Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 Hóa học 11 năm 2019 -2020 Trường THPT Lê Hồng Phong

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 93616

    Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?

    • A.NaCl, H2S, (NH4)2SO4.   
    • B.HNO3, MgCO3, HF.
    • C.HCl, Ba(OH)­2, CH3COOH.    
    • D.HI, H2SO4, KNO3.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 93617

    Dung dịch muối nào sau đây có môi trường axit?

    • A.CH3COONa.    
    • B.ZnCl2
    • C.KCl.       
    • D.Na2SO3.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 93618

    Phương trình điện li của Al2(SO4)3 là:

    • A.Al2(SO4)3 →  2Al3+   + 2SO42- 
    • B.Al(SO4)3 →   2Al3+ + 3SO42-  
    • C.Al2(SO­4)3  →   Al23+    +  3SO42-     
    • D.Al2(SO4)3  → 2Al3+ + 3SO42- 
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 93619

    Nhóm ion nào dưới đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

    • A.Ca2+, NH4+, Cl-, OH-
    • B.Cu2+, Al3+, OH-, NO3-.
    • C.Ag+, Ba2+, Br-, PO43-
    • D.NH4+, Mg2+, Cl-, NO3-.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 93620

    Một dung dịch có [H+] = 10-10. Môi trường của dung dịch là:

    • A.axit.       
    • B.kiềm.    
    • C.trung tính.      
    • D.lưỡng tính.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 93621

    Dung dịch chất nào sau đây có pH<7?

    • A.NaCl. 
    • B.NH3.    
    • C.KOH.  
    • D.HCl.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 93622

    Trong dung dịch H3PO4 có bao nhiêu loại ion khác nhau, không kể sự phân li của nước?

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 93623

    Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 loãng đến dư vào dung dịch H2SO4 loãng. Khả năng dẫn điện của hệ sẽ như thế nào?

    • A.giảm dần.   
    • B.tăng dần.         
    • C.giảm dần rồi tăng.    
    • D.tăng dần rồi giảm
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 93624

    Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, NaHSO4. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

    • A.4
    • B.1
    • C.3
    • D.2
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 93625

    Cho dãy các chất: H2SO4, KOH, Ca(NO3)2,  Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là:

    • A.4
    • B.2
    • C.3
    • D.1
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 93626

    Chất nào sau đây khi tan trong nước phân li hoàn toàn và tạo ra cation H+?

    • A.CH3COOH.   
    • B.HCl.     
    • C.KOH.             
    • D.NaCl.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 93627

    Chất nào sau đây khi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn điện tốt?

    • A.saccarozo.     
    • B.benzen.       
    • C.ancol etylic.      
    • D.muối ăn.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 93628

    Chất nào sau đây là axit mạnh?

    • A.NaOH.    
    • B.HF.     
    • C.H2SO4.      
    • D.CH3COOH.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 93629

    Chất nào sau đây có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH?

    • A.Na2SO4
    • B.NaHSO4
    • C.NaCl.    
    • D.NaNO3.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 93630

    Có 4 dung dịch KOH, CuSO4, Ba(NO3)2, H2S. Số cặp dung dịch có thể phản ứng với nhau là:

    • A.4
    • B.2
    • C.3
    • D.1
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 93631

    Cho các chất sau: Na2SO4, KHSO4, Ba(HSO3), NaNO3. Số muối trung hòa là:

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 93632

    Phản ứng có phương trình ion rút gọn Fe2+ + 2OH  →  Fe(OH)2 là:

    • A.FeSO4 + Cu(OH)2      
    • B.FeSO4 + Ba(OH)2
    • C.FeCl2 + KOH      
    • D.FeCO3 + Ba(OH)2  
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 93633

    Cho các phản ứng hoá học sau:

    (a) HCl   +  NaOH  → H2O +  NaCl.        

    (b) 2HNO3 + Ba(OH)2 → 2H2O + Ba(NO3)2.         

    (c) H2SO4 +  BaCl2 → 2HCl  + BaSO4.   

    (d) H2SO4   +  Ba(OH)2 →  2H2O  + BaSO4.

    Số phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn  H+  +  OH- →  H2O  là:

    • A.3
    • B.4
    • C.2
    • D.1
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 93634

    Cho các phản ứng sau:

    (a) NaOH + HCl → NaCl + H2O.                                   

    (b) Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl.

    (c) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2.     

    (d) CuSO4 + 2NaOH  → Na2SO4 + Cu(OH)2.

    (e) Ba(OH)2 + 2HNO3 →  Ba(NO3)2 + 2H2O.     

    (f) 2Na + 2HCl  → 2NaCl  + H2.

    Trong các phản ứng trên, số phản ứng trung hòa là:

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 93636

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation .

    (b) Bazo là chất khi tan trong nước phân li ra anion .

    (c) Muối là chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc ) và anion gốc axit.

    (d) Chất điện li có khả năng dẫn điện.

    (e) Chất dẫn điện là chất điện li.

    Số phát biểu đúng là:

    • A.5
    • B.4
    • C.3
    • D.2
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 93637

    Cho dung dịch chứa 10 gam HCl tác dụng với dung dịch chứa 10 gam NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Khối lượng muối thu đựợc khi cô cạn dung dịch Y là:  

    • A.14 gam.      
    • B.16 gam.    
    • C.14,625 gam.
    • D.16,425 gam.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 93640

    Trộn 300ml dung dịch Al2(SO4)3 2M với 200ml dung dịch Al(NO3)3 1,5M thu được dung dịch X. Nồng độ mol/lit của Al3+ trong dung dịch X là:

    • A.3M.       
    • B.1,5M.     
    • C.5M.      
    • D.1,8M.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 93641

    Dung dịch X chứa các ion sau:  0,01 mol K+ , 0,02 mol NO3- , 0,02 mol Na+ , 0,005 mol SO42-. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Gía trị của m là:

    • A.25,7.     
    • B.2,57.    
    • C.5,14.   
    • D.51,4.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 93643

    Một dung dịch E gồm 0,03 mol Na+; 0,04 mol ; 0,02 mol Cl-; 0,03 mol  và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là

    • A.NH4+ và 0,08.  
    • B.Mg2+ và 0,04.  
    • C.K+ và 0,10.    
    • D.Al3+ và 0,03.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 93646

    Dung dịch X có chứa 5 ion Mg2+, Ba2+ , Ca2+ và 0,1 mol Cl- , 0,2 mol NO3- . Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch X cho đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là:

    • A.150ml.     
    • B.300ml.   
    • C.200ml.     
    • D.250ml.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 93648

    Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là

    • A.7
    • B.2
    • C.1
    • D.6
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 93650

    Trung hòa dung dịch chứa a mol H2SO4 cần vừa đủ 1 lít dung dịch NaOH có pH = 13. Gía trị của a là:

    • A.0,2 mol.       
    • B.0,1 mol.         
    • C.0,05 mol.         
    • D.1 mol.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 93652

    Hòa tan hết 0,2 mol NaNO3 và 0,1 mol K2SO4 vào nước dư. Số mol của ion tương ứng nào sau đây sai?

    • A.Na+ 0,2 mol.   
    • B.NO30,2 mol.   
    • C.K+ 0,1 mol. 
    • D.SO42- 0,1 mol.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 93653

    Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3  tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Vậy m có giá trị

    • A.2,66 gam.        
    • B.22,6 gam.      
    • C.26,6 gam.     
    • D.6,26 gam.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 93655

    Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch  X và 8,736 lit H2 ở đkc. Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan?

    • A.38,93 gam.    
    • B.103,85 gam.    
    • C.25,95 gam.     
    • D.77,86 gam.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 93658

    Hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong HCl loãng, còn 6,4 gam Cu không tan. Mặt khác hòa tan 24,16 gam X trong 240 gam dung dịch HNO3 31,5% ( dùng dư) thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 sản phẩm khử của HNO3. Cho 600ml dung dịch NaOH 2M vào Y. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi được 78,16 gam hỗn hợp chất rắn khan. Tính nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong dung dịch Y trên?

    • A.12,541%.   
    • B.16,162%.    
    • C.11,634%.    
    • D.13,325%.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 93660

    Cho Fe có Z=26. Hỏi Fe2+ có cấu hình electron như thế nào?

    • A.1s22s22p63s23p63d44s2    
    • B.1s22s22p63s23p63d6
    • C.1s22s22p63s23p63d54s1    
    • D.Đáp án khác.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 93662

    X là nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 24. X thuộc chu kì nào nhóm nào ?

    • A.Chu kì 4, nhóm VIB   
    • B.Chu kì 4, nhóm IIA
    • C.Chu kì 5, nhóm VIB 
    • D.Chu kì 4, nhóm IVA
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 93664

    Trong các chất và ion sau: Zn, S, Cl2, SO2, FeO, Fe2O3, Fe2+, Cu2+, Cl- có bao nhiêu chất và ion đóng vai trò vừa oxi hóa vừa khử:

    • A.4
    • B.5
    • C.6
    • D.7
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 93666

    Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng:

    - Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 3 tác dụng được với nhau sinh ra chất khí.

    - Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau.

    Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là:

    • A.AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2.   
    • B.ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3.
    • C.ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3.  
    • D.AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 93668

    Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

    • A.nhận 13 electron.     
    • B.nhường 13 
    • C.nhận 12 electron.
    • D.nhường 12 electron.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 93670

    Hoà tan 174 gam hỗn hợp M2CO3 và M2SO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí CO2và SO2 thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500ml dung dịch NaOH 3M. Kim loại M là

    • A.Li.    
    • B.Na.       
    • C.K.       
    • D.Rb
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 93672

    Để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt, người ta thường cho thêm một ít bột natri peoxit (Na2O2). Do Na2O2 tác dụng với nước sinh ra hiđro peoxit (H2O2) là chất oxi hóa mạnh có thể tẩy trắng được quần áo:

    Na2O2 + 2H2O →  2NaOH + H2O2                                                      

    2H2O2 → 2H2O + O2

    Vì vậy, người ta bảo quản tốt nhất bột giặt bằng cách

    • A.cho bột giặt vào trong hộp không và để ra ngoài ánh nắng.  
    • B.cho bột giặt vào trong hộp không có nắp và để trong bóng râm.   
    • C.cho bột giặt vào trong hộp kín và để nơi khô mát.     
    • D.cho bột giặt vào hộp có nắp và để ra ngoài nắng.  
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 93675

    Cho các phản ứng sau: 

    a. FeS2 + O2 → X + Y                                    

    b. X + H2S   → Z  + H2O

    c. Z + T  → FeS                                             

    d. FeS + HCl → M + H2S

    e. M + NaOH  → Fe(OH)2 + N.

    Các chất được ký hiệu bằng chữ cái X, Y, Z, T, M, N có thể là:

    • A.SO2, Fe2O3, S, Fe, FeCl2, NaCl
    • B.SO3, Fe2O3, SO2, Fe, FeCl3, NaCl
    • C.SO2, Fe2O3, SO2, FeO, FeCl2, NaCl
    • D.SO2, Fe3O4, S, Fe, FeCl3, NaCl
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 93677

    Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam một muối sunfat của kim loại (toàn bộ S có trong muối chuyển thành khí SO2) Dẫn khí thu được sau phản ứng đi qua dung dịch nước Br2 dư sau đó thêm tiếp dung dịch BaCl2 dư thu được 4,66 kết tủa. Thành phần phần trăm của lưu huỳnh trong muối sunfat là bao nhiêu?

    • A.36,33%  
    • B.46,67%    
    • C.53,33%    
    • D.26,66%      

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?