Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 90303
Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, người ta phải đặt vật
- A.cách kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.
- B.cách kính trong khoảng từ 1 lần tiêu cự đến 2 lần tiêu cự.
- C.tại tiêu điểm vật của kính.
- D.trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 90304
Đáp án nào sau đây là sai. Hệ số tự cảm của ống dây
- A.được tính bằng công thức L = 4π.10–7.NS/ℓ.
- B.càng lớn nếu số vòng dây trong ống dây càng nhiều.
- C.có đơn vị là Henri (H).
- D.phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 90305
Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là:
- A.2.10-8T.
- B. 4.10-7T.
- C. 2.10-6T.
- D.4.10-6T.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 90306
Độ lớn của lực loren-xơ được tính :
- A.\(f = \left| q \right|vB\)
- B.\(f = \left| q \right|vB\sin \alpha \)
- C.\(f = qvB\tan \alpha \)
- D.\(f = \left| q \right|vB\cos \alpha \)
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 90307
Đáp án nào sau đây là sai. Hệ số tự cảm của ống dây
- A.được tính bằng công thức L = 4π.10–7.NS/ℓ.
- B.càng lớn nếu số vòng dây trong ống dây càng nhiều.
- C.có đơn vị là Henri (H).
- D.phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 90308
Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là:
- A.2.10-8T.
- B. 4.10-7T.
- C.2.10-6T.
- D.4.10-6T.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 90309
Vật sáng AB đặt trước TKHT có tiêu cự 18cm cho ảnh ảo A’B’ cách AB 24cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là:
- A.42cm.
- B.16cm.
- C.36cm.
- D. 12cm.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 90310
Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
- A. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.
- B.lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
- C.lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.
- D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 90311
Đáp án nào sau đây là sai : suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:
- A.độ tự cảm của ống dây lớn
- B. cường độ dòng điện qua ống dây lớn
- C.dòng điện giảm nhanh
- D.dòng điện tăng nhanh
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 90312
Chọn câu đúng nhất.Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì
- A.tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
- B.tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2.
- C.tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1.
- D.một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 90313
Một khung dây dẫn phẳng có diện tích 12cm² đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10–2T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Độ lớn từ thông qua khung là
- A.Φ = 3.10–5Wb.
- B.Φ = 5,1.10–5Wb
- C.Φ = 4.10–5Wb.
- D.Φ = 6.10–5Wb.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 90314
Có tia sáng đi từ không khí vào ba môi trường (1), (2) và (3). Với cùng góc tới i, góc khúc xạ tương ứng là r1, r2, r3, biết r1< r2< r3. Phản xạ toàn phần KHÔNG xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường nào tới môi trường nào?
- A.Từ (1) tới (2)
- B. Từ (1) tới (3)
- C.Từ (2) tới (3)
- D.Từ (2) tới (1)
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 90315
Vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính có ảnh cùng chiều, cao bằng nữa vật AB và cách AB là 10cm. Độ tụ của thấu kính là:
- A.D = – 2 dp
- B.D = – 5 dp
- C. D = 5 dp
- D.D = 2 dp
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 90316
Nhận xét nào sau đây là không đúng?
- A.Mắt có khoảng nhìn rõ từ 25 (cm) đến vô cực là mắt bình thường.
- B.Mắt có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 50 (cm) là mắt mắc tật cận thị.
- C.Mắt có khoảng nhìn rõ từ 80 (cm) đến vô cực là mắt mắc tật viễn thị.
- D.Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15 (cm) đến vô cực là mắt mắc tật cận thị.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 90317
Chiếu một tia sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của khối chất đó là
- A. \(\sqrt {3/2} \)
- B. \(\sqrt { 2} \)
- C.2
- D. \(\sqrt {3 } \)
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 90318
Qua một thấu kính, ảnh ảo của một vật thật cao hơn vật hai lần và cách vật 12cm. Đây là thấu kính
- A.hội tụ, tiêu cự 8/3cm
- B.phân kì, tiêu cự -24cm
- C. hội tụ, tiêu cự 24cm
- D.phân kì, tiêu cự 8/3cm
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 90319
Vật AB cao 4(cm) nằm trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính 14(cm), cho ảnh A’B’ cao 10(cm). Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là:
- A. 28cm.
- B. 35cm.
- C.5,6cm.
- D.17,5cm.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 90320
Có 3 môi trường trong suốt. Với cùng góc tới
-Nếu tia sáng truyền từ môi trường 1 vào môi trường 2 thì góc khúc xạ là 300
-Nếu tia sáng truyền từ môi trường 1 vào môi trường 3 thì góc khúc xạ là 450
Góc giới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách 2 và 3 có giá trị bằng
- A.không xác định được
- B.300
- C.420
- D.450
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 90321
Chọn phát biểu đúng với vật thật đặt trước thấu kính:
- A.Thấu kính hội tụ luôn tạo chùm tia ló hội tụ.
- B.Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn luôn lớn hơn vật.
- C.Thấu kính phân kì luôn tạo chùm tia ló phân kì.
- D. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính không thể bằng vật.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 90322
Chiếu một chùm tia sáng song song trong không khí tới mặt nước ( n = 4/3) với góc tới là 450. Góc hợp bởi tia khúc xạ và tia tới là
- A.12058’
- B. 25032’
- C.450
- D.70032’
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 90323
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng
- A.ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
- B.cường độ ánh sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
- C.phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường.
- D.ánh sáng bị phản xạ lại khi gặp bề mặt nhẵn
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 90324
Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5 của thủy tinh bằng 1,8. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi chiếu ánh sáng từ
- A.benzen vào thủy tinh
- B.nước vào thủy tinh
- C. chân không vào thủy tinh
- D.benzen vào nước
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 90325
Lăng kính là một khối chất trong suốt
- A.giới hạn bởi hai mặt cầu
- B.hình lục lăng
- C.có dạng lăng trụ tam giác
- D.có dạng hình trụ tròn
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 90326
Ảnh thật của một vật thật qua một thấu kính có độ lớn bằng 0,5vật, cách thấu kính75cm. Thấu kính này là
- A.hội tụ, tiêu cự 50cm
- B.phân kì, tiêu cự 50cm
- C.phân kì, tiêu cự 25cm
- D. hội tụ,tiêu cự 25cm
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 90327
Phát biểu nào sau đây là không đúng? Chiếu 1 chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong không khí
- A.Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai.
- B.Góc khúc xạ r bé hơn góc tới i ở mặt thứ nhất
- C.Chùm sáng bị lệch đi khi đi qua lăng kính
- D.Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 90328
Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự 20cm, vật cách thấu kính 100cm. Ảnh của vật
- A.ngược chiều và bằng 1/4 lần vật
- B.cùng chiều và bằng 1/4 lần vật
- C.cùng chiều và bằng 1/3 lần vật
- D.ngược chiều và bằng 1/3 lần vật
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 90329
Tiết diện thẳng của lăng kính là tam giác đều. Một tia sáng đơn sắc chiếu tới mặt bên lăng kính và cho tia ló đi ra từ một mặt bên khác. Nếu góc tới và góc ló là 450 thì góc lệch là
- A.400
- B.100
- C. 300
- D.200
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 90330
Một vật AB nằm vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì vật và ảnh lần lượt cách thấu kính 60cm và 30cm. Tiêu cự của thấu kính là
- A.60
- B.-60
- C.0.
- D.-30
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 90331
Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn thì:
- A. Hiện tượng phản xạ toàn phần luôn xảy ra.
- B.Không thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
- C.Góc khúc xạ có thể lớn hơn .
- D.Góc khúc xạ luôn luôn lớn hơn góc tới.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 90332
Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là tam giác
- A. cân
- B.vuông cân
- C.đều
- D.vuông
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 90333
Nếu chiết suất của môi trường chứa tia tới nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ thì góc khúc xạ
- A.luôn bằng góc tới
- B.luôn nhỏ hơn góc tới
- C. luôn lớn hơn góc tới
- D.có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 90334
Một vật phẳng nhỏ đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ tiêu cự 30cm, vật cách thấu kính 60cm. Ảnh của vật nằm
- A. trước thấu kính 20cm
- B.sau thấu kính 20cm
- C. trước thấu kính 60cm
- D.sau thấu kính 60cm
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 90335
Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc trước một thấu kính phân kì tiêu cự 20cm, vật cách thấu kính 60cm. Ảnh của vật nằm
- A. sau thấu kính 15cm
- B.trước thấu kính 15cm
- C.sau thấu kính 30cm
- D.trước thấu kính 30cm
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 90336
Ứng dụng nào sau đây là của hiện tượng phản xạ toàn phần?
- A.gương cầu
- B.cáp dẫn sáng trong nội soi
- C.gương phẳng
- D. thấu kính
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 90337
Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi
- A.tia ló và pháp tuyến
- B.hai mặt bên của lăng kính
- C.tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính
- D.tia tới và pháp tuyến
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 90338
Chiết suất tuyệt đối là
- A.chiết suất tỉ đối của môi trường bất kì với môi trường chân không.
- B.chiết suất tỉ đối của môi trường nước với môi trường không khí
- C.chiết suất tỉ đối của hai môi trường bất kì với nhau
- D. chiết suất tỉ đối của môi trường chân không với môi trường thủy tinh
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 90339
Một điểm sáng S nằm trong chất lỏng (chiết suất n), cách mặt chất lỏng một khoảng 12cm, phát ra chùm sáng hẹp đến gặp mặt phân cách tại điểm I với góc tới rất nhỏ, tia ló truyền theo phương IR. Đặt mắt trên phương IR nhìn thấy ảnh ảo S’ của S dường như cách mặt chất lỏng một khoảng 10cm. Chiết suất của chất lỏng đó là
- A.n = 1,12
- B.n = 1,33
- C.n = 1,20
- D.n = 1,40
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 90340
Tia sáng truyền từ nước(n=4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị gần nhất.
- A.490
- B. 140
- C.410
- D. 450
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 90341
Tia sáng đơn sắc truyền từ thủy tinh (n1=1,5) đến mặt phân cách với nước (n2=4/3). Để không có tia khúc xạ trong nước thì góc tới phải thỏa mãn điều kiện
- A.i < 620
- B.i > 270
- C. i < 270
- D. i > 630
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 90342
Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 90 thì góc khúc xạ là 80. Tính vận tốc ánh sáng trong môi trường A. Biết vận tốc ánh sáng trong môi trường B là 2.105 km/s
- A.2,3.105 km/s
- B.1,8.105 km/s
- C.2,5.105 km/s
- D.2,25.105 km/s