Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 13018
Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt
- A.e
- B.e,n
- C.e,n,p
- D.p,n
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 13019
Nguyên tử nguyên tố X có 13 electron. Điện tích hạt nhân của X là
- A.12
- B.13-
- C.13
- D.13+
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 13020
Nguyên tử Y có số e là 15 và số n là 16. Số khối là
- A.31
- B.15
- C.16
- D.30
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 13021
Số proton, nơtron, electron trong nguyên tử 37Cl lần lượt là
- A.17, 35, 18.
- B.17, 18, 18.
- C.35, 17, 18.
- D.17, 20, 17.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 13022
Oxi có 3 đồng vị 16O,17O,18O và cacbon có 2 đồng vị 12C,13C . Có thể tạo ra số phân tử cacbon monooxit (CO) là
- A.3
- B.9
- C.6
- D.12
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 13023
Nguyên tố Argon có 3 đồng vị 40Ar(99,63%), 36Ar(0,31%), 38Ar(0,06%). Nguyên tử khối trung bình của Argon là
- A.39,75.
- B.37,55.
- C.39,99.
- D.38,25.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 13024
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e là 60. Trong đó, số hạt mang điện âm bằng số hạt không mang điện. Số khối của X là
- A.30
- B.20
- C.60
- D.40
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 13025
Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là
- A.2, 8, 18, 32.
- B.2, 6, 10, 14.
- C.2, 6, 8, 18.
- D.2, 4, 6, 8.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 13026
Cho S (Z = 16), cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh là
- A.1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.
- B.1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.
- C.1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.
- D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 13027
Cấu hình electron của Mg2+ (Z = 12) là
- A.1s22s22p63s2
- B.1s22s22p6.
- C.1s22s22p63s23p2.
- D.1s22s22p63s23p6.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 13028
Nguyên tử P (Z = 15) có số e ở lớp ngoài cùng là
- A.3
- B.4
- C.5
- D.8
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 13029
Số e độc thân của Mn (Z = 25) là
- A.1
- B.2
- C.3
- D.5
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 13030
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố Y có 8 electron trên các phân lớp p. Viết cấu hình electron nguyên tử của Y và cho biết Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
- A.1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 , Y là phi kim
- B.1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 , Y là phi kim
- C.1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 , Y là kim loại
- D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6, Y là khí hiếm
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 13031
Nguyên tố đồng có hai đồng vị bền và . Biết nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính phần trăm hàm lượng của đồng vị 63Cu trong Cu(NO3)2 (cho O=16, N=14).
- A.24,52%
- B.9,358%
- C.24,59%
- D.9,285%
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 13032
Biết tổng số hạt proton, electron và nơtron trong một nguyên tử của nguyên tố X là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Vị trí của X trong Bảng tuần hoàn và tính chất nguyên tố X là:
- A.Ô 12,chu kì 3, nhóm IIA, là kim loại
- B.Ô 11, chu kì 3, nhóm IA, là kim loại
- C.Ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA, là kim loại
- D.Ô 10, chu kì 2, nhóm VIIIA, là khí hiếm
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 13033
Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp gồm (Mg, MgO) bằng dung dịch axit HCl 7,3% vừa đủ. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí ở đktc. (cho biết H = 1; O = 16; Mg = 24; Cl = 35,5)
Tính khối lượng Mg và MgO trong hỗn hợp đầu và Tính khối lượng dung dịch axit HCl 7,3% đã dùng.
- A.mMg = 2,4 gam , mMgO = 2,0 gam,mddHCl = 150g
- B.mMg = 2,4 gam , mMgO = 2,0 gam,mddHCl = 100g
- C.mMg = 2,0 gam , mMgO = 2,4 gam,mddHCl = 150g
- D.mMg = 2,4 gam , mMgO = 2,0 gam,mddHCl = 75g
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 13034
Có hợp chất MX3. Cho biết:
- Tổng số hạt proton, nơtron và electron là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8
- Tổng 3 loại hạt trên trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16
Nguyên tố M và X là nguyên tố nào sau đây?
- A.Al và Br
- B.Mg và Br
- C.Al và Cl
- D.Fe và Cl
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 13035
Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 56, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt electron có trong 5,6g sắt là:
- A.6,02.1022
- B.96,52.1020
- C.3,01.1023
- D.15,6598.1023
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 13036
Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Xác định vị trí (ô, nhóm, chu kì) của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn.
- A.X,Y Đều ở chu kì 3 lần lượt ở nhóm VII A và IIA có ZX = 17 và ZY = 12
- B.X chu kì 3 nhóm VA có Z=17 và Y chu kì 4 nhóm IIA có Z=20
- C.X chu kì 3 nhóm VIIA có Z=17 và Y chu kì 4 nhóm IIA có Z=20
- D.X ở chu kì 4, nhóm IA có ZX = 19 và Y ở chu kì 3, nhóm VIA có ZY = 16
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 13037
Xét các nguyên tố Cl, Al, Na, P và F. Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử trong dãy nào sau đây đúng?
- A.Cl<F<P<Al<Na
- B.F<Cl<P<Al<Na
- C.Na<Al<P<Cl<F
- D.Cl < Na <Al<P<Cl
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 13038
Ba nguyên tố A, B, C cùng chu kì và là những nguyên tố phổ biến trong vỏ trái đất. Hóa trị cao nhất với oxi của B bằng hóa trị của nó với hiđro. C là nguyên tố phi kim, khi kết hợp B với C tạo BC4. C tác dụng mãnh liệt với A tạo thành AC. A,B,C lần lượt là :
- A.Na, C, F
- B.Li,Si,Cl
- C.Li,C,F
- D.Na,Si,Cl
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 13039
Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3, công thức hợp chất với hiđro và công thức oxit cao nhất là:
- A.RH2, RO
- B.RH3, R2O3
- C.RH4, RO2
- D.RH3 và R2O5
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 13040
Hai nguyên tố X và Y tạo được các ion X3+, Y- tương ứng có số electron bằng nhau. Tổng số các hạt (p, n, e) trong hai ion bằng 66. Nguyên tố X và Y là:
- A.Na và Cl
- B.Na và F
- C.Al và F
- D.Ca và Cl
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 13041
Một nguyên tử X gồm 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hat là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % theo số mol các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Hỏi nguyên tử khối trung bình của X là bao nhiêu?
- A.12
- B.12,5
- C.13
- D.14
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 13042
Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s2. Cấu hình electron của ion tạo ra từ X là
- A.1s22s22p63s23p64s2
- B.1s22s22p63s23p6
- C.1s22s22p63s2
- D.1s22s22p63s23p64s24p2
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 13043
Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn, Y tạo được hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M cho hợp chất có công thức MY2, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là:
- A.Mg
- B.Zn
- C.Fe
- D.Cu
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 13044
Ba nguyên tố X, Y và Z: X thuộc nhóm II, Y thuộc nhóm IV, Z thuộc nhóm VI, Y và Z cùng một chu kì và hình thành với nhau 2 hợp chất, 1 cháy được và 1 không cháy. Hợp chất hình thành từ 3 nguyên tố này có rất nhiều trong tự nhiên và dùng nhiều trong xây dựng. Ba nguyên tố đó theo thứ tự X, Y, Z là:
- A.Na, Si và O
- B.Ca, Si và O
- C.Na, Si và O
- D.Ca, C và O
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 13045
Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron, theo thứ tự phía gần hạt nhân là K, L, M, N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có năng lượng cao nhất?
- A.Lớp K
- B.Lớp L
- C.Lớp M
- D.Lớp N
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 13046
Chọn phát biểu đúng
Trong một chu kì, đi theo chiều từ trái qua phải:
- A.Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần
- B.Tính phi kim của các nguyên tố giảm dần
- C.Hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi giảm dần
- D.Hóa trị cao nhất của nguyên tố phi kim đối với hiđro tăng dần
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 13047
Cho biết tổng số electron trong ion XY32- là 42. Trong hạt nhân X cũng như hạt nhân Y có số proton bằng số nơtron. Số khối của X và Y lần lượt là
- A.32 và 16
- B.12 và 16
- C.28 và 16
- D.Kết quả khác
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 13048
Nhiệt phân hoàn toàn 15g muối cacbonat của một kim loại hóa trị II. Toàn bộ khí thu được hấp thụ hoàn toàn vào 200g dung dịch NaOH 4% được dung dịch mới (không còn NaOH) có nồng độ các chất tan là 6,63%. Kim loại đó là
- A.Mg
- B.Cu
- C.Ca
- D.Ba
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 13049
Cho H2SO4 loãng dư tác dụng với 6,659g hỗn hợp 2 kim loại X và Y đều hóa trị II, người ta thu được 0,1 mol khí, đồng thời khối lượng hỗn hợp giảm 6,5g. Hòa tan phần còn lại bằng H2SO4 đặc, nóng người ta thấy thoát ra 0,16g khí SO2. X, Y là những kim loại nào?
- A.Fe và Zn
- B.Mg và Zn
- C.Cu và Ca
- D.Zn và Cu
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 13050
Một nguyên tố N có hai đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của N có 35 proton. Đồng vị 1 có 44 nơtron, đồng vị 2 có nhiều hơn đồng vị 1 là 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố N là
- A.79,2
- B.78,9
- C.79,92
- D.80,5
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 13051
Cho oxit AxOy của kim loại A có hóa trị không đổi. Cho 1,53g AxOy nguyên chất tan trong HNO3 dư thu được 2,61g muối. Công thức của oxit là
- A.CaO
- B.MgO
- C.BaO
- D.CuO
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 13052
Cho 7g hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra x lít khí ở đktc. Dung dịch thu được đem cô cạn thấy có 9,2g muối khan. Thể tích x là
- A.4,48 lít
- B.3,48 lít
- C.2,28 lít
- D.1,28 lít
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 13053
Hai nguyên tố M, X thuộc cùng một chu kì, đều thuộc nhóm A. Tổng số proton của M và X bằng 28. M, X tạo được hợp chất với hiđro trong đó số nguyên tử hiđro bằng nhau và nguyên tử khối của M nhỏ hơn của X 12 đơn vị. Công thức phân tử của MX là
- A.KF
- B.NaCl
- C.CaO
- D.MgS
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 13054
Hiđroxit cao nhất của một nguyên tử R có dạng HRO4. R cho hợp chất khí với hiđro chứa 2,74% hiđro theo khối lượng. R là
- A.P
- B.Cl
- C.Br
- D.I
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 13055
Trong tự nhiên, nguyên tố brom có 2 đồng vị là 79Br và 81Br . Nếu nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91 thì % của 2 đồng vị này lần lượt là
- A.35% và 65%
- B.45,5% và 54,5%
- C.54,5% và 45,5%
- D.61,8% và 38,2%
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 13056
Chọn câu sai
- A.Hạt nhân nguyên tử 1H không có nơtron
- B.Có thể coi ion H+ như là một proton
- C.Nguyên tử 2H có số hạt không mang điện là 2
- D.Nguyên tử 3H có số electron là 1.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 13057
Chọn mệnh đề đúng.
- A.Thông thường các nguyên tố có 3 electron ở lớp ngoài cùng là kim loại
- B.Tất cả các nguyên tố có 5 electron ở lớp ngoài cùng đều là phi kim
- C.Thông thường các nguyên tố có 4 electron ở lớp ngoài cùng đều là phi kim
- D.Tất cả các nguyên tố có 3 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại