Đề kiểm tra giữa HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 Trường THPT Bà Điểm

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 184806

    Nước nào sau đây không có mặt ở H­ội nghị cấp cao Ianta (2-1945)?

    • A.Pháp.            
    • B.Liên Xô.
    • C.Mĩ.
    • D.Anh.                       
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 184807

    Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian

    • A.4, 2, 3, 1.
    • B.3, 2, 4, 1.
    • C.3, 1, 2, 4.
    • D.3, 2, 1, 4.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 184808

    Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện từ khoảng thời gian nào?

    • A.đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
    • B.giữa những năm 80 của thế kỉ XX.
    • C.cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
    • D.đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 184809

    Tổ chức nào được coi là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam?

    • A.Trung đội Cứu quốc quân I.
    • B.Việt Nam Giải phóng quân.
    • C.Việt Nam cứu quốc quân.
    • D.Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 184810

    Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945, phong trào “phá kho thóc giải quyết nạn đói” diễn ra chủ yếu ở các tỉnh nào?

    • A.Bắc Kì.
    • B.Trung Kì.
    • C.Bắc Kì và Bắc Trung Kì.
    • D.Trung Kì và Nam Kì.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 184811

    Nội dung nào dưới đây không phải mục đích của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

    • A.Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. 
    • B.Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
    • C.Khai thông biên giới Việt - Trung.
    • D.Củng cố, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 184812

    Một trong những nguyên nhân chung dẫn tới sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

    • A.do tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào.
    • B.nhờ quân sự hóa cao độ nền kinh tế để buôn bán vũ khí thu lợi nhuận.
    • C.do trình độ tập trung tư bản cao và chi phí cho quốc phòng thấp.
    • D.nhờ áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 184813

    Chiến thắng nào dưới đây của quân và dân ta đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

    • A.Cuộc chiến đấu tại các đô thị 1946.
    • B.Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
    • C.Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
    • D.Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 184814

    Lí do nào dưới đây đúng nhất để khẳng định sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

    • A.Chính quyền cách mạng mới thành lập, lực lượng vũ trang còn suy yếu.
    • B.Cùng lúc phải đương đầu với giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt.
    • C.Thiên tai hạn hán kéo dài, nạn đói đang đe dọa trầm trọng.
    • D.Lực lượng ngoại xâm đông và mạnh, ngân sách trống rỗng.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 184815

    Một trong những quy định của Hội nghị Ianta (2 - 1945) là gì?

    • A.tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức.
    • B.phân chia phạm vi ảnh hưởng châu Á và châu Phi.
    • C.thành lập Hội quốc liên để duy trì hòa bình thế giới.
    • D.giải giáp quân đội của phát xít Đức ở châu Á.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 184816

    Nội dung nào sau đây là nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) của nhân dân ta?

    • A.Thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng.
    • B.Hành động bội ước của thực dân Pháp.
    • C.Tác động của chiến tranh lạnh. 
    • D.Sự can thiệp của đế quốc Mĩ.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 184817

    Tháng 9 - 1947, Tổng Bí thư Trường Chinh xuất bản tác phẩm nào?

    • A.Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.  
    • B.Kháng chiến nhất định thắng lợi.
    • C.Toàn dân kháng chiến.  
    • D.Đường kách mệnh.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 184818

    Nội dung nào sau đây không phải là đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc?

    • A.Lấy phát triển chính trị làm trung tâm 
    • B.Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
    • C.Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. 
    • D.Chuyển sang nền kinh tế thị trường.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 184819

    Tình trạng khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam bước đầu được giải quyết khi nào?

    • A.Đảng Cộng sản Đông Dương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu từ năm 1939.
    • B.Nguyễn Ái Quốc rời bến cảng nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước (1911).
    • C.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đúng đắn và sáng tạo (1930).
    • D.Nguyễn Ái Quốc khẳng định được con đường giành độc lập tự do cho dân tộc (1920).
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 184820

    So với giai đoạn 1936 - 1939, chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1939 - 1945 có điểm mới nào sau đây?

    • A.Coi trọng nhiệm vụ tập hợp lực lượng cách mạng.
    • B.Chú trọng công tác tuyên truyền vận động quần chúng.
    • C.Tiến tới thành lập mặt trận dân tộc thống nhất.
    • D.Tập trung mọi lực lượng để giải quyết mâu thuẫn dân tộc.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 184821

    Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng (1927 - 1930) có điểm chung nào sau đây?

    • A.Xác định lực lượng chủ yếu là công nhân và nông dân.
    • B.Xác định mục tiêu cuối cùng là xây dựng xã hội cộng sản.
    • C.Xác định vận động quần chúng là nhiệm vụ chủ yếu.
    • D.Xác định thực dân Pháp là đối tượng của cách mạng.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 184822

    Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp­ bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945) là gì?

    • A.tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
    • B.phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
    • C.giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.
    • D.nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 184823

    Nhật Bản kí kết hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật nhằm mục đích gì?

    • A.Mĩ muốn biến Nhật trở thành căn cứ quân sự.
    • B.Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
    • C.Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.
    • D.Hình thành liên minh Mĩ – Nhật chống các nước xã hội chủ nghĩa.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 184824

    Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 còn được gọi là gì?

    • A.cách mạng khoa học – công nghệ.
    • B.cách mạng công nghiệp.
    • C.cách mạng xanh.
    • D.cách mạng chất xám.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 184825

    Nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế hiện nay là gì?

    • A.an ninh.      
    • B.kinh tế.
    • C.văn hóa, giáo dục.   
    • D.chính trị.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 184826

    Nhận xét nào dưới đây là đúng về việc thỏa thuận đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc trong Hội nghị Ianta (2-1945)?

    • A.Thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ, Anh.
    • B.Thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô.
    • C.Thực chất là hình thành trật tự thế giới “đơn cực”.
    • D.Thực chất là hình thành trật tự thế giới “đa cực”.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 184827

    Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 đến nay là gì?

    • A.độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
    • B.giải phóng dân tộc, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
    • C.dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    • D.giải phóng dân tộc, giải phóng tất cả các giai cấp khỏi thân phận nô lệ.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 184828

    Đến 3-1938, Đảng đổi tên từ Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương thành mặt trận nào?

    • A.Mặt trận phản đế Đông Dương.
    • B.Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
    • C.Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
    • D.Mặt trận Thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 184829

    Từ cuối tháng 9-1940 đến tháng 3-1945, nhân dân ta sống duới ách thống trị của ai?

    • A.Pháp và Mĩ.
    • B.Anh và Pháp.
    • C.Nhật và Pháp.
    • D.Trung Hoa Dân quốc và Pháp.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 184830

    Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là những quốc gia nào?

    • A.Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philipin.
    • B.Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây.
    • C.Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
    • D.Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 184831

    Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

    • A.áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
    • B.nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
    • C.do tài nguyên thiên nhiên phong phú.
    • D.do trình độ tập trung tư bản và sản xuất.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 184832

    Nhật Bản kí kết hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật nhằm mục đích gì?

    • A.Mĩ muốn biến Nhật trở thành căn cứ quân sự.
    • B.Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
    • C.Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.
    • D.Hình thành liên minh Mĩ – Nhật chống các nước xã hội chủ nghĩa.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 184833

    Chiến tranh lạnh chấm dứt đánh dấu bằng sự kiện nào?

    • A.Định ước Henxinki được kí kết năm 1975.
    • B.Các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công của Mĩ và Liên Xô được kí kết những năm 1970.
    • C.Mĩ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1975.
    • D.Nguyên thủ Mĩ và Liên Xô gặp nhau tại đảo Manta năm 1989.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 184834

    Khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” thay cho khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” được đưa ra trong văn kiện nào?

    • A.Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11-1939.
    • B.Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 5-1941.
    • C.Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12-3-1945.
    • D.Hội nghị toàn quốc của Đảng ngày 14, 15-8-1945.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 184835

    Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?

    • A.Mặt trận Thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương.
    • B.Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
    • C.Mặt trận Việt Minh.
    • D.Mặt trận Liên Việt.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?