Đề kiểm tra giữa HK2 môn Lý 11 năm 2019 trường THPT Lê Quý Đôn- Hải Phòng

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 90185

    Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì 

    • A. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây. 
    • B.lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
    • C.lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ. 
    • D.lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 90187

    Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4m² đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4 T trong thời gian 0,25s thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là 

    • A.32V.                        
    • B.1,28V.          
    • C.3,2V.                 
    • D. 12,8V.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 90189

    Một khung dây dẫn phẳng có diện tích 12cm² đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10–2T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Độ lớn từ thông qua khung là 

    • A.Φ = 3.10–5Wb.    
    • B.Φ = 5,1.10–5Wb. 
    • C.Φ = 4.10–5Wb.       
    • D.Φ = 6.10–5Wb.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 90191

    Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là: 

    • A.2.10-8T.             
    • B.4.10-7T.         
    • C.2.10-6T.                   
    • D. 4.10-6T.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 90193

    Một ống dây dẫn dài 50cm tiết diện ngang là 10cm² gồm 100 vòng. Hệ số tự cảm của ống dây là 

    • A.25µH.              
    • B.1250µH.        
    • C.125µH.                  
    • D. 250µH.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 90195

    Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo biểu thức I = 0,4(5 – t); I tính bằng ampe, t tính bằng giây. Ống dây có hệ số tự cảm L = 0,005H. Độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây là 

    • A.0,001V.              
    • B.0,004V.   
    • C. 0,002V.               
    • D.0,003 V.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 90197

    Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106 m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị 2.10–6 N, nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 9.106 m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị là 

    • A. f2 = 5.10–5 N.         
    • B.f2 = 4,5.10–5 N.    
    • C. f2 = 1,0.10–5 N.         
    • D. f2 = 6,8.10–5 N.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 90199

    Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 cm trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1 = 2 A và I2 = 5A.  Lực từ tác dụng lên 20 cm chiều dài của mỗi dây là 

    • A.lực đẩy có độ lớn 4.10–7 (N).                                   
    • B. lực hút có độ lớn 4.10–6 (N).
    • C. lực hút có độ lớn 4.10–7 (N).                               
    • D.lực đẩy có độ lớn 4.10–6 (N).
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 90201

    Đáp án nào sau đây là sai. Hệ số tự cảm của ống dây 

    • A.được tính bằng công thức L = 4π.10–7.NS/ℓ. 
    • B.càng lớn nếu số vòng dây trong ống dây càng nhiều.
    • C.có đơn vị là Henri (H).          
    • D.phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 90203

    Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Gọi \(\overrightarrow {{B_M}} ,\overrightarrow {{B_N}} \) là cảm ứng từ tại M và N. Kết luận nào sau đây không đúng? 

    • A.BM =  BN.                                                 
    • B.M và N nằm trên cùng một đường sức từ.
    • C. \(\overrightarrow {{B_M}} ,\overrightarrow {{B_N}} \) ngược chiều.                      
    • D.\(\overrightarrow {{B_M}}  = \overrightarrow {{B_N}} \).
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 90205

    Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm? 

    • A.Sắt và hợp chất của sắt.                    
    • B.Niken và hợp chất của niken.
    • C.Cô ban và hợp chất của cô ban.                   
    • D.Nhôm và hợp chất của nhôm.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 90207

    Tính chất cơ bản của từ trường là 

    • A.gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. 
    • B.gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
    • C.gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. 
    • D.gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 90209

    Nếu một vòng dây dẫn quay trong từ trường đều quanh một trục vuông góc với từ trường, dòng điện cảm ứng 

    • A.đổi chiều sau mỗi vòng quay.             
    • B.đổi chiều sau nửa vòng quay.
    • C.không đổi chiều.                            
    • D.đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 90211

      Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10–4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 10–6 Wb. Góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó là 

    • A.60°.                 
    • B.0°.   
    • C.45°.             
    • D.30°.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 90213

    Phương của lực Lorenxơ 

    • A.vuông góc với mặt phẳng hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ. 
    • B. trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt mang điện.
    • C.trùng với mặt phẳng tạo bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ. 
    • D. trùng với phương của vectơ cảm ứng từ.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 90215

    Phát biểu nào sau đây là không đúng?

    Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì 

    • A.có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó. 
    • B.có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.
    • C. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó. 
    • D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 90216

    Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có các đường sức từ thẳng

    đứng hướng từ trên xuống như hình vẽ.

    Lực từ tác dụng lên đoạn dây

    Lực từ tác dụng lên đoạn dây có chiều 

    • A.thẳng đứng hướng từ dưới lên.                   
    • B.nằm ngang hướng từ trái sang phải.
    • C.thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.      
    • D.nằm ngang hướng từ phải sang trái.       
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 90217

    Năng lượng từ trường của ống dây dẫn có hệ số tự cảm L, mang dòng điện i,  được tính bằng công thức 

    • A.W = L²i/2.         
    • B.W = Li²/2.   
    • C.W = Li/2.           
    • D.W = Li².
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 90218

    Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T với vận tốc ban đầu vo = 2.105 m/s theo phương song song với véc tơ cảm ứng từ. Lực Lorenxơ tác dụng vào electron có độ lớn là 

    • A.0 N.                       
    • B.3,2.10–15 N.     
    • C. 3,2.10–14 N.       
    • D.6,4.10–14 N.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 90219

    Một học sinh làm thí nghiệm bằng cách cho lần lượt cho các điện tích q, q\( + \Delta q\), q - \( \Delta q\), q \( - \frac{{\Delta q}}{2}\) bay cùng tốc độ, cùng hướng vào vùng không gian có từ trường đều. Lực Lorenxơ tác dụng vào các điện tích theo thứ tự trên có độ lớn lần lượt là f1 , f, f/2, f2. Tỉ số \(\frac{{{f_1}}}{{{f_2}}} = \) 

    • A.\(\frac{5}{6}\)
    • B.\(\frac{4}{3}\)
    • C.\(\frac{6}{5}\)
    • D.\(\frac{3}{4}\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 90220

    Từ thông qua một mạch điện kín phụ thuộc vào 

    • A.tiết diện của dây dẫn làm mạch điện.    
    • B. khối lượng của dây dẫn làm mạch điện.
    • C.điện trở của dây dẫn làm mạch điện.      
    • D. hình dạng, kích thước của mạch điện.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 90221

    Một đoạn dây dẫn dài 10 cm đặt trong từ trường đều và hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 300. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 4,5.10–2 N. Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là 

    • A.1,0 T.                     
    • B.1,2 T.      
    • C.0,4 T.              
    • D.0,6 T.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 90222

    Một đoạn dây dẫn CD chiều dài l mang dòng điện I chạy qua đặt trong từ trường sao cho CD song song  với các đường sức từ. Độ lớn lực từ tác dụng lên dây CD là 

    • A.F= BIl.              
    • B.F= BISsin α.   
    • C. F=0.             
    • D.F= BIlcos α.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 90223

    Hình vẽ nào sau đây vẽ đúng chiều của đường sức từ xung quanh dây dẫn thẳng có dòng điện? 

    Chiều của đường sức từ xung quanh dây dẫn thẳng có dòng điện

    • A.Hình 4.                       
    • B.Hình 2.         
    • C.Hình 1.                
    • D.Hình 3
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 90224

    Một điện tích bay vào một từ trường đều với vận tốc 2.105 m/s thì chịu một lực Lo – ren – xơ có độ lớn là 10 mN. Nếu điện tích đó giữ nguyên hướng và bay với vận tốc 5.105 m/s vào thì độ lớn lực Lo – ren – xơ tác dụng lên điện tích là 

    • A. 10 mN.                  
    • B.5 mN.                   
    • C.4 mN.            
    • D.25 mN.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 90225

    Phát biểu nào sau đây là không đúng ? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì 

    • A.lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây. 
    • B.lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.
    • C.lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây. 
    • D.lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 90226

    Tại tâm của dòng điện tròn gồm 100 vòng, người ta đo được cảm ứng từ B = 62,8.10-4 T. Đường kính vòng dây là 10cm. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng là bao nhiêu ? 

    • A.0,5A.                       
    • B.104 A.    
    • C.5.103A.                    
    • D. 5A.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 90227

    Đơn vị của từ thông là 

    • A.Tesla (T).                  
    • B.Vêbe (Wb).      
    • C.Vôn (V).             
    • D. Henri (H).
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 90228

    Lực nào sau đây không phải lực từ ? 

    • A.Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện 
    • B. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng.
    • C.Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương Bắc-Nam. 
    • D.Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 90229

    Dùng quy tắc bàn tay trái xác định hình nào sau đây được vẽ đúng. 

    • A.1
    • B.2 và 4.                          
    • C. 3                                   
    • D.1 và 2.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 90230

    Một đoạn dây dẫn thẳng dài 10 cm được đặt trong từ trường đều 5T sao cho véctơ cảm ứng từ B có phương vuông góc với phương của dây. Tính lực từ tác dụng vào dây nếu cho dòng điện có cường độ 5A chạy qua. 

    • A.2,5N.                 
    • B.5,2N.  
    • C.250N.                          
    • D.0
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 90231

    Từ thông qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 s từ thông giảm từ 1Wb đến 0,4Wb. Suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn là bao nhiêu ? 

    • A. 3 V.                  
    • B.4 V.        
    • C.5 V.                    
    • D.6V.                    
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 90232

    Một hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4T, từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6Wb. Véctơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc bao nhiêu? 

    • A.900.                        
    • B. 450.      
    • C. 00.                      
    • D.600.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 90233

    Một điện tích bay vào một từ trường đều với vận tốc 2.105 m/s thì chịu một lực Lo – ren – xơ có độ lớn là 10 mN. Nếu điện tích đó giữ nguyên hướng và bay với vận tốc 5.105 m/s vào thì độ lớn lực Lo – ren – xơ tác dụng lên điện tích là 

    • A.10 mN.             
    • B.5 mN.              
    • C.4 mN.                     
    • D.25 mN.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 90234

    Công thức nào sau đây xác định độ lớn của lực Lorentz ? 

    • A. f = |q|vIBsina   
    • B.f = |q|vBsina  
    • C. f = |q|IBlsina   
    • D.f = |q|IlBsina  
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 90235

    Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và 

    • A. tác dụng lực hút lên các vật. 
    • B.tác dụng lực điện lên điện tích.
    • C.tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. 
    • D.tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 90236

    Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây đó 

    • A.vẫn không đổi.                  
    • B.tăng 2 lần.           
    • C.tăng 2 lần.        
    • D.giảm 2 lần.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 90237

    Đặt một đoạn dây dẫn thẳng dài 120 cm song song với từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,8 T. Dòng điện trong dây dẫn là 20 A thì lực từ có độ lớn là 

    • A. 19,2 N.         
    • B.1920 N.        
    • C.1,92 N.                 
    • D.0 N.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 90238

    Phát biểu nào sau đây là đúng? Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi 

    • A.đổi chiều dòng điện ngược lại.       
    • B.đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.
    • C.đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ. 
    • D.quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 90239

    Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện  không phụ thuộc 

    • A.bán kính dây.                                      
    • B.bán kính vòng dây.       
    • C.cường độ dòng điện chạy trong dây.        
    • D.môi trường xung quanh.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?