Đề kiểm tra giữa Học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019 trường THPT Lê Hồng Phong

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 8495

    Chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính 5cm. Tốc độ góc của nó không đổi, bằng 4,7rad/s. Tốc độ dài của chất điểm theo cm/s là

    • A.0,235  
    • B.4,7   
    • C.23,5          
    • D.0,94
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 8496

    Trong chuyển động thẳng đều, nếu gọi v là vận tốc, t là thời gian chuyển động thì công thức đường đi của vật là:

    • A.  \(s = {x_0} + \frac{1}{2}v{t^2}\)          
    • B. s = vt       
    • C. \(s = \frac{1}{2}v{t^2}\)              
    • D.s = x0 + vt
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 8497

    Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là :

    • A.v = 2m/s              
    • B. v = 5m/s           
    • C.v = 8,899m/s            
    • D.v = 10m/s
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 8498

    Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều:

    • A. x = x0 + v0t + a2t       
    • B. x = x0 + v0t2 + at3  
    • C.x = x0 + v0t + at2        
    • D.  x = x0 + v0t + at
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 8499

    Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều?

    • A. \(v + {v_0} = \sqrt {2as} \) .          
    • B.  \(v - {v_0} = \sqrt {2as} \) .           
    • C. \({v^2} + v_0^2 = 2as\)  .   
    • D.\({v^2} - v_0^2 = 2as\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 8500

    Đơn vị chuẩn của tốc độ góc :

    • A.s (giây)                
    • B.rad/s               
    • C.Hz                               
    • D.số vòng / giây
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 8501

    Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại đạt được là:

    • A.v02 = \(\frac{1}{2}\)gh        
    • B.v02 = gh      
    • C. v0 = 2gh            
    • D. v02 = 2gh
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 8502

    Chọn câu sai:Trong chuyển động tròn đều:

    • A.Độ lớn của véc tơ gia tốc của chất điểm luôn không đổi
    • B.Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn vuông góc với véc tơ vận tốc.
    • C.Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn hướng vào tâm.
    • D.Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn không đổi
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 8503

    Một bánh xe quay đều  vòng trong thời gian 2s. Chu kì quay của bánh xe là

    • A. 0,04s.                 
    • B.0,05s.         
    • C. 0,01s.             
    • D.0,02s.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 8504

    Chọn câu trả lời đúng.1 vật rơi tự do từ 1 độ cao nào đó,khi chạm đất nó có vận tốc là 30m/s; cho g=10m/s2.Thời gian vật rơi và độ cao lúc thả vật là:

    • A.3,5s và 52m.         
    • B.3s và 45m.       
    • C. 2s và 20m.           
    • D.4s và 80m.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 8505

    Nếu chọn 7giờ 30 phút làm gốc thời gian thì thời điểm 8 giờ 15phút có giá trị : 

    • A.1.25h              
    • B.-0.75h                   
    • C.0.75h               
    • D.8.25h
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 8506

    Chọn câu trả lời đúng: Một xe đạp chuyển động thẳng đều trên một quãng đường dài 12,1 km hết 0,5 giờ. Vận tốc của xe đạp là: 

    • A.7m/s                
    • B.400m/ phút         
    • C. 25,2km/h       
    • D.90,72m/s
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 8507

    Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là 

    • A. v = 14km/h      
    • B. v = 21km/h            
    • C.v = 9km/h             
    • D.v = 5km/h
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 8508

    Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 120km. Vận tốc của xe đi từ A là 40km/h, của xe đi từ B là 20km/h.Thời điểm mà 2 xe gặp nhau là 

    • A. t = 2h                
    • B.t = 8h                 
    • C.t = 4h            
    • D.t = 6h
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 8509

    Chọn câu đúng trong các câu sau: 

    • A.Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng đều. 
    • B.Gia tốc rơi tự do thay đổi theo độ cao và vĩ độ địa lý.
    • C.Trong chân không viên bi sắt rơi nhanh hơn viên bi ve có cùng kích thước. 
    • D.Vật càng nặng gia tốc rơi tự do càng lớn.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 8510

    Chọn câu trả lời sai: Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có: 

    • A.Vectơ vận tốc luôn tiếp tuyến với quỹ đạo ch/động, có độ lớn tăng theo hàm bậc nhất đối với thời gian. 
    • B.Quãng đường đi được của vật luôn tỉ lệ thuận với thời gian vật đi.
    • C.Vectơ gia tốc của vật có độ lớn là một hằng số và luôn hướng cùng phương, cùng chiều với chuyển động của vật. 
    • D.Quỹ đạo là đường thẳng
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 8511

    Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào 

    • A.Thời điểm ném.            
    • B.Khối lượng của vật.
    • C.Độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.              
    • D.Vận tốc ném.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 8512

    Chọn câu phát biểu đúng 

    • A.Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động. 
    • B.Nếu chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.
    • C.Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại. 
    • D.Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 8513

    Treo một vật có trọng lượng 6 N vào một lò xo thì lò xo giãn ra 10 mm, treo một vật có trọng lượng chưa biết vào lò xo thì nó giãn ra  15 mm. Trọng lượng của vật chưa biết là 

    • A.12 N.          
    • B.14 N.                    
    • C.10 N.              
    • D.9 N.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 8514

    Gia tốc trọng trường tại mặt đất là g= 9,8 m/s2. Gia tốc trọng trường ở độ cao h = R/4  (với R là bán kính của Trái Đất) là 

    • A.6,81 m/s2.           
    • B.22,05 m/s2.                 
    • C.6,27 m/s2.     
    • D. 4,36 m/s2.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 8515

    Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu bổng nhiên các lực tác dụng lên vật đó mất đi thì 

    • A.Vật đó chuyển động chậm dần rồi dừng lại. 
    • B.Vật có chuyển động thẳng đều với vận tốc v.
    • C.Đầu tiên vật đó chuyển động nhanh dần sau đó chuyển động chậm dần. 
    • D.Vật đó dừng lại ngay.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 8516

    Lò xo có độ cứng k1 khi treo vật nặng có khối lượng 400 g thì lò xo dãn 4 cm. Lò xo khác có độ cứng k2 khi treo vật nặng có khối lượng 600 g thì lò xo dãn 3 cm. Các độ cứng của k1 và k2 có 

    • A.k1 = k2.             
    • B.k1 = 2k2.              
    • C.k1 = k2.           
    • D. k2 = 2k1.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 8517

    Một ôtô có khối lưọng 500kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều trong 3s cuối cùng đi được 2,25 m. Lực hãm phanh tác dụng lên ôtô có độ lớn là: 

    • A.750 N.               
    • B. 300 N.            
    • C.450 N.               
    • D.250 N.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 8518

    Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực? 

    • A.Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau. 
    • B.Lực và phản lực  luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
    • C.Lực và phản lực luôn cùng điểm đặt. 
    • D.Lực và phản lực là không thể cân bằng nhau.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 8519

    Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là 

    • A.Lực hấp dẫn.   
    • B.Một trong các lực tác dụng lên vật.
    • C.Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật.   
    • D.Trọng lực tác dụng lên vật.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 8520

    Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đó giảm 3 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ: 

    • A.không thay đổi.      
    • B. giảm 3 lần.                 
    • C.giảm 6 lần.   
    • D. tăng 3 lần.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 8521

    Có lực hướng tâm khi 

    • A.Vật đứng yên.          
    • B.vật chuyển động tròn đều.
    • C.Vật chuyển động thẳng đều.            
    • D.Vật chuyển động thẳng.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 8522

    Phân tích lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) thành hai lực \({\overrightarrow {\rm{F}} _{\rm{1}}}\) và \({\overrightarrow {\rm{F}} _{\rm{2}}}\) hai lực này vuông góc nhau. Biết độ lớn của hợp lực F = 50N ; F1 = 30N thì độ lớn của lực F2 là: 

    • A.60N.          
    • B.80N.       
    • C.40N.            
    • D.50N
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 8523

    Một vật có khối lượng m = 100 g được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng, lúc đó chiều dài của lò xo là l = 20 cm. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là l = 18 cm và bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10m/s2. Độ cứng của lò xo đó là 

    • A.1 N/m.             
    • B.1000 N/m.        
    • C.100  N/m.       
    • D.50 N/m.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 8524

    Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 30N. Góc tạo bởi hai lực là 60o. Độ lớn của hợp lực: 

    • A. \(30\sqrt 2\) N    
    • B. \(30\sqrt 3 \) N    
    • C.60N           
    • D.30N.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 8525

    Một vật chuyển động trên mặt phẵng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật 

    • A.Vận tốc ban đầu của vật.  
    • B.Khối lượng của vật.
    • C.Gia tốc trọng trường.        
    • D. Độ lớn của lực tác dụng.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 8526

    Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 100N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng: 

    • A.6m/s     
    • B.2m/s           
    • C. 8m/s               
    • D.4m/s
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 8527

    Lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào 

    • A.Thể tích của hai vật.       
    • B.Môi trường giữa hai vật.
    • C.Khối lượng và khoảng cách giữa hai vật.       
    • D.Khối lượng của Trái Đất.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 8528

    Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có giá trị lớn nhất khi 

    • A.Hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều. 
    • B. Hai lực thành phần hợp với nhau một góc khác không.
    • C.Hai lực thành phần vuông góc với nhau. 
    • D.Hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 8529

    Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là 

    • A.Một nhánh của đường parabol.         
    • B.Một đường thẳng.
    • C.Một đường tròn.                      
    • D.Lúc đầu thẳng, sau đó cong.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 8530

    Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là khác không và không đổi thì 

    • A.Gia tốc của vật không đổi.           
    • B.Vật đứng cân bằng.
    • C.Vận tốc của vật không đổi.                  
    • D.Gia tốc của vật tăng dần.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 8531

    Một hợp lực 2N tác dụng theo phương ngang vào một vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 3s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là: 

    • A.1,5m               
    • B.4,5m          
    • C.3,5m         
    • D.2,5m
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 8532

    Lực và phản lực của nó luôn 

    • A.Khác nhau về bản chất.      
    • B.Cân bằng nhau.
    • C. Cùng hướng với nhau.               
    • D.Xuất hiện và mất đi đồng thời.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 8533

    Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi kéo dãn lò xo để nó có chiều dài 22,5 cm thì lực đàn hồi của lò xo bằng 5 N. Hỏi phải kéo dãn lò xo có chiều dài bao nhiêu để lực đàn hồi của lò xo bằng 6 N? 

    • A.25 cm.          
    • B.23 cm.                        
    • C.22 cm.       
    • D.24,0 cm.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 8534

    Một xe tải có khối lượng 5 tấn chuyển động qua một cầu vượt (xem như là cung tròn có bán kính r = 50 m) với vận tốc 36 km/h. Lấy g = 10 m/s2. Áp lực của xe tải tác dụng  mặt cầu tại điểm cao nhất có độ lớn bằng 

    • A.39000 N.                
    • B. 59000 N                     
    • C.60000 N.          
    • D.40000 N.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?