Đề kiểm tra giữa HK2 môn Vật lý 10 năm 2019 trường THPT Hoàng Văn Thụ

Câu hỏi Trắc nghiệm (24 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 8735

    Khi một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc v. Động năng của vật được tính theo công thức: 

    • A.Wđ = mv2                  
    • B.Wđ = \(\frac{1}{2}\)mv2   
    • C.Wđ = \(\frac{1}{2}\)mv
    • D.Wđ = 2mv2
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 8736

    Đơn vị của động năng là 

    • A. m.                
    • B.J                
    • C.N.              
    • D. m/s.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 8737

    Biểu thức của định luật Boyle – Mariotte về quá trình đẳng nhiệt

    • A.\(\frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)
    • B.p1V1 = p2V2
    • C.\(\frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\)
    • D.\(\frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{T_1}}}{{{T_2}}}\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 8738

    Trong phòng thí nghiệm,người ta điều chế được 40cm3 khí H2 ở áp suất 750mmHg và nhiệt độ 27oC.Tính thể tích của lượng khí trên ở áp suất 760mmHg và nhiệt độ 0oC có giá trị gần đúng với giá trị nào sau đây? 

     

    • A.30cm3                   
    • B.36cm3       
    • C.32cm3                       
    • D.34cm
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 8739

    Kéo một vật chuyển động một đoạn đường S, bằng 1 lực kéo F, hợp với đoạn đường S một góc \(\alpha \). Công thức tính công cơ học của vật là 

    • A. A=F.s.cota.       
    • B.A=F.s.tana.  
    • C.A=F.s.sina.                 
    • D.A= F.s.cosa
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 8740

    Một vật có khối lượng là 2kg được thả rơi rơi tự do ở độ cao 15m so với mặt đất, chọn gốc thế năng của vật tại mặt đất và lấy g=10m/s2. Cơ năng của vật 

    • A.150 (J)             
    • B.300 (J)     
    • C.3 (J)                       
    • D.40 (J)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 8741

    Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định trong đó thể tích được giữ không đổi gọi là quá trình 

    • A.Đẳng áp.               
    • B.Đẳng tích.          
    • C.Đoạn nhiệt.       
    • D.Đẳng nhiệt.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 8742

    Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là: 

    • A.36 km/h                 
    • B.0,32 m/s       
    • C. 10 km/h.                   
    • D.36 m/s
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 8743

    Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10m/s2. Vị trí cao nhất mà vật đạt được cách mặt đất một khoảng bằng: 

    • A. 20m            
    • B.10m                
    • C.5m.                   
    • D.15m
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 8744

    Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình vật rơi: 

    • A.Động năng của vật không thay đổi. 
    • B.Thế năng của vật không thay đổi.
    • C.Tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi 
    • D.Tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 8745

    Một săm xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 20oC và áp suất 2atm. Khi để ngoài nắng nhiệt độ 42oC, thì áp suất khí trong săm bằng bao nhiêu? Coi thể tích không đổi.  

    • A.2,15 atm            
    • B. 2,05 atm     
    • C. 2,0 atm                
    • D.2,1 atm
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 8746

    Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lý tưởng?

    • A.\(\frac{{pV}}{T}\)= hằng số 
    • B.\(\frac{{pV}}{p}\)= hằng số 
    • C.\(\frac{{pT}}{V}\)= hằng số 
    • D.\(\frac{{{p_1}{V_2}}}{{{T_1}}}\) = \(\frac{{{p_2}V_1^{}}}{{{T_2}}}\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 8747

    Tập hợp 3 thông số trạng thái nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định. 

    • A.Thể tích, khối lượng, áp suất.           
    • B.Áp suất, thể tích, khối lượng.
    • C.Áp suất, nhiệt độ, thể tích.                        
    • D.Áp suất, nhiệt độ, khối lượng.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 8748

    Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình 

    • A. Đoạn nhiệt.             
    • B.Đẳng nhiệt.     
    • C.Đẳng áp.                   
    • D.Đẳng tích.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 8749

    Một ô tô có khối lượng 3 tấn đang chạy với vận tốc 54 km/h trên mặt phẳng ngang thì lái xe thấy có chướng ngại vật và hãm phanh với lực hãm là 1,5.104 N. Quãng đường xe đi được từ khi hãm phanh đến khi dừng hẳn là 

    • A.23 m. 
    • B.5,4 m.
    • C.292 m. 
    • D.1,5 m.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 8750

    Một chiếc xe có khối lượng m, đang chuyển động với vận tốc v thì hãm phanh. Khi vận tốc của xe giảm còn một nửa thì lực hãm đã sinh ra một công bằng 

    • A.-3mv2/8. 
    • B.-mv2/2.
    • C.-mv2/4. 
    • D.-3mv2/4.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 8751

    Thả vật có khối lượng 5 kg xuống giếng sâu 5 m. Lấy g = 10 m/s2, chọn gốc thế năng tại mặt đất thì khi vật xuống tới đáy giếng thế năng của nó khi đó là 

    • A.250 J. 
    • B.-50 J.
    • C.-250 J    
    • D.0.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 8752

    Một một lò xo nằm ngang có một đầu được giữ cố định, ban đầu lò xo không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực 4 N dọc trục lò xo, nó dãn 4 cm. Thế năng đàn hồi khi nó dãn ra 2 cm là 

    • A.2.10 -2 J. 
    • B.1 J.
    • C.2 J. 
    • D.10-2 J.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 8753

    Lò xo có độ cứng 2 N/cm, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị dãn 4 cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng 

    • A.0,16 J. 
    • B.1600 J.
    • C.0,04 J. 
    • D.16 J.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 8754

    Thả hòn đá khối lượng 2,0 kg xuống một cái giếng không có nước, sâu 10 m. Lấy g = 10 m/s2, chọn gốc thế năng tại miệng giếng thì khi hòn đá sắp chạm đáy giếng thế năng và động năng của nó khi đó lần lượt xấp xỉ là 

    • A.-0,1 kJ và 0,2 kJ. 
    • B.0,2 kJ và 0,2 kJ.
    • C.-0,2 kJ và 0,2 kJ. 
    • D.20 J và 0,2 kJ.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 8755

    Từ mặt đất một vật được ném lên cao thẳng đứng với vận tốc 6 m/s. Lấy g = 10 m/s2 , bỏ qua lực cản không khí. Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng? 

    • A.0,6 m. 
    • B.0,9 m.
    • C.0,7 m. 
    • D.1 m.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 8756

    Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua lực cản không khí. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng ? 

    • A.0,7 m. 
    • B.1 m.
    • C.0,6 m. 
    • D.5 m.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 8757

    1. Một chất khí lí tưởng ở trạng thái (1), p1 = 105Pa, V1 = 30 lit. Người ta nén đẳng nhiệt thể tích giảm xuống còn 20 lít. Tính áp suất của chất khí sau khi nén.

    2. Một cái bơm chứa 100 cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20 cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 3270 C thì áp suất của không khí trong bơm là bao nhiêu?

  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 8758

    Một vật có khối lượng là 5kg được thả rơi tự do không vận tốc đầu ở độ cao 30m. Lấy g =10 m/s2.

         1.Tính cơ năng của vật

         2.Tính vận tốc của vật khi chạm đất

         3.Tính độ cao của vật tại đó động năng gấp 1,5 lần thế năng

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?