Đề kiểm tra định kỳ môn Toán 11 Trường THPT Nam Tiền Hải năm học 2018 - 2019

Câu hỏi Trắc nghiệm (50 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 82228

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh \(a,SA \bot \left( {ABCD} \right),SA = a\sqrt 2 \). Số đo góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (SAB) bằng  

    • A.\(60^0\)
    • B.\(0^0\)
    • C.\(30^0\)
    • D.\(45^0\)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 82229

    Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{f\left( x \right) - 5}}{{x - 1}} = 2\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{g\left( x \right) - 1}}{{x - 1}} = 3\) thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt {f\left( x \right).g\left( x \right) + 4}  - 3}}{{x - 1}}\) bằng

    • A.7
    • B.\(\frac{{23}}{7}\)
    • C.17
    • D.\(\frac{{17}}{6}\)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 82230

    Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?

    • A.Nếu \({u_n} = {a^n}\) và \( - 1 < a < 1\) thì \(\lim {u_n} = 0\).
    • B.Một dãy số có giới hạn thì luôn luôn tăng hoặc luôn luôn giảm.
    • C.Nếu \((u_n)\) là dãy số tăng thì \(\lim {u_n} =  + \infty \).
    • D.Nếu \(\lim {u_n} =  + \infty \) và \(\lim {v_n} =  + \infty \) thì \(\lim ({u_n} - {v_n}) = 0\).
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 82231

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông, \(SA \bot \left( {ABCD} \right),SA = a\sqrt 6 \). Biết góc tạo bởi giữa SC và mặt phẳng (ABCD) bằng \(45^0\). Diện tích đáy là  

    • A.\(2{a^2}\)
    • B.\({a^2}\)
    • C.\(\frac{1}{2}{a^2}\)
    • D.\(3{a^2}\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 82232

    Biết \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt {3{x^2} + 2}  - \sqrt {4 + x} }}{{{x^2} - 1}} = \frac{{\sqrt a }}{b}\) (với \(\frac{a}{b}\) phân số tối giản).Tính \(P = a - b\).

    • A.P = 2
    • B.P = 3
    • C.P = 1
    • D.P = 5
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 82233

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A, B; \(AB = BC = a,AD = 2BC, SA \bot \left( {ABCD} \right),SA = 2a\). Số đo góc giữa đường thẳng SD và mặt phẳng (SAC) bằng

    • A.\(45^0\)
    • B.\(0^0\)
    • C.\(60^0\)
    • D.\(30^0\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 82234

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } ( - 2{x^4} - 3{x^2} + 4)\) bằng

    • A.\( - \infty \)
    • B.\( + \infty \)
    • C.2
    • D.- 2
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 82235

    Tìm giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\cos 2x - \cos 4x}}{{{x^2}}}\)

    • A.6
    • B.8
    • C.4
    • D.2
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 82236

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh \(a, SA\bot (ABCD). SA= a \sqrt 3 \). M là trung điểm của AB. Mặt phẳng đi qua M vuông góc với AC cắt hình chóp theo một thiết diện có diện tích bằng:

    • A.\(\frac{{{a^2}\sqrt 6 }}{4}\)
    • B.\(\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\)
    • C.([\frac{{5{a^2}\sqrt 6 }}{{16}}\)
    • D.Đáp án khác
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 82237

    Cho phương trình \({x^3} + a{x^2} + bx + c = 0{\rm{  }}(1)\) trong đó \(a, b, c\) là các tham số thực. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau :

    • A.Phương trình (1) có ít nhất hai nghiệm với mọi \(a, b, c\).
    • B.Phương trình (1) vô nghiệm với mọi \(a, b, c\).
    • C.Phương trình (1) có ít nhất ba nghiệm với mọi \(a, b, c\).
    • D.Phương trình (1) có ít nhất một nghiệm với mọi \(a, b, c\).
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 82238

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD hình vuông cạnh \(a, SA \bot \left( {ABCD} \right),SA = x\). Xác định  để hai mặt phẳng (SBC) và (SCD) tạo với nhau góc \(60^0\).

    • A.\(x = \frac{{3a}}{2}\)
    • B.\(x=2a\)
    • C.\(x = \frac{a}{2}.\)
    • D.\(x=a\)
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 82239

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{( - \frac{1}{3})}^ - }} \;\frac{{2{x^2} - x + 2}}{{3{x^2} - 2x - 1}}\) bằng

    • A.2
    • B.\( - \infty \)
    • C.1
    • D.\( + \infty \)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 82240

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \frac{{2{x^3} - x}}{{{x^2} + 2}}\) bằng

    • A.2
    • B.1
    • C.\( - \infty \)
    • D.\( + \infty \)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 82241

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{ - 3{x^2} + 7x - 11}}{{{x^2} + x - 3}}\) bằng

    • A.0
    • B.1
    • C.\( - \infty \)
    • D.- 3
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 82242

    Tính \(\lim \frac{{3n + 5}}{{4n - 2}}\). Kết quả bằng

    • A.\(\frac{3}{4}\)
    • B.\(\frac{2}{3}\)
    • C.0
    • D.3
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 82243

    Trong không gian, tim mệnh đề đúng

    • A.Ba vectơ đồng phẳng khi và chỉ khi giá của ba vectơ đó song song với nhau.
    • B.Ba vectơ đồng phẳng khi và chỉ khi ba vectơ phải nằm trong cùng một mặt phẳng.
    • C.Ba vectơ đồng phẳng khi và chỉ khi ba vectơ cùng hướng.
    • D.Ba vectơ đồng phẳng khi và chỉ khi giá của ba vectơ đó cùng song song với một mặt phẳng
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 82244

    Biết hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{\sqrt {ax + 1} \sqrt[3]{{bx + 1}} - 1}}{x}\,\,\,khi\,x \ne 0\\
    a + b - 2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,x = 0
    \end{array} \right.\,\,\),(\(a, b\) là các số thực dương khác 0)

    liên tục tại điểm x = 0. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(P=a.b\).

    • A.\(\frac{3}{4}\)
    • B.3
    • C.\(\frac{{36}}{{49}}\)
    • D.\(\frac{5}{9}\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 82245

    Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có đáy là hình thoi, \(\widehat {BAD} = {60^0}\) và \(A'A = A'B = A'D\). Gọi \(O = AC \cap BD\). Hình chiếu của A' trên (ABCD) là :

    • A.Trọng tâm \(\Delta ABD\)
    • B.Giao của hai đoạn AC và BD
    • C.Trung điểm của AO
    • D.Trọng tâm \(\Delta BCD\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 82246

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh \(a\). Biết \(SA = a, SA \bot BC\). Gọi I, J lần lượt là trung điểm của SA, SC. Góc giữa hai đường thẳng IJ và BD là 

    • A.\(90^0\)
    • B.\(30^0\)
    • C.\(45^0\)
    • D.\(60^0\)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 82247

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A, B; \(AB = BC = a,AD = 2BC, SA \bot \left( {ABCD} \right)\). Số đo góc giữa mặt phẳng (SCD) và mặt phẳng (ABCD) bằng \(45^0\). Độ dài đoạn thẳng SA 

    • A.\(a\sqrt 5 \)
    • B.\(a\sqrt 2 \)
    • C.\(a\sqrt 3 \)
    • D.\(2a\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 82248

    Trong bốn giới hạn sau, giới hạn nào là \( - \infty \)?

    • A.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {\mkern 1mu} \frac{{3{x^2} + x + 5}}{{1 + 2x}}\)
    • B.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {\mkern 1mu} \frac{{ - 2{x^2} + x - 1}}{{3 + x}}\)
    • C.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {\mkern 1mu} \frac{{3{x^2} - {x^4} + 1}}{{2 - x - {x^2}}}\)
    • D.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {\mkern 1mu} \frac{{1 - 3{x^3} + {x^2}}}{{5 + x - 2{x^2}}}\)
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 82249

    Biết hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{a}{{{x^3} - 2{x^2} + x - 2}} - \frac{b}{{{x^3} - {x^2} - 4}}\,\,\,khi\,x \ne 2\\
     - \frac{{7a}}{{200}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,x = 2
    \end{array} \right.\) liên tục tại điểm x = 2 thì hệ thức liên hệ giữa a và b.

    • A.\(8a - 5b = 0\)
    • B.\(2a+3b=0\)
    • C.\(a-3b=0\)
    • D.\(5a-8b=0\)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 82250

    Cho hình chóp S.ABCD với đáy ABCD là hình thang vuông tại A, B, đáy lớn AD = 8, BC = 6, SA vuông góc với mp (ABCD), SA = 6. Gọi M là trung điểm AB. (P) là mặt phẳng qua M và vuông góc với AB. Thiết diện của (P) và hình chóp có diện tích bằng?  

    • A.5
    • B.15
    • C.10
    • D.20
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 82251

    Mệnh đề nào sau đây đúng?

    • A.Góc giữa hai đường thẳng bất kỳ luôn là góc nhọn.
    • B.Góc giữa hai đường thẳng a b bằng với góc giữa hai đường thẳng ac khi b vuông góc với c.
    • C.Góc giữa hai đường thẳng a b bằng với góc giữa hai đường thẳng a c khi b song song hoặc trùng với c.
    • D.Góc giữa hai đường thẳng luôn luôn bằng với góc giữa hai véctơ có giá là hai đường thẳng đó.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 82252

    \(\lim \left( {2n - 3{n^3}} \right)\) bằng

    • A.2
    • B.- 3
    • C.\( + \infty \)
    • D.\( - \infty \)
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 82253

    Tính \(\lim \frac{{n + 2}}{{{n^2} + 3n - 1}}\). Kết quả là

    • A.0
    • B.1
    • C.\(\frac{2}{3}\)
    • D.2
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 82254

    Cho hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị như hình dưới đây, chọn khẳng định đúng:

     

     

     

     

     

    • A.Hàm số liên tục trên (1;4)
    • B.Hàm số liên tục trên R
    • C.Hàm số liên tục trên \(\left( {1; + \infty } \right)\)
    • D.Hàm số liên tục trên \(\left( { - \infty ;4} \right)\)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 82255

    Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào sai

    • A.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {\sqrt {{x^2} - x + 1}  + x - 2} \right) =  - \frac{3}{2}\)
    • B.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {1^ + }} \frac{{3x + 2}}{{x + 1}} =  - \infty \)
    • C.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {1^ - }} \frac{{3x + 2}}{{x + 1}} =  - \infty \)
    • D.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( {\sqrt {{x^2} - x + 1}  + x - 2} \right) =  + \infty \)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 82256

    Tính giới hạn \(K = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{\sqrt {4{x^2} + 1} }}{{x + 1}}\)

    • A.K = 4
    • B.K = 2
    • C.K = - 2
    • D.K = 1
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 82257

    Khẳng định đúng là

    • A.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = a \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f\left( x \right) = a\)
    • B.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = a \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f\left( x \right) = a\)
    • C.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = a \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f\left( x \right) = a\)
    • D.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = a \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f\left( x \right)\)
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 82258

    Cho hình vuông ABCD cạnh 4a, lấy H, K lần lượt trên các cạnh AB, AD sao cho \(BH = 3HA,{\rm{ }}AD = 3KD\). Trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABCD) tại H lấy điểm S sao cho \(\widehat {SBH} = {30^\circ }\). Gọi E là giao điểm của CH và BK. Tính cosin của góc giữa hai đường thẳng SE và BC.

    • A.\(\frac{{28}}{{5\sqrt {39} }}\)
    • B.\(\frac{{36}}{{5\sqrt {39} }}\)
    • C.Đáp án khác 
    • D.\(\frac{2}{{\sqrt {13} }}\)
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 82259

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \frac{\pi }{4}} \frac{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} - c{\rm{osx}}}}{{\tan \left( {\frac{\pi }{4} - x} \right)}}\) bằng

    • A.0
    • B.\( + \infty \)
    • C.\( - \sqrt 2 \)
    • D.\(\frac{1}{2}\)
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 82260

    Cho hình chóp S.ABCSA vuông góc với mp(ABC), tam giác ABC vuông  cân tại A, gọi H là hình chiếu vuông góc của điểm A lên mặt phẳng (SBC), biết \(SA = \frac{1}{2}BC = a.\) Tính độ dài đoạn AH.

    • A.\(AH = \frac{{\sqrt 2 }}{2}a.\)
    • B.\(AH = \frac{{\sqrt 6 }}{2}a.\)
    • C.\(AH = \frac{{\sqrt 6 }}{3}a.\)
    • D.\(AH = \frac{{\sqrt 3 }}{2}a.\)
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 82261

    Tìm \(a\) để hàm số \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{\sqrt {4x + 1}  - 1}}{{a{x^2} + (2a + 1)x}}\;khi\;x \ne 0\\
    3\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;khi\;x = 0
    \end{array} \right.\) liên tục tại x = 0.

    • A.\(\frac{1}{4}\)
    • B.\(\frac{1}{2}\)
    • C.1
    • D.\(-\frac{1}{6}\)
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 82262

    Cho hình chóp S.ABCD có tam giác ABCD vuông cân tại A, SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) và \(SA = 2AB = 2a\). Gọi \(\alpha \) là góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABC). Khẳng định nào sau đây là đúng ?

    • A.\(60^\circ  < \alpha  < 90^\circ \)
    • B.\(\alpha  = 90^\circ \)
    • C.\(\alpha  < 30^\circ \)
    • D.\(30^\circ  < \alpha  < 60^\circ \)
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 82263

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {1 - x}  - 1}}{x}\) bằng

    • A.\( + \infty \)
    • B.0
    • C.\(\frac{1}{2}\)
    • D.\(-\frac{1}{2}\)
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 82264

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{{x^3} - 1}}\) bằng

    • A.0
    • B.\( - \frac{1}{3}\)
    • C.\(  \frac{1}{3}\)
    • D.\( - \frac{2}{3}\)
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 82265

    Kết quả đúng của \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {x - {x^3} + 1} \right)\) bằng

    • A.1
    • B.\( + \infty \)
    • C.0
    • D.\( - \infty \)
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 82266

    Phương trình nào dưới đây có nghiệm trong khoảng (0;1)

    • A.\(3{x^4} - 4{x^2} + 5 = 0\)
    • B.\({\left( {x - 1} \right)^5} - {x^7} - 2 = 0\)
    • C.\(3{x^{2017}} - 8x + 4 = 0\)
    • D.\(2{x^2} - 3x + 4 = 0\)
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 82267

    Giá trị của \(a\) để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^2} - 4x + 3}}{{x - 3}}\,\,khi\,x \ne 3\\
    a\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,x = 3
    \end{array} \right.\) liên tục tại x = 3 là

    • A.2
    • B.4
    • C.- 2
    • D.1
  • Câu 41:

    Mã câu hỏi: 82268

    Hàm số gián đoạn tại điểm \(x_0=-1\) là hàm số

    • A.\(y = \frac{{{x^2} + 1}}{{x + 1}}\)
    • B.\(y = \frac{{x + 2}}{{x + 11}}\)
    • C.\(y = (x + 1)({x^2} + 11)\)
    • D.\(y = \frac{{x + 1}}{{{x^2} + 1}}\)
  • Câu 42:

    Mã câu hỏi: 82269

    Cho \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = L \ne 0\). Trong các mệnh đề sau,mệnh đề nào sai?

    • A.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \sqrt {f\left( x \right)}  = \sqrt L \)
    • B.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \sqrt[3]{{f\left( x \right)}} = \sqrt[3]{L}\)
    • C.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} {\left[ {f\left( x \right)} \right]^2} = {L^2}\)
    • D.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \left( {\frac{1}{{f\left( x \right)}}} \right) = \frac{1}{L}\)
  • Câu 43:

    Mã câu hỏi: 82270

    Tìm giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - 2} \frac{{\sqrt[4]{{2 - 7x}} - 2}}{{x + 2}}\)

    • A.\( - \frac{7}{{24}}\)
    • B.\( - \frac{7}{{64}}\)
    • C.\( - \frac{7}{{32}}\)
    • D.\( - \frac{7}{{16}}\)
  • Câu 44:

    Mã câu hỏi: 82271

    Một chất điểm chuyển động với phương trình \(s\left( t \right) = {t^3} - 3{t^2} - 9t\) (\(t\) được tính bằng giây, s(t) được tính bằng mét). Tính vận tốc của vật tại thời điểm t = 5 giây.

    • A.28 m/s
    • B.12 m/s
    • C.36 m/s
    • D.5 m/s
  • Câu 45:

    Mã câu hỏi: 82272

    Cho hình chóp S.ABC, có đáy ABC là tam giác vuông tại A và SA = SB = SC. Gọi H là trung điểm cạnh BC. Khẳng định nào sau đây sai?

    • A.\(SH \bot \left( {SBC} \right)\)
    • B.\(SH \bot BC\)
    • C.\(SH \bot AC\)
    • D.\(SH \bot \left( {ABC} \right)\)
  • Câu 46:

    Mã câu hỏi: 82273

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = a, \(AD = a\sqrt 3 \). Cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và SA = a. Góc giữa đường thẳng SB và CD là:

    • A.\(30^0\)
    • B.\(90^0\)
    • C.\(0^0\)
    • D.\(45^0\)
  • Câu 47:

    Mã câu hỏi: 82274

    \(\lim \frac{{2n + 3{n^2}}}{{3n + 1}}\) bằng

    • A.\(\frac{3}{4}\)
    • B.\( + \infty \)
    • C.0
    • D.\(\frac{5}{7}\)
  • Câu 48:

    Mã câu hỏi: 82275

    Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Góc giữa cặp đường thẳng AB và A'C' bằng:

    • A.\(45^0\)
    • B.\(90^0\)
    • C.\(30^0\)
    • D.\(60^0\)
  • Câu 49:

    Mã câu hỏi: 82276

    Gọi \(a, b, c\) là các giá trị để hàm số \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{\sqrt {3x + 1}  - (x + a)}}{{2 - \sqrt[3]{{x + 7}}}}, khi \,x > 1\\
    3, khi \,x = 1\\
    \frac{{\sqrt {x + b}  - c}}{{\sqrt x  - 1}}, khi \,\frac{9}{{10}} \le x < 1
    \end{array} \right.\) liên tục tại \(x_0=1\). Tính \(P = 5a + 9b + 3c\)

    • A.P = 12
    • B.P = 4
    • C.P = 2
    • D.P = - 2
  • Câu 50:

    Mã câu hỏi: 82277

    Tổng \(S = \frac{1}{6} + \frac{5}{{36}} + ... + \left( {\frac{{{3^n} - {2^n}}}{{{6^n}}}} \right) + ...\) có giá trị bằng

    • A.\(\frac{2}{3}\)
    • B.\(\frac{1}{2}\)
    • C.1
    • D.\(\frac{3}{4}\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?