Đề kiểm tra giữa HK2 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lý Thái Tổ

Câu hỏi Tự luận (5 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 2289

    I. ĐỌC HIỂU 

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Học hỏi là hoạt động, còn người hiểu biết được gọi là người có học vấn, vấn ở đây chính là hỏi. Nói cách khác, về bản chất, để học được, cách tốt nhất là tự mình phải hỏi được.

    Ngày nay, chúng ta dường như đã quên đi triết lý giáo dục giản dị nhưng thâm thúy này. Phần đông mọi người ngại hỏi, không cứ học sinh, sinh viên, mà cả người đã trưởng thành đi làm cũng vậy. Lý do chính có lẽ là do chúng ta sợ bị đánh giá là yếu kém chăng? Cứ như vậy, lâu dần, người hỏi trở thành thiểu số, cảm thấy lạc lõng và cuối cùng là không hỏi thì an toàn, dễ sống hơn.

    …Việc ngại hỏi không chỉ ảnh hưởng đến hiểu biết mà sâu sắc hơn chúng ta tưởng. Cụ thể, khi đi làm, đòi hỏi chúng ta phải tiếp xúc với xã hội - những người không quen biết rất thường xuyên. Vì thế, việc ngại hỏi sẽ khiến chúng ta e dè và mất hút trong phần lớn hoạt động cộng đồng đòi hỏi phải đưa ra ý kiến, đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội để giao tiếp xã hội và tiến bộ. Có ai chưa từng chứng kiến những buổi học, hội thảo hay meeting mà người trình bày hay MC cứ phải lặp đi lặp lại câu hỏi “ai có câu hỏi gì không ạ?” trong sự im lặng.

    Câu hỏi và câu trả lời là hai vế của một hoạt động vấn đáp. Trong xã hội ngày nay, khi mà Internet đã thu gom được hầu hết tri thức phổ thông của nhân loại, việc tìm ra câu trả lời trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần bạn biết đặt từ khóa tìm kiếm đúng, hay nói cách khác là câu hỏi đúng sẽ có rất nhiều câu trả lời cho bạn. Tạo thói quen đặt câu hỏi chính là cơ sở để chúng ta có thể đặt được những câu hỏi đúng.

    Albert Einstein củng cố niềm tin về tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi đúng: “Nếu tôi có một giờ để giải quyết một vấn đề mà câu trả lời ảnh hưởng sống còn đến cuộc sống của tôi, tôi sẽ dành 55 phút đầu tiên để cân nhắc tìm ra câu hỏi đúng. Khi đã tìm ra câu hỏi thích hợp, tôi có thể giải quyết vấn đề trong vòng ít hơn 5 phút”.

    Nên chăng những nhà làm giáo dục cần phải nhìn nhận lại vấn đề hỏi, liệu chúng ta có học được gì khi không hỏi?

    (Trích Học mà không hỏi sẽ mất cơ hội giao tiếp và tiến bộ - Quách Ngọc Xuân, theo http://vnexpress.net)

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 2290

    Theo tác giả, việc ngại hỏi đưa đến những tác hại nào?

  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 2291

    Anh / chị hiểu câu nói của Albert Einstein ở cuối đoạn trích như thế nào?

  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 2292

    Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ về lời khuyên của tác giả qua đoạn trích.

  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 2293

    II. LÀM VĂN 


    Thuyết minh tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục- trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?