Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học lớp 9 năm 2018 - 2019 - Trường THCS Quang Trung

Câu hỏi Trắc nghiệm (22 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 75884

    Nơi nào sao đây không phải là một hệ sinh thái ?

    • A.Một con suối
    • B.Một cái ao
    • C.Một cây gỗ mục
    • D.Biển thái Bình Dương
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 75885

    Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần xã?

    • A.Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định.
    • B.Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
    • C.Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng
    • D.Tập hợp những cá thể loài, cùng sống trong một không gian xác định
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 75886

    Số lượng hươu, nai sống trong rừng bị khống chế bởi số lượng hổ thông qua mối quan hệ nào sau đây?

    • A.Quan hệ hội sinh 
    • B.Sinh vật ăn sinh vật khác
    • C.Quan hệ cạnh tranh 
    • D.Quan hệ đối địch
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 75887

    Ở người, nhóm tuổi nào không có khả năng lao động nặng?

    • A.> 55 
    • B.> 60 
    • C.> 65 
    • D.> 70
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 75888

    Mối quan hệ một bên có lợi bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ:

    • A.Hội sinh
    • B.Hợp tác
    • C.Cộng sinh 
    • D.Hỗ trợ
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 75889

    Môi trường sống của sinh vật bao gồm những gì?

    • A.Tất cả những gì có trong tự nhiên
    • B.Tất cả các yếu tố tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật
    • C.Tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật
    • D.Tất cả các tác động gián tiếp lên cơ thể sinh vật
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 75890

    Các nhân tố sinh thái của môi trường bao gồm những gì?

    • A.Vật hữu sinh và vật vô sinh
    • B.Nhân tố con người và nhân tố sinh vật khác
    • C.Chế độ khí hậu, gió, ánh sáng, nhiệt độ
    • D.Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 75891

    Mối quan hệ giữa nấm và tảo tạo thành Địa y là mối quan nào sau đây?

    • A.Dinh dưỡng 
    • B.Cộng sinh
    • C.Hội sinh
    • D.Hợp tác
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 75892

    Đặc trưng quan trọng nhất của quần thể là

    • A.tỉ lệ giới tính 
    • B.thành phần nhóm tuổi
    • C.mật độ 
    • D.tỉ lệ giới tính, mật độ
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 75893

    Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác về đặc trưng nào sau đây?

    • A.Văn hóa, giáo dục 
    • B.Thành phần nhóm tuổi
    • C.Tỉ lệ giới tính
    • D.Mật độ quần thể
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 75894

    Nhóm sinh vật nào sản xuất ra lượng chất hữu cơ lớn nhất?

    • A.Tảo 
    • B.Thực vật 
    • C.Vi khuẩn
    • D.Động vật nguyên sinh
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 75895

    Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?

    • A.Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
    • B.Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
    • C.Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường
    • D.Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 75896

    Sử dụng hình bên trả lời

    Sinh vật sản xuất là

    • A.ếch
    • B.cây cỏ
    • C.kiến
    • D.châu chấu
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 75897

    Sử dụng hình bên trả lời 

    Thức ăn của chuột là

    • A.rắn, kiến
    • B.châu chấu, diều hâu
    • C.diều hâu, rắn
    • D.châu chấu, kiến
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 75898

    Quần thể người và quần thể sinh vật khác có những đặc điểm nào giống nhau?

    • A.Giới tính, sinh sản, tử vong, mật độ, lứa tuổi
    • B.Giới tính, sinh sản, mật độ, giáo dục, văn hóa
    • C.Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, văn hóa
    • D.Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, lứa tuổi
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 75899

    Quần thể người có những đặc trưng khác quần thể sinh vật khác?

    • A.Bộ não phát triển mạnh
    • B.Tay chân khéo léo
    • C.Văn hóa và giáo dục
    • D.Lao động và tư duy.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 75900

    Những chỉ số nào sau đây thể hiện độ phong phú về số lượng các loài trong quần xã?

    (1) Độ đa dạng (2) độ tập trung (3) độ nhiều (4) độ thường gặp

    • A.(1), (2) và (3) 
    • B.(2), (3) và (4)
    • C.(1), (2) và (4) 
    • D.(1), (3), và (4)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 75901

    Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?

    • A.Ếch, ốc sên, lạc đà
    • B.Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông
    • C.Giun đất, ếch, ốc sên
    • D.Ốc sên, giun đất, thằn lằn
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 75902

    Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?

    • A.Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định
    • B.Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời
    • C.Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể
    • D.Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 75903

    Cho các sinh vật sau: (1): gà; (2): hổ; (3): cáo; (4): cỏ; (5): châu chấu; (6): vi khuẩn. Chuỗi thức ăn nào dưới đây được thiết lập từ các sinh vật trên là đúng?

    • A.(4) → (5) → (1) → (3) → (2) → (6)
    • B.(4) → (5) → (1) → (6) → (2) → (3)
    • C.(4) → (5) → (1) → (2) → (3) → (6)
    • D.(4) → (5) → (2) → (3) → (1) → (6)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 75904

    a. Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.
    b. Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? Lấy ví dụ cụ thể.

  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 75905

    Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật. Hãy chỉ ra trong quần xã sinh vật trên có những chuỗi thức ăn nào? Vẽ lưới thức ăn của quần xã sinh vật đó.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?