Đề kiểm tra Chương 2 môn Hóa 10 năm 2019-2020 Trường THPT Phan Đình Phùng

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 149657

    A và B là 2 nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân 32. Hai nguyên tố đó ở vị trí nào trong bảng HTTH ?

    • A.X: chu kì 2,  nhóm II; Y: chu kì 3 nhóm II    
    • B.X: chu kì 2, nhóm III; Y: chu kì 3, nhóm III
    • C.X: chu kì 2, nhóm V; Y: chu kì 3 nhóm VI   
    • D.X: chu kì 3, nhóm VII; Y: chu kì 4, nhóm VII.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 149658

    Điều khẳng định nào sau đây là sai:

    • A.Đi từ trái sang phải các nguyên tố trong 1 chu kì được xếp theo chiều nguyên tử khối tăng
    • B.Xếp theo chiều Z tăng dần khi đi từ đầu đến cuối chu kì
    • C.Các nguyên tố cùng 1 chu kì đầu có số lớp e bằng nhau
    • D.Trong các chu kì đứng đầu là 1 kim loại kiềm kết thúc là 1 khí hiếm.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 149659

    Nguyên tử của nguyên tố R có 3e thuộc phân lớp 3d. Xác định vị trí R trong bảng hệ thống tuần hoàn?

    • A.Ô 23, chu kì 4, nhóm VB 
    • B.Ô 25, chu kì 4, nhóm VIIB
    • C.Ô 24, chu kì 4, nhóm VIA  
    • D.Tất cả sai.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 149660

    Hãy xếp các axit sau theo thứ tự tính axit tăng:

    • A.H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4 ; 
    • B.H2SiO3, H3PO4, HClO4, H2SO4;
    • C.H3PO4, H2SiO3, H2SO4, HClO4
    • D.Tất cả đều sai.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 149661

    Tính chất hoá học các nguyên tố thuộc 1 nhóm B tương tự nhau vì:

    • A.Cấu tạo vỏ e giống nhau  
    • B.Cấu tạo hạt nhân giống nhau
    • C.Có e hoá trị bằng nhau   
    • D.Có bán kính nguyên tử bằng nhau.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 149662

    Nguyên tố X có Z = 38 thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

    • A.Chu kì 4, nhóm IIA  
    • B.Chu kì 5, nhóm IIA 
    • C.Chu kì 5, nhóm IIB  
    • D.Chu kì 5, nhóm IIIA
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 149663

    Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

    1. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm IA (trừ H) đều là kim loại

    2. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm IVA đều là phi kim

    3. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm B (phân nhóm phụ) đều là kim loại

    • A.2, 3 đều sai   
    • B.1, 2, 3 đều sai   
    • C.Chỉ có 2 sai    
    • D.Chỉ có 3 sai
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 149664

    Cho các nguyên tố: B, C, N và S. Nguyên tố có hoá trị cao nhất với oxi và hiđro lần lượt bằng 6 và 2 là:

    • A.
    • B.N
    • C.C       
    • D.S
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 149665

    Cho các nguyên tố sau: B, C, N, Al. Nguyên tố mà oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng có tính axit mạnh nhất là:

    • A.B     
    • B.N   
    • C.
    • D.Al
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 149666

    Một hợp chất ACO3 có % khối lượng A là 200/7 %. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là?

    • A.Chu kì 4, nhóm VIB 
    • B.Chu kì 4, nhóm IIA   
    • C.Chu kì 3, nhóm IIA   
    • D.Chu kì 4, nhóm IIB
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 149667

    Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Kí hiệu và vị trí của R (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn là:

    • A.Na, chu kì 3, nhóm IA   
    • B.Mg, chu kì 3, nhóm IIA  
    • C.F, chu kì 2, nhóm VIIA   
    • D.Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 149668

    Nguyên tử của những nguyên tố trong một nhóm A đều có cùng số:

    • A.Proton    
    • B.Nơtron    
    • C.Electron lớp ngoài cùng 
    • D.Lớp electron
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 149669

    Các nguyên tố trong chu kì 2 có hoá trị cao nhất với oxi:

    • A.Không đổi     
    • B.Giảm dần từ 4 - 1  
    • C.Tăng dần từ 1 - 7   
    • D.Tất cả đều sai
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 149670

    Nguyên tố X có kí hiệu là: 2512X có tổng số e, số n và số e lớp ngoài cùng lần lượt là:

    • A.12e; 13n; 1e  
    • B.13e;  12n; 1e   
    • C.13e; 12n; 2e 
    • D.12e; 13n; 2e
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 149671

    Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt n lớn hơn số hạt p là 1. Cho biết nguyên tố trên  thuộc loại nguyên tố nào? 

    • A.Nguyên  tố s  
    • B.Nguyên  tố p  
    • C.Nguyên tố d   
    • D.Nguyên  tố f
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 149672

    Trong một nhóm A theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Hoá trị cao nhất của các nguyên tố với oxi:

    • A.Tăng dần từ 1-7 
    • B.Tăng dần từ 1-8 
    • C.Không đổi và bằng số thứ tự của nhóm.   
    • D.Tăng rồi giảm
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 149673

    Trong một chu kì của bảng HTTH, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

    • A.Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần   
    • B.Hoá trị cao nhất của các nguyên tố đối với oxi tăng dần
    • C.Tính phi kim của các nguyên tố giảm dần  
    • D.Hoá trị của nguyên tố phi kim đối với oxi không đổi
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 149674

    Trong oxit cao nhất của nguyên tố X thuộc nhóm VI A, tỉ lệ khối lượng của X và oxi bằng 2 : 3. Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng:

    • A.40  
    • B.64      
    • C.32     
    • D.24
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 149675

    Xác định số hiệu nguyên tử Z và hóa trị cao nhất trong hợp chất với O của nguyên tố X cùng hàng vớii Rb (Z = 37) và cùng phân nhóm với Ti (Z = 22)

    • A.40; 2     
    • B.39; 3     
    • C.40; 4   
    • D.41; 3
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 149676

    Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm III có cấu hình phù hợp là:

    • A.[Ar]3s23p2     
    • B.[Ar]3s23p1   
    • C.[Ar]4s23d1   
    • D.[Ar]3d14s2
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 149677

    Hóa trị tối đa với oxi của nguyên tố X thuộc nhóm IIIA, nguyên tố Y thuộc nhóm IIIB lần lượt là.

    • A.3, 3 
    • B.3, 5   
    • C.3, 6     
    • D.5, 5
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 149678

    Dãy chất nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần:

    • A.H2SiO3, HAlO2, H3PO4, H2SO4, HClO
    • B.HClO4, H3PO4, H2SO4, HAlO2, H2SiO3
    • C.HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2   
    • D.H2SO4, HClO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 149679

    Cấu hình e của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5. Hợp chất với hidro và oxit cao nhất có dạng

    • A.HX, X2O7 
    • B.H2X, XO3    
    • C.XH4, XO2     
    • D.H3X, X2O5
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 149680

    Hợp chất với hidro của nguyên tố X có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là:

    • A.14  
    • B.31 
    • C.32     
    • D.52
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 149681

    Oxit cao nhất của nguyên tố Y là YO3. Trong hợp chất với hidro của Y, hidro chiếm 5,88% về khối lượng. Y là nguyên tố:

    • A.O   
    • B.P    
    • C.
    • D.Se
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 149682

    Trong cùng một nhóm A, khi số hiệu nguyên tử tăng dần thì:

    • A.Năng lượng ion hóa giảm dần.    
    • B.Nguyên tử khối giảm dần.
    • C.Tính kim loại giảm dần.  
    • D.Bán kính nguyên tử giảm dần.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 149683

    Nguyên tử nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 13, số khối bằng 27. Số electron hoá trị là:

    • A.13  
    • B.
    • C.3    
    • D.4
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 149684

    So sánh độ mạnh của các axit H3PO4, H3AsO4, H2SO4. Biết P thuộc nhóm VA, chu kì 3, S thuộc nhóm VIA chu kì 3, As thuộc nhóm VA, chu kì 4. Sắp xếp các axit trên theo độ mạnh tăng dần .

    • A.H3PO4< H3AsO4< H2SO4  
    • B.H3AsO4< H3PO4< H2SO4
    • C.H2SO4 < H3AsO4< H3PO4  
    • D.H3PO4< H2SO4< H3AsO4
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 149685

    Sắp xếp các bazơ Al(OH)3, Mg(OH)2, Ba(OH)theo độ mạnh tăng dần

     

    • A.Al(OH)3 < Mg(OH)2 < Ba(OH)2  
    • B.Al(OH)3 < Ba(OH)< Mg(OH)
    • C.Ba(OH)< Mg(OH)< Al(OH)3  
    • D.Mg(OH)< Ba(OH)< Al(OH)
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 149686

    Sắp xếp các nguyên tố sau Mg (Z = 12), Ba (chu kì 6, nhóm IIA), O, F theo bán kính tăng dần

    • A.O < F< Mg < Ba    
    • B.F < O < Mg < Ba 
    • C.Ba < Mg < O < F     
    • D.O < F < Ba < Mg
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 149687

    Cho nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp s là 7. Cho biết X thuộc nhóm A. Vậy X là

    • A.Na.    
    • B.K.  
    • C.O. 
    • D.D.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 149688

    Nguyên tử của nguyên tố A và B  đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 13. Vậy số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là

    • A.7;8.   
    • B.7;9.  
    • C.1;2.    
    • D.5;6.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 149689

    Cho nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s1. Cấu hình electron của ion X+ là

    • A.1s22s22p63s23p6.    
    • B.1s22s22p63s23p43d10.
    • C.1s22s22p63s23p43d1.   
    • D.1s22s22p63s23p43d5.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 149690

    Cho độ âm điện của F, O, Cl, S lần lượt là: 3,97; 3,44; 3,16; 2,58. Thứ tự các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự giầm dần của tính phi kim là

    • A.F, Cl, O, S.   
    • B.F, Cl, S, O.   
    • C.Cl, F, S, O.  
    • D.F, O, Cl, S.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 149691

    Một nguyên tử X tạo ra hợp chất H3X với hiđro và X2O3 với oxi. Biết rằng X có 3 lớp electron. Số hiệu nguyên tử của X là

    • A.14.  
    • B.15.   
    • C.13.   
    • D.12.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 149692

    Nguyên tử X có cấu hình electron của phân lớp có mức năng lượng cao nhất là 2p4. Chỉ ra nhận định không đúng về nguyên tử X?

    • A.Trong bảng tuần hoàn, X nằm ở nhóm IIIA.
    • B.Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6 electron.
    • C.Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3.
    • D.Hạt nhân nguyên tử X có 8 proton.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 149693

    Cho cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau

    Z: 1s22s22p63s2.     

    Y: 1s22s22p63s23p6.

    Z: 1s2.       

    T: 1s22s2.

    Các nguyên tố là khí hiếm là

    • A.Y.   
    • B.Z. 
    • C.Y và Z.    
    • D.Y, Z, T.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 149694

    Cho các nhận định sau đây

    (1). Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, hóa trị của các nguyên tố trong công thức oxit cao nhất tằng dần từ 1 đến 7.

    (2). Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tố giảm.

    (3). Nguyên tử R có Z= 15. Công thức hợp chất khí đối với hiđro và oxit cao nhất của R là: RH3, RO3.

    (4). Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loai tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.

    (5). Anion X- và cation Y+ có cấu hình e giống nguyên tử Ne khi đó nguyên tử X có nhiều hơn nguyên tử Y là 2 electron.

    Số nhận định đúng là

    • A.3. 
    • B.4.
    • C.5. 
    • D.6.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 149695

    Cho cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63dx4s2. Giá trị của x để A ở chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là

    • A.0
    • B.10
    • C.7
    • D.8
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 149696

    Các nguyên tố 12Mg, 13Al, 5B, 6C được sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ âm điện là

    • A.Mg < B < Al < C.
    • B.Mg < Al < B < C.
    • C.B < Mg < Al < C.
    • D.Al < B < Mg < C.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?