Đề kiểm tra giữa HK2 môn Hóa học lớp 12 năm 2020 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 145807

    Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sau phản ứng thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là [Fe=56]

    • A.4,48.     
    • B.2,24.     
    • C.6,72.
    • D.8,96.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 145809

    Cấu hình electron của Cr (Z=24) là

    • A.1s22s22p63s23p63d54s1   
    • B.1s22s22p63s23p64s23d4
    • C.1s22s22p63s23p63d44s2     
    • D.1s22s22p63s23p64s13d5
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 145811

    Nhúng thanh sắt lần lượt vào các dung dịch sau: CuCl2, AgNO3 dư, ZnCl2, FeCl3, HCl, HNO3. Số trường hợp xảy ra pứ tạo hợp chất sắt (II) là

    • A.3
    • B.4
    • C.5
    • D.2
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 145813

    Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện

    • A.kết tủa màu xanh lam. 
    • B.kết tủa màu nâu đỏ.
    • C.kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ.    
    • D.kết tủa màu trắng hơi xanh.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 145815

    Cho sắt dư vào dung dịch HNO3 loãng thì dung dịch thu được chứa

    • A.Fe(NO3)3.   
    • B.Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.
    • C.Fe(NO3)2.    
    • D.Fe(NO3)2 hay Fe(NO3)3 tùy thuộc vào nồng độ HNO3.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 145817

    Phản ứng nào dưới đây không thể xảy ra

    (1) Fe + MgSO4→Mg + FeSO4                                                             

    (2) Fe + 2HCl → FeCl2+ H2

    (3) Fe + 6HNO3 đ , nguội → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O          

    (4) 2Fe + 3Cl2→2FeCl3

    • A.(1),(3)     
    • B.(3),(4)    
    • C.(3)         
    • D.(1),(2)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 145819

    Cho 9,0g hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dd H2SO4 đặc nguội (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc), dung dịch X và m (g) chất rắn không tan. Giá trị của m là:

    • A.6,4 gam       
    • B.2,6 gam      
    • C.5,6 gam      
    • D.3,4 gam
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 145821

    Cho 28 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 2,5M. Khối lượng muối thu được là :

    • A.76,0 gam.   
    • B.86,8 gam.        
    • C.43,4 gam.        
    • D.68,0 gam.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 145822

    Cho 2,8 gam Fe vào a gam AgNO3 dư lắc kỹ thu được m gam chất rắn .Tính m

    • A.16,2    
    • B.8,4       
    • C.8,2        
    • D.5,6
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 145824

    Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?

    • A.Fe và Cr     
    • B.Fe và Al      
    • C.Al và Cr     
    • D.Mn và Cr
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 145826

    Dãy chất đều tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội hoặc H2SO4 đặc nguội là

    • A.Cu, Zn, Mg.     
    • B.Zn, Fe, Al.      
    • C.Ag, Al, Cu.            
    • D.Al, Cr, Fe.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 145828

    Trường hợp nào sau đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có trong quặng?

    • A.Xiđerit chứa FeCO3     
    • B.Hematit nâu chứa Fe2O3  
    • C.Manhetit chứa Fe3O4     
    • D.Pirit chứa FeS2
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 145830

    Cấu hình electron nào là của Fe3+ ?

    • A.[Ar] 4d5     
    • B.[Ar] 3d64s2   
    • C.[Ar] 3d5       
    • D.[Ar] 3d54s2
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 145832

    Dung dịch FeCl3 không tác dụng với kim loại

    • A.Fe.    
    • B.Ag.   
    • C.Zn.         
    • D.Cu.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 145833

    Các số oxi hóa đặc trưng của crom là

    • A.+2, +3, +6.     
    • B.+3, +4, +6.  
    • C.+1, +2, +4, +6.     
    • D.+2, +4, +6.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 145835

    Tính chất hóa học cơ bản của sắt là

    • A.không thể hiện tính oxh và không thể hiện tính khử.  
    • B.tính oxi hóa trung bình.
    • C.vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.      
    • D.tính khử trung bình.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 145836

    Cho dung dịch NaOH từ từ đến dư vào dung dịch CrCl3 sẽ có hiện tượng:

    • A.xuất hiện kết tủa keo trắng không tan.    
    • B.xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó tan dần
    • C.xuất hiện kết tủa lục xám không tan.   
    • D.xuất hiện kết tủa lục xám sau đó tan dần.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 145837

    Thêm NaOH dư vào dd chứa 0,5 mol Fe(NO3)3. Lọc kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là [Fe=56; N=14; O=16; H=1; Na=23]

    • A.80,0g.         
    • B.24,0g.   
    • C.16,0g.   
    • D.40,0g.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 145838

    Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng O2 sau đó cho sản phẩm thu được vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Dung dịch X có

    • A.FeCl3       
    • B.FeCl2; FeCl3 và HCl dư  
    • C.FeCl3; HCl dư     
    • D.FeCl2; HCl dư
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 145839

    Cho sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa các chất: Cu(NO3)2, Ni(NO3)2, AgCl, Fe(NO3)3 thì sắt sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự là

    • A.Ag+, Fe3+, Cu2+, Ni2+      
    • B.Ni2+, Cu2+, Fe3+, Ag+        
    • C.Fe3+, Ag+, Cu2+, Ni2+    
    • D.Ag+, Cu2+, Ni2+, Fe3+
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 145840

    Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% - 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là

    • A.amelec    
    • B.gang  
    • C.thép        
    • D.đuyra.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 145841

    Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe (+ X) → FeCl3 (+ Y) → Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là

    • A.HCl, Al(OH)3
    • B.HCl, NaOH.        
    • C.Cl2, Cu(OH)2.        
    • D.Cl2, NaOH.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 145842

    Hòa tan hết 13,4g hh gồm Cr và Fe trong dd HCl loãng, nóng được 5,6 lít khí (đktc). Khối lượng Cr trong hỗn hợp là

    • A.3,9g.  
    • B.5,6g.           
    • C.7,8g.     
    • D.5,2g.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 145843

    Cho dãy các chất : Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, Cr2O3, Al, Al2O3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

    • A.5
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 145844

    Để m gam sắt ngoài không khí ,sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp B gồm 4 chất rắn có khối lượng là 12 gam.Cho hỗn hợp B phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 2,24 lít NO (đktc).Tính m và Khối lượng HNO­3 đã phản ứng .

    • A.10,08 g và 34,02 g  
    • B.10,8 g và 34,02 g
    • C.10,8 g và 40,32g    
    • D.10,08g và 40,32g
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 145845

    Hợp chất nào sau đây của sắt vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa?

    • A.Fe2O3     
    • B.Fe      
    • C.FeO       
    • D.Fe(OH)2
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 145846

    Dung dịch HNO3 tác dụng với chất nào sau đây sẽ không cho khí ?

    • A.Fe3O4        
    • B.FeO    
    • C.Fe(OH)3     
    • D.Fe(OH)2
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 145847

    Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

    • A.Cu, Fe, Zn, Mg.  
    • B.Cu, Fe, Zn, MgO.
    • C.Cu, FeO, ZnO, MgO         
    • D.Cu, Fe, ZnO, MgO.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 145848

    Phản ứng không thể tạo FeCl2

    • A.Fe + HCl →       
    • B.Fe + Cl2 →   
    • C.Fe(OH)2 + HCl →      
    • D.Cu + FeCl3 →  
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 145849

    Phản ứng chứng tỏ hợp chất sắt II có tính oxi hóa là

    • A.FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl.   
    • B.2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3.
    • C.FeO + H2 → Fe + H2O. 
    • D.Fe(OH)2 →  FeO + H2O.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?