Đề kiểm tra giữa kỳ 2 môn Hóa 10 năm 2019 - Trường THPT Phan Châu Trinh ( đề số 1)

Câu hỏi Trắc nghiệm (22 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 11842

    Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?

    • A.H2SO4
    • B.NaCl. 
    • C.KMnO4
    • D.HCl
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 11843

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.NaCl là nguyên liệu để điều chế nước Gia-ven. 
    • B.Nước Gia-ven dùng trong việc tinh chế dầu mỏ.
    • C.Clorua vôi là muối của canxi và gốc hipoclorit ClO .
    • D.Hầu hết các muối clorua ít tan trong nước.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 11844

    Công thức hóa học của clorua vôi là 

    • A.CaCl2
    • B.Ca(OCl)2
    • C.CaOCl2
    • D.Ca(OCl3)2.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 11845

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    • A.Phần lớn iot dùng để sản xuất dược phẩm. 
    • B.Iot tan ít trong ancol etylic tạo thành cồn iot. 
    • C.Khi đun nóng iot thăng hoa tạo thành hơi màu tím. 
    • D.Iot là chất rắn, dạng tinh thể màu đen tím
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 11846

    Dung dịch nào dưới đây dùng để khắc chữ lên thủy tinh?

    • A.HF. 
    • B.HNO3
    • C.HCl. 
    • D.H2SO4 đặc.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 11847

    Đơn chất halogen nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường và có hiện tượng thăng hoa?

    • A. Iot.
    • B.Brom. 
    • C.Clo. 
    • D.Flo.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 11848

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Clo là khí màu vàng lục, mùi xốc, nhẹ hơn không khí.
    • B.Trong tự nhiên, clo tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất. 
    • C.Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh. 
    • D.Khí clo oxi hóa kim loại sắt tạo muối sắt (II) clorua.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 11849

     Phản ứng của cặp chất nào sau đây không tạo ra đơn chất?

    • A.MnO2 và HCl đặc. 
    • B.Cl2 và NaOH loãng. 
    • C.Fe và HCl loãng. 
    • D.CaOCl2 + HCl đặc.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 11850

    Cho các chất sau: CuO, CaCO3, CaSO4, Ag, NaHCO3, NaHSO4. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là

    • A.3
    • B.4
    • C.5
    • D.6
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 11851

    Trong phản ứng nào sau đây, Br2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa?

    • A.H2 + Br2 → 2HBr. 
    • B.2Al + 3Br2 → 2AlBr3
    • C.Br2 + H2O ⇄ HBr + HBrO. 
    • D.Br2 + 2H2O + SO2 → 2HBr + H2SO4.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 11852

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Trong hợp chất OF2, số oxi hóa của F là +1;

    (b) Trong hợp chất, các halogen đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7;

    (c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng;

    (d) Hợp chất của brom được dùng nhiều trong công nghiệp dầu mỏ.

    Số phát biểu đúng là

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 11853

    Có các dung dịch mất nhãn sau: NaNO3, HCl, KCl, HNO3. Số dung dịch có thể phân biệt được nếu chỉ dùng quì tím và dung dịch AgNO3 là 

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 11854

    Kim loại nào sau đây khi tác dụng với axit HCl hoặc khí Cl2 tạo ra cùng một muối clorua?

    • A.Cu. 
    • B.Ag. 
    • C.Fe. 
    • D.Zn
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 11855

    Cho các cặp chất sau: H2 + F2, H2O + F2, H2O + Cl2, NaCl + AgNO3, Al + HCl. Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 11856

    Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Zn, Al với lượng vừa đủ 11,2 lít (đktc) khí Cl2 thu được 53,9 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

    • A. 89,40. 
    • B.8,94. 
    • C.36,15. 
    • D.18,40.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 11857

    Cho 3,2 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M thu được hai muối có tỉ lệ mol 1:1. Giá trị của V là

    • A. 50.
    • B.100.
    • C.150. 
    • D.200.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 11858

    Cho 16,2 gam khí HX (X là halogen) vào nước thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 37,6 gam kết tủa. X là

    • A. I. 
    • B.F. 
    • C.Cl. 
    • D.Br.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 11859

    Cho dung dịch chứa 6,8 gam AgNO3 vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaBr 0,1M và NaF 0,1M. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là

    • A. 2,54 gam. 
    • B.2,87 gam. 
    • C.3,76 gam. 
    • D.6,3 gam
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 11860

    Hòa tan hoàn toàn 3,88 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HCl vừa đủ thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 3,58 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 

    • A.28,70. 
    • B.43,05. 
    • C.21,525. 
    • D.86,10.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 11861

    Cho m gam hỗn hợp Y gồm Fe và Al tác dụng vừa đủ với Br2 thu được 16,6 gam muối. Mặt khác m gam Y tác dụng vừa đủ với I2 thu được 22,52 gam muối. Khối lượng của Al trong m gam Y là 

    • A.1,08 gam. 
    • B.1,12 gam. 
    • C.5,04 gam. 
    • D.2,24 gam.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 11862

    a) Viết phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa của Cl2 > Br2 > I2.

    b) Bằng phương pháp hóa học chứng minh trong NaCl có tạp chất là NaI? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra nếu có.

  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 11863

    Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Al phản ứng hoàn toàn với lượng dư oxi thu được 3,33 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan Y.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?