Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 12312
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
- A. proton và electron
- B.proton, electron và nơtron
- C.Nơtron và proton
- D.Nơtron và electron
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 12315
Cho các nhận định sau:
(a) Proton là hạt mang điện tích dương
(b) Nơtron là hạt không mang điện
(c) Điện tích của proton bằng điện tích electron về trị
(d) Trong hạt nhân nguyên tử số proton luôn bằng số nơ tron
số nhận định đúng là
- A.3
- B.2
- C.4
- D.1
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 12318
Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
- A.nơtron và electron
- B. proton, electron và nơtron
- C.proton và electron
- D.nơ tron và proton
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 12321
Cho các nhận định sau:
(a) Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân
(b) Hạt nhân nguyên tử được tạo thành từ các hạt proton và nơtron
(c) Khối lượng của 1 proton gần bằng 1u, còn của 1 nơtron nhỏ hơn nhiều so với khối lượng 1 proton
(d) u còn được gọi là đvC
Số nhận định đúng là
- A.3
- B.1
- C.4
- D.2
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 12324
Những điều khẳng định nào sau đây không phải bao giờ cũng đúng?
- A.Chỉ có hạt nhân nguyên tử Na mới có 11 proton
- B.Trong nguyên tử số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ
- C. Trong nguyên tử số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân
- D.Trong nguyên tử số proton bằng số nơtron
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 12327
Nhận định nào sau đây không đúng?
- A.Về trị số có thể coi nguyên tử khối bằng số khối
- B.Các đồng vị của cùng 1 nguyên hóa học luôn có khối lượng nguyên tử giống nhau
- C.Đường kính của hạt nhân nguyên tử nhỏ hơn nhiều so với đường kính của nguyên tử.
- D.Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 12330
Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử R là 52. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số nơtron của nguyên tử R là
- A. 35
- B. 17
- C.18
- D.16
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 12332
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 49. Trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số điện tích hạt nhân của nguyên tử X là
- A.15
- B.16
- C.17
- D.18
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 12334
Nguyên tử \({}_{35}^{80}\)X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là:
- A.25
- B.10
- C.35
- D.45
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 12337
Nguyên tử R có 38 hạt mang điện và 20 hạt không mang điện, ký hiệu nguyên tử nào sau đây đúng?
- A.\({}_{38}^{80}\)R
- B.\({}_{20}^{40}\)R
- C.\({}_{19}^{39}\)R
- D.\({}_{19}^{20}\)R
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 12340
Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây chứa 8 proton, 8 nơ tron và 8 electron?
- A.\({}_8^{16}\)O
- B.\({}_8^{18}\)O
- C.\({}_8^{17}\)O
- D.\({}_9^{19}\)O
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 12343
Lớp M có số phân lớp là
- A.3
- B.2
- C.4
- D.1
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 12346
Nguyên tử của nguyên tố X có đơn vị điện tích hạt nhân là 13. Số electron lớp ngoài cùng của X là
- A.2
- B.1
- C.5
- D.3
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 12349
Nguyên tử X có tổng hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là
- A.18
- B.52
- C.17
- D.34
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 12352
Cho nguyên tử oxi có Z=8. Một mol nguyên tử oxi có chứa
- A.4,82.1022 electron
- B.4,816.1024 electron
- C.7,525.1022 electron
- D.4,816.1023 electron
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 12355
Hạt nhân nguyên tử R có điện tích +32.10-19 (C). Nguyên tố R là
- A.Na(Z=11)
- B.Ca(Z=20)
- C.K (Z=19)
- D.Al (Z=13)
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 12358
Trong tự nhiên brom có 2 đồng vị \({}_{35}^{79}\)Br và \({}_{35}^{81}\)Br. Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Thành phần phần trăm về số nguyên tử của đồng vị \({}_{35}^{79}\)Br và \({}_{35}^{81}\)Br lần lượt là
- A.54,5% và 45,5%
- B.27,3% và 72,7%
- C.30,7% và 70,3%
- D.49,3% và 50,7%
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 12360
Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl, khối lượng nguyên tử trung bình của clo là 35,5. Hỏi trong 300 nguyên tử clo có bao nhiêu nguyên tử 35Cl.
- A.225
- B. 125
- C. 75
- D.120
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 12363
Trong tự nhiên clo có 2 đồng vị: 35Cl chiếm 75% về số nguyên tử còn lại là 37Cl. Biết nguyên tử khối trung bình của Fe là 56. Phần trăm khối lượng của 37Cl trong FeCl3 là
- A.17,08%
- B.65,54%
- C.51,23%
- D.48,46%
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 12366
Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị: \({}_7^{14}\)N chiếm 99,63% về số nguyên tử còn lại là \({}_7^{15}\)N. Nguyên tử khối trung bình của nitơ là
- A.14,2
- B.14,0
- C.14,4
- D.14,3
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 12368
Một nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y, Z biết tổng số các hạt proton, nơtron, electron trong 3 đồng vị bằng 129, số nơtron trong đồng vị X hơn đồng vị Y một hạt, còn trong đồng vị Z có proton bằng số nơtron. Số khối của đồng vị X là
- A.27
- B.28
- C. 30
- D.29
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 12372
Cho các nhận định sau:
(a) Ngày nay người ta đã biết các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định.
(b) Các electron trên cùng một lớp luôn có năng lượng bằng nhau
(c) Electron ở lớp K liên kết với hạt nhân bền chặt nhất
(d) 1u bằng 1,6605.10-27kg
- A.1
- B.3
- C.4
- D.2
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 12374
Các electron của nguyên tử X được phân bổ trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Điện tích hạt nhân của X là
- A. 14+
- B.8+
- C.16
- D.16+
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 12376
Nhận xét nào say đây không đúng
- A.Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có cấu hình là 3s23p4 thì X là phi kim
- B.Nguyên tử luôn trung hòa về điện
- C.Các đồng vị của 1 nguyên tố hóa học thì nguyên tử có cấu hình electron khác nhau.
- D.Cấu hình electron của nguyên tử 29X là [Ar]3d104s1
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 12378
Phân lớp nào sau đây có mức năng lượng thấp nhất?
- A.4p
- B.3p
- C.3d
- D.4s
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 12380
Nguyên tố sau đây thuộc nguyên tố s?
- A.1s22s22p63s23p63d104s2
- B.1s22s22p6
- C.1s22s22p63s2
- D.1s22s22p63s23p63d24s2
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 12382
Nguyên tử X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X không thể là:
- A.29
- B.19
- C.30
- D.24
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 12384
Lớp electron nào sau đây ở xa hạt nhân nhất?
- A.M
- B.L
- C.N
- D.K
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 12386
Số electron tối đa của lớp M là
- A.8
- B.18
- C.32
- D. 2
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 12389
Cho 3 nguyên tố X (Z=2), Y(Z=17); T(Z=20). Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A.X và T là kim loại, Y là phi kim.
- B.X là khí hiếm, Y là phi kim, T là kim loại.
- C. Y là khí hiếm, X và T là kim loại.
- D.X là kim loại, Y và T phi kim.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 12391
Đặc điểm của electron là
- A.Mang điện tích dương và có khối lượng
- B.Mang điện tích âm và có khối lượng.
- C.Không mang điện và có khối lượng.
- D.Mang điện tích âm và không có khối lượng.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 12394
Nhận định nào sau đây không đúng
- A.Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và notron
- B.Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
- C.Vỏ electron mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân
- D.Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 12397
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
- A.Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron và electron.
- B.Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và nơtron.
- C.Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron.
- D.Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 12401
Cho các phát biểu sau:
(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và notron.
(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.
(4). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.
(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 12405
Có các phát biểu sau
(1) Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
(3) Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
(4) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(5) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
Sô phát biểu không đúng là
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 12409
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về đồng vị?
- A.Những phân tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt nơtron là đồng vị của nhau.
- B.Những nguyên tử có cùng số hạt nơtron nhưng khác nhau về số hạt nơtron là đồng vị của nhau.
- C.Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt nơtron là đồng vị của nhau.
- D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt nơtron là đồng vị của nhau.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 12412
Chọn phương án sai trong các phương án sau:
- A. Trong nguyên tử các electron được sắp xếp theo mức năng lượng từ thấp đến cao.
- B.Trong một ô lượng tử có tối đa 2 electron có chiều tự quay cùng chiều.
- C.Các electron được sắp xếp vào các ô lượng tử sao cho số electron độc thân là cực đại.
- D.Trong một ố lượng tử có tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 12416
Chọn phương án sai trong các phương án sau:
- A. Trong nguyên tử các electron được sắp xếp theo mức năng lượng từ thấp đến cao.
- B.Trong một ô lượng tử có tối đa 2 electron có chiều tự quay cùng chiều.
- C.Các electron được sắp xếp vào các ô lượng tử sao cho số electron độc thân là cực đại.
- D.Trong một ố lượng tử có tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 12419
Chọn câu phát biểu sai:
- A.Số khối bằng tổng số hạt p và n.
- B.Tổng số p và số e được gọi là số khối.
- C.Trong 1 nguyên tử số p = số e = số điện tích hạt nhân .
- D.Số p bằng số e.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 12423
Lớp L có bao nhiêu obitan?
- A.2
- B.3
- C.4
- D.6