dung dịch không màu: NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, Na2CO3 đựng trong 4 lọ mất nhãn riêng biệt. Dùng một dung dịch thuốc thử dưới đây để phân biệt 4 lọ trên

    • A.NaCl.      
    • B.NH3.   
    • C.NaNO3.     
    • D.Ba(OH)2.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 93181

    Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO­42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra 2 phần bằng nhau:

    + Phần I tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lit khí (đktc).

    + Phần II tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa.

    Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng

    • A.3,055g.      
    • B.6,11g.       
    • C.5,35g.    
    • D.9,165g.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 93182

    Axit HNO3 đặc, nguội không tác dụng với kim loại nào sau đây?

    • A.Fe  
    • B.Cu    
    • C.Ag    
    • D.Zn
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 93183

    Số oxi hóa của N được xếp theo thứ tự tăng dần như sau :

    • A.N2 , NO , NH3 , NO2- , NO3-      
    • B.NO , N2O , NH3 , NO3­- , N2
    • C.NH3 , N2 , NH4+ , NO , NO2   
    • D.NH3 , N2O , NO , NO2, NO3-
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 93184

    Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 là:

    • A.NaHCO3, Na2CO3, CO2, MgSO,  HCl     
    • B.Mg(NO3)2, HCl, BaCl2, NaHCO3, Na2CO3
    • C.NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2
    • D.Ba(NO3)2,  Mg(NO3)2, HCl,  CO2,  Na2CO3.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 93185

    Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít khí NO ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là

    • A.8,88 gam.      
    • B.13,32 gam.     
    • C.6,52 gam.     
    • D.13,92 gam.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 93186

    Hòa tan 32 g hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO31M (dư), thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là :

    • A.2,52g.  
    • B.1,88g.    
    • C.3,2g      
    • D.1,2g.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 93187

    Trong 1,5 lít dung dịch có hòa tan 0,3 mol NaCl. Nồng độ mol/l của [Na+];[Cl-] lần lượt là:

    • A.0,2M ; 0,2 M. 
    • B.0,1M ; 0,2M.    
    • C.0,1M ; 0,1M.   
    • D.0,3M ; 0,3M.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 93188

    Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3(dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng

    • A.0,12.    
    • B.0,14.         
    • C.0,16.  
    • D.0,18.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 93189

    Nung một lượng xác định muối Cu(NO3)2. Sau một thời gian dừng lại để nguội rồi đem cân thấy khối lượng giảm 54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị phân hủy là :

    • A.69 gam.   
    • B.87 gam.     
    • C.94 gam.     
    • D.141 gam.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 93190

    Cho V lít (đktc) hỗn hợp N2 và H2 có tỷ lệ mol 1:4 vào bình kín và đun nóng. Sau phản ứng được 1,5 mol NH3. Biết hiệu suất phản ứng là H = 25%. Giá trị của V là

    • A.42 lít     
    • B.268,8 lít    
    • C.336 lít 
    • D.448 lít

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?