Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 8175
Đơn vị của động lượng
- A.kg m.s2
- B. kg.m.s
- C.kg.m/s
- D.kg/m.s
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 8176
Chọn câu phát biểu sai ?
- A.Động lượng của mỗi vật trong hệ kín có thể thay đổi
- B.Động lượng của vật là đại lượng véctơ
- C.Động lượng của một hệ kín luôn luôn thay đổi
- D.Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và vận tốc của vật
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 8177
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A.Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.
- B.Vật rơi tự do không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.
- C.Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác (Mặt Trời, các hành tinh. . . ).
- D.Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 8178
Chọn phát biểu sai :
- A.Hiệu suất cho biết tỉ lệ giữa công có ích và công toàn phần do máy sinh ra khi hoạt động
- B.Hiệu suất được tính bằng hiệu số giữa công có ích và công toàn phần
- C.Hiệu suất được tính bằng thương số giữa công có ích và công toàn phần
- D.Hiệu suất có giá trị luôn nhỏ hơn 1
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 8179
Chọn câu sai về công của lực ?
- A.Công của lực là đại lượng vô hướng
- B.Công của lực có giá trị đại số
- C.Công của lực được tính bằng biểu thức F.S.cos \(\alpha \)
- D.Công của lực luôn luôn dương
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 8180
Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang là
- A.lực ma sát
- B.lực phát động
- C.lực kéo
- D.trọng lực
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 8181
Công của lực tác dụng lên vật bằng 0 khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều chuyển động là
- A.00
- B. 600
- C. 1800
- D.900
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 8182
Công suất được xác định bằng
- A.tích của công và thời gian thực hiện công
- B.công thực hiện trong một đơn vị thời gian
- C.công thực hiện được trên một đơn vị chiều dài
- D.giá trị công thực hiện được.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 8183
Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Dl (Dl < 0) thì thế năng đàn hồi bằng ( chọn thế năng tại vị trí của vật khi mà lò xo chưa bị nén )
- A.\({W_t} = \frac{1}{2}k.\Delta l\)
- B.\({W_t} = \frac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\)
- C.\({W_t} = - \frac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\)
- D.\({W_t} = - \frac{1}{2}k.\Delta l\)
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 8184
Câu nào sau đây đúng khi nói về động năng?
- A.Viên đạn khối lượng 10 g bay ra từ nòng súng với tốc độ 200 m/s thì có động năng là 200 J.
- B.Hòn đá đang rơi tự do thì thế năng tăng.
- C.Hai vật cùng khối lượng, trong hai hệ qui chiếu khác nhau vật nào có tốc độ lớn hơn thì có động năng lớn hơn.
- D.Máy bay đang bay với tốc độ 720 km/h, người phi công nặng 65 kg có động năng đối với máy bay là 1300 kJ.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 8185
Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của năng lượng?
- A.kg.m2/s2
- B. N/m
- C.W.s
- D.J
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 8186
Câu nào sau đây sai. Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi thì
- A.lực kéo của động cơ sinh công dương
- B. lực ma sát sinh công âm
- C. trọng lực sinh công âm
- D.phản lực sinh công âm
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 8187
Một vật nằm yên có thể có
- A.thế năng
- B.vận tốc
- C.động năng
- D.động lượng
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 8188
Một vật có trọng lượng 1 N và động năng 1,25 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật bằng?
- A.5 m/s
- B.25 m/s
- C.1,6 m/s
- D.2,5 m/s
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 8189
Một vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang với tốc độ 10 m/s nhờ lực kéo \(\overrightarrow F \) chếch lên trên, hợp với hướng thẳng đứng một góc 30o và có độ lớn F = 200 N. Tính công suất của lực \(\overrightarrow F \)?
- A.1500 W
- B.1732 W
- C.1000 W
- D.2000 W
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 8190
Cho hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1 kg. Vận tốc của vật (1) có độ lớn v1 = 1 m/s, vận tốc của vật (2) có độ lớnv2 = 2 m/s. Khi véctơ vận tốc của hai vật cùng hướng với nhau, tổng động lượng của hệ có độ lớn là
- A.1 kg.m/s
- B.2 kg.m/s
- C.3 kg.m/s
- D.0,5 kg.m/s
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 8191
Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn thì lực thực hiện một công
- A.20J
- B.40J
- C.20\(\sqrt 3 \)J
- D.60J
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 8192
Một người dùng tay đẩy một cuốn sách trượt một khoảng dài 1m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có độ lớn 5N, có phương là phương chuyển động của cuốn sách. Người đó đã thực hiện một công là
- A.15J
- B. 2,5J
- C.7,5
- D. 5J
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 8193
Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có trọng lượng 12kN lên cao 30m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ
- A.100%
- B. 80%
- C.60%
- D. 40%
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 8194
Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là
- A.2500N.
- B.32400N.
- C.16200N.
- D.1250N.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 8195
Một chất điểm đang đứng yên bắt đầu chuyển động thẳng biến đổi đều, động năng của chất điểm bằng 150J sau khi chuyển động được 1,5m. Lực tác dụng vào chất điểm có độ lớn bằng
- A.0,1N
- B. 1N
- C.10N
- D. 100N
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 8196
Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là Wt1 = 600J. Thả vật rơi tự do tới mặt đất tại đó thế năng của vật là Wt2 = - 900J. Lấy g = 10m/s2. Mốc thế năng được chọn cách mặt đất
- A. 20m
- B.25m
- C.30m
- D.35m
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 8197
Một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va chạm là
- A.\(\frac{v}{3}\)
- B.v
- C.3v
- D.4v
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 8198
Ném một vật khối lượng m từ độ cao h theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất, vật nảy lên độ cao h’ = 1,5h. Bỏ qua mất mát năng lượng khi chạm đất. Vận tốc ném ban đầu phải có giá trị là
- A.vo = \(\sqrt {\frac{{gh}}{2}} \)
- B.vo = 2 \(\sqrt {gh} \)
- C.vo = 1,5 \(\sqrt {gh} \)
- D.vo = \(\sqrt {gh} \)
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 8199
Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc vo thì đạt được độ cao cực đại là 18m. Gốc thế năng ở mặt đất. Độ cao của vật khi động năng bằng thế năng là
- A. 10m.
- B.9m.
- C.6m.
- D.12m.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 8200
Khi nói về chuyển động thẳng đều, phát biểu nào sau đây SAI ?
- A.Động lượng của vật không thay đổi
- B.Xung của lực bằng không
- C.Độ biến thiên động lượng = 0
- D.Động lượng của vật không được bảo toàn
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 8201
Khi vận tốc của một vật tăng gấp đôi thì
- A.thế năng tăng gấp đôi.
- B.gia tốc tăng gấp đôi
- C.động năng tăng gấp đôi
- D.động lượng tăng gấp đôi
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 8202
Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên, trong quá trình chuyển động của vật thì
- A.động năng giảm, thế năng tăng
- B. động năng giảm, thế năng giảm
- C.động năng tăng, thế năng giảm
- D.động năng tăng, thế năng tăng
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 8203
Động năng của vật tăng gấp đôi khi
- A.m giảm một nửa ,v tăng gấp đôi
- B.m không đổi ,v tăng gấp đôi
- C. m tăng gấp đôi ,v giảm còn một nữa
- D.m không đổi ,v giảm còn một nữa
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 8204
Khi vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì
- A.động năng của vật được bảo toàn.
- B.động lượng của vật được bảo toàn.
- C.cơ năng của vật được bảo toàn.
- D.thế năng của vật được bảo toàn.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 8205
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về định luật bảo toàn động lượng?
- A.Trong một hệ cô lập, tổng động lượng của hệ đựơc bảo toàn.
- B.Trong một hệ cô lập, tổng động lượng của hệ là một vectơ không đổi cả về hướng và độ lớn.
- C.Trong một hệ cô lập, độ biến thiên động lượng của hệ bằng 0
- D.Trong một hệ cô lập, tổng động lượng của hệ luôn bằng 0.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 8206
Xét biểu thức tính công của một lực A = F.S.cosα. Biết α là góc hợp bởi hướng của lực và hướng chuyển động. Lực sinh công cản khi
- A.\(\alpha = 0\)
- B.\(0 < \alpha < \frac{\pi }{2}\)
- C.\(\frac{\pi }{2} < \alpha < \pi \)
- D.\(\alpha = \frac{\pi }{2}\)
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 8207
Vật có khối lượng m gắn vào đầu lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia cố định. Khi lò xo bị nén một đoạn \(\Delta l\) (\(\Delta l\)< 0). Thế năng đàn hồi của lò xo là
- A.\(\frac{1}{2}k{(\Delta l)^2}\)
- B.\( - \frac{1}{2}k{(\Delta l)^2}\)
- C.\( \frac{1}{2}k(\Delta l)\)
- D.\( - \frac{1}{2}k(\Delta l)\)
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 8208
Khi khối lượng giảm một nửa và vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ
- A.tăng gấp 8.
- B.tăng gấp đôi.
- C.tăng gấp 4.
- D.không đổi.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 8209
Đáp án nào sau đây là đúng?
- A.Lực là đại lượng véc tơ nên công cũng là đại lượng véc tơ
- B.Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời của vật
- C.công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số
- D.một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 8210
Công suất được xác định bằng
- A.tích của công và thời gian thực hiện công
- B.công thực hiện trong một đơn vị thời gian
- C.công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài
- D.giá trị công thực hiện được.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 8211
Chọn câu sai về công của lực ?
- A.Công của lực là đại lượng vô hướng
- B.Công của lực có giá trị đại số
- C.Công của lực được tính bằng biểu thức F.S.cos\(\alpha \)
- D.Công của lực luôn luôn dương
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 8212
Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow {{v_1}} \) , \(\overrightarrow {{v_2}} \) có độ lớn bằng nhau. Động lượng của hệ hai vật
- A.\(\overrightarrow p = 2m\overrightarrow {{v_1}} \)
- B.\(\overrightarrow p = 2m\overrightarrow {{v_2}} \)
- C.\(\overrightarrow p = m\overrightarrow {{v_1}} + m\overrightarrow {{v_2}} \)
- D.\(\overrightarrow p = m\overrightarrow {{v_2}} \)
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 8213
Hai vật lần lượt có khối lượng m1 = 2 kg; m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 2 m/s, v2 = 4 m/s. Biết \(\overrightarrow {{v_1}} \bot \overrightarrow {{v_2}} \). Tổng động lượng của hệ là
- A.16 kg.m/s
- B.8 kg.m/s
- C.40 kg.m/s
- D.12,65 kg.m/s
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 8214
Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây hợp với phương ngang một góc α = 300. Lực tác dụng lên dây bằng 200N. Công của lực kéo khi vật trượt được 5m là
- A.500\(\sqrt 3 \)J.
- B.250\(\sqrt 3 \)J.
- C. 250 J.
- D. 500J.