Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Tin học 11 năm 2019 - Trường THPT Mộc Xuyên

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 103829

    Để khai báo thủ tục trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa

    • A.Function.
    • B.Program
    • C.Procedure.  
    • D.Var.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 103832

    Để khai báo hàm trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa

    • A.Var.
    • B.Function.  
    • C.Procedure.
    • D.Program.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 103835

    Cho chương trình sau :

    Program Thidu ;

    Var s : string[50] ;

    Procedure foo(s : string);

                Var i : integer;

                Begin

                            i :=  1 ;

                            while ( i <= length(S) ) do

                                        begin

                                                    writeln( s[ i ] ) ;

                                                    i := i + 1 ;

                                        end ;

                end;

    Begin

                s := ‘tinhoc’ ;

                foo(s) ;

    End .
    Số dòng chương trình in ra màn hình là bao nhiêu ?

    • A.50 dòng;
    • B.Vô số dòng;
    • C.6 dòng;  
    • D.7 dòng;
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 103838

    Đoạn chương trình sau có lỗi gì ?

    Procedure End ( key : char ) ;

                Begin

                            If key = ‘ q ’  then  writeln( ‘ Ket thuc ’ )

                End;

    • A.End  không thể dùng làm tên của thủ tục ;  
    • B.Không thể dùng câu lệnh if  trong thủ tục;
    • C.Thiếu dấu “ ; ” sau từ khóa Begin ;
    • D.Thiếu dấu “ ; ” sau lệnh writeln ;
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 103840

    Cho chương trình sau:

    Program Chuong_Trinh;

    Var a, b, S : byte;

    Procedure TD(Var x : byte ; y : byte);

              Var i : byte;

    Begin

              i := 5;

    writeln(x,‘  ’, y);

    x := x + i ;

    y := y + i ;

    S := x + y ;

    Writeln(x,‘  ’, y);

    End;

    Begin

              Write(‘nhập a và b : ’);

    Readln(a, b);

    TD(a,b);

    Writeln(a,‘  ’, b, ‘  ’, S);

    Readln;

    End.

    Trong chương trình trên có các tham số hình thức là:

    • A.a, b, S.  
    • B.a và b.
    • C.x và y.
    • D.i.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 103842

    Hãy chọn phương án ghép đúng . Kiểu của một hàm được xác định bởi 

    • A.Địa chỉ mà hàm trả về
    • B.Tên hàm
    • C.Kiểu giá trị trả về 
    • D.Kiểu của các tham số
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 103844

    Cho chương trình sau:

    Program Chuong_Trinh;

    Var a, b, S : byte;

    Procedure TD(Var x : byte ; y : byte);

              Var i : byte;

    Begin

              i := 5;

    writeln(x,‘  ’, y);

    x := x + i ;

    y := y + i ;

    S := x + y ;

    Writeln(x,‘  ’, y);

    End;

    Begin

              Write(‘nhập a và b : ’);

    Readln(a, b);

    TD(a,b);

    Writeln(a,‘  ’, b, ‘  ’, S);

    Readln;

    End.
    Trong chương trình trên có các biến toàn bộ là

     

    • A.a, b, S.
    • B.i.
    • C.x và y.
    • D.a và b.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 103846

    Nói về cấu trúc của một chương trình con, khẳng định nào sau đây là không đúng?

    • A.Phần đầu có thể có hoặc không có cũng được. 
    • B.Phần đầu nhất thiết phải có để khai báo tên chương trình con.
    • C.Phần khai báo có thể có hoặc không có tùy thuộc vào từng chương trình cụ thể.
    • D.Phần đầu và phần thân nhất thiết phải có, phần khai báo có thể có hoặc không.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 103848

    Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A.Một chương trình con nhất thiết phải có tham số hình thức.
    • B.Một chương trình con có thể không có tham số hình thức và cũng có thể không có biến cục bộ. 
    • C.Một chương trình con nhất thiết phải có tham số hình thức, không nhất thiết phải có biến cục bộ.
    • D.Một chương trình con nhất thiết phải có biến cục bộ.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 103850

    Mô tả nào dưới đây về tham số là sai ?

    • A.Một hàm có thể có cả tham số giá trị và tham số biến;
    • B.Có thể truyền giá trị cho tham số biến;
    • C.Có thể truyền biến số cho tham số giá trị
    • D.Có thể dùng tham số biến để nhận kết quả;
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 103852

    Kiểu dữ liệu của hàm

    • A.Có thể là các kiểu integer, real, char, boolean, string. 
    • B.Có thể là integer, real, char, boolean, string, record, kiểu mảng.
    • C.Chỉ có thể là kiểu integer.
    • D.Chỉ có thể là kiểu  real.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 103854

    Cho chương trình sau:

    Program Chuong_Trinh;

    Var a, b, S : byte;

    Procedure TD(Var x : byte ; y : byte);

              Var i : byte;

    Begin

              i := 5;

    writeln(x,‘  ’, y);

    x := x + i ;

    y := y + i ;

    S := x + y ;

    Writeln(x,‘  ’, y);

    End;

    Begin

              Write(‘nhập a và b : ’);

    Readln(a, b);

    TD(a,b);

    Writeln(a,‘  ’, b, ‘  ’, S);

    Readln;

    End.

    Trong chương trình trên có các tham số thực sự là:

    • A.A.  i.
    • B.x và y.
    • C.a, b, S.
    • D.a và b.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 103856

    Cho chương trình sau :

    Program Vi_du ;

    Var x, y : integer ;

    Procedure godoit( x, y : integer ) ;

                Begin

                            x :=  y ;

                            y := 0 ;

                            Write( x, y ) ;

                End ;

    Begin

                x := 1 ;

                y := 2 ;

                godoit( x, y ) ;

                writeln( x, y ) ;

    End.

    Chương trình trên in ra dãy số nào ?

    • A.2012  
    • B.1234
    • C.2001
    • D.1020
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 103858

    Cho chương trình sau:

    Program Chuong_Trinh;

    Var a, b, S : byte;

    Procedure TD(Var x : byte ; y : byte);

              Var i : byte;

    Begin

              i := 5;

    writeln(x,‘  ’, y);

    x := x + i ;

    y := y + i ;

    S := x + y ;

    Writeln(x,‘  ’, y);

    End;

    Begin

              Write(‘nhập a và b : ’);

    Readln(a, b);

    TD(a,b);

    Writeln(a,‘  ’, b, ‘  ’, S);

    Readln;

    End.

    Trong chương trình trên có các biến cục bộ là:

    • A.a và b.
    • B.x và y.
    • C.i.  
    • D.S.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 103860

    Hàm chuẩn nào dưới đây biến giá trị thực 6.6 thành 7 ?

    • A.Round; 
    • B.Abs;
    • C.Odd;
    • D.Trunc;
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 103861

    Mô tả nào dưới đây về chương trình có cấu trúc là phù hợp nhất ?

    • A.Cả A và B đều đúng
    • B.Được chia thành nhiều chương trình con;  
    • C.Chương trình có sử dụng cấu trúc mảng và bản ghi;
    • D.Sử dụng các hàm và thủ tục thư viện chuẩn;
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 103863

    Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A.Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình con chứa nó.
    • B.Biến toàn bộ chỉ được sử dụng trong chương trình chính và không được sử dụng trong các chương trình con.
    • C.Biến cục bộ là biến được dùng trong chương trình con chứa nó và trong chương trình chính.
    • D.Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình chính.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 103865

    Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A.Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức.
    • B.Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.
    • C.Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức.
    • D.Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 103867

    Cho hàm sau :

    Function foo(n : integer)  : boolean ;

                Var i : integer ;

                Begin

                            Foo := false ;

                            If n > 2 then for i := 2 to n-1 do

                                        If (n mod i = 0) then foo := true ;

                End ;

    Hàm trên thực hiện công việc gì ?

    • A.Câu A_, B_ đều sai;
    • B.In ra các ước số của n;
    • C.Câu A_, B_ đều đúng;
    • D.Kiểm tra n có phải là hợp cố hay không;
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 103869

    Mô tả nào dưới đây về hàm là sai ?

    • A.Phải có tham số
    • B.Có thể có các biến cục bộ
    • C.Trong hàm có thể gọi lại chính hàm đó
    • D.Phải trả lại kết quả
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 103871

    Phát biểu nào dưới đây về biến là sai ?

    • A.Một hàm có thể có nhiều tham số biến;
    • B.Biến cục bộ có thể có kiểu khác với kiểu của biến toàn cục có cùng tên;
    • C.Biến cục bộ phải có tên khác với tên của biến toàn cục; 
    • D.Biến toàn cục có thể được sử dụng ở trong một thủ tục;
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 103873

    Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A.Lời gọi thủ tục nhất thiết phải có tham số thực sự còn lời gọi hàm không nhất thiết phải có tham số thực sự.
    • B.Lời gọi hàm nhất định phải có tham số thực sự còn lời gọi thủ tục không nhất thiết phải có tham số thực sự.
    • C.Lời gọi hàm và lời gọi thủ tục có thể có tham số thực sự hoặc không có tham số thực sự tùy thuộc vào từng thủ tục. 
    • D.Cả lời gọi hàm và lời gọi thủ tục đều phải có tham số thực sự.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 103875

    Muốn khai báo x là tham số giá trị và y, z là tham số biến (x, y, z thuộc kiểu Byte) trong thủ tục “ViduTT” thì khai báo nào sau đây là sai?

    • A.Procedure ViduTT( x : Byte ; Var y, z : Byte) ;
    • B.Procedure ViduTT( x : Byte ; Var y : Byte ; z : Byte) ; 
    • C.Procedure ViduTT( x : Byte ; Var y : Byte ; Var z : Byte) ;
    • D.Procedure ViduTT( Var y : Byte ; x : Byte ; Var z : Byte) ;
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 103877

    Hãy chọn phương án ghép đúng. Cho thủ tục sau :

    Procedure p ;

                Var n : integer ;

    Begin

    …… ……

    End ;

    Phạm vi của biến n là :

    • A.Tùy thuộc vào vị trí sử dụng thủ tục p;
    • B.Trong nội bộ thủ tục p; 
    • C.Trong toàn bộ tệp chương trình nguồn;
    • D.Trong toàn bộ chương trình;
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 103879

    Chương trình sau sẽ in ra kết quả nào ?

    Program  ViDu ;

    Var x, y : integer ;

    Procedure thaydoi(x, y : integer) ;

                Begin

                            x := y ;

                            y := 0 ;

                            writeln( x, y ) ;

                End ;

    Begin

                x := 1 ;

                y := 2 ;

                writeln( x, y ) ;

                thaydoi( x, y ) ;

                writeln( x, y)

    End.

     Hãy chọn câu trả lời đúng .

    • A.1 2 2 0 1 2
    • B.1 2
    • C.1 2 2 0 1 2 
    • D.1 2 1 2
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 103881

    Cách viết nào sau đây là đúng khi khai báo mảng một chiều?

    • A.Var <Kiểu chỉ số>: array[tên biến mảng] of <kiểu phần tử>;
    • B.Var <tên biến mảng>: array[kiểu chỉ số] of <kiểu phần tử>;    
    • C.Varof <kiểu phần tử>;    
    • D.Var <Kiểu phần tử>: array[kiểu chỉ số] of <tên biến mảng>;
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 103883

    Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn chương trình sau thực hiện công việc:

     Readln(s); k:= length(S);  for i:= k downto 1 do write(S[i]);

    • A.in ra màn hình xâu S          
    • B.in ra màn hình độ dài xâu S
    • C.in ra màn hình xâu S đảo ngược        
    • D.đưa ra màn hình xâu S          
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 103885

    Cách tham chiếu đến phần tử của mảng:

    • A.<Tên biến mảng>[<chỉ số>];     
    • B.<Tên biến mảng>[<kiểu chỉ số>];    
    • C.<Tên biến mảng>[<kiểu mảng>];  
    • D.<Tên biến mảng>[<kiểu phần tử>];       
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 103887

    Với khai báo A:  array[1..100] of integer; thì việc truy xuất đến phần tử thứ 7 như sau:

    • A.A(7)    
    • B.A[7]    
    • C.A7       
    • D.A 7
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 103889

    Trong Pascal, để khai báo biến tệp văn bản ta sử dụng cú pháp:

    • A.Var <tên tệp> : text;     
    • B.Var <tên biến tệp> : text;   
    • C.Var <tên tệp>: string;       
    • D.Var <tên biếntệp> : string;      
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 103891

    Cho s=’abcdefghi’ hàm copy(s,2,3) cho giá trị bằng:

    • A.bcd     
    • B.‘bcd’  
    • C.‘cd’    
    • D.cd
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 103893

    Cho s=’Kon Tum VietNam’, hàm length(s) cho giá trị bằng:

    • A.16  
    • B.15    
    • C.‘16’     
    • D.‘15’
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 103895

    Thủ tục insert(‘123’,’abc’,2) sẽ cho xâu kết quả nào sau đây?

    • A.a123bc   
    • B.1abc23   
    • C.12abc 
    • D.ab123       
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 103897

    Cho xâu s=’abcdefghi’ sau khi thực hiện thủ tục delete(s,3,4) thì:

    • A.s=’abchi’      
    • B.s=’abcdi’      
    • C.s=’abghi’     
    • D.s=”
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 103899

    Cho A=’abc’; B=’ABC’; khi đó A+B cho kết quả nào?

    • A.‘aAbBcC’        
    • B.‘abcABC’  
    • C.‘AaBbCc’   
    • D.‘ABCabc’
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 103901

    Trong các khai báo sau, khai báo nào đúng?

    • A.var hoten : string[27];   
    • B.var diachi : string(100); 
    • C.var ten= string[30];       
    • D.var ho = string(20);
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 103903

    Sau khi thực hiện đoạn lệnh sau:

     S:=0;  For i:=1 to 4 do S:=S+i;

    S có giá trị là:

    • A.10
    • B.4
    • C.1
    • D.8
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 103905

    Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình là:

    • A.Tên chương trình, thân chương trình       
    • B.Bảng chữ cái, tên chương trình, cú pháp
    • C.Tên chương trình, cú pháp, biến         
    • D.Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 103907

    Cho S và i là biến nguyên. Cho biết kết quả sau khi chạy đoạn chương trình sau:

    s:= 0;

    for i:= 1 to 10 do s:= s+i;

    writeln(s);

    • A.101
    • B.55
    • C.11
    • D.100
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 103909

    Cấu trúc lặp nào sau đây là đúng cú pháp:

    • A.While 17 > a > 5 do a := a-1;
    • B.While (a > 5 and a < 17) do a := a-1;     
    • C.While (a > 5) and (a < 17) do a := a-1;
    • D. While (a > 5) and (a < 17) do a = a-1;  

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?