Bài kiểm tra
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học lớp 11 cơ bản năm 2018 - 2019 - Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt
1/30
45 : 00
Câu 1: Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi những bộ phận nào?
Câu 2: Khi nói về hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
II. Máu trong động mạch luôn giàu O2 và có màu đỏ tươi.
III. Các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái đều có hệ tuần hoàn kép.
IV. Hệ tuần hoàn hở có tốc độ lưu thông máu nhanh hơn so với hệ tuần hoàn kín.
Câu 3: Diễn biến của vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) diễn ra theo thứ tự nào sau đây? .
Câu 4: Nhịp tim trung bình ở mèo là 110 nhịp/phút, ở chuột là là 720 nhịp/phút. Thời gian một chu kì tim của chuột dài hơn hay ngắn hơn của mèo là bao nhiêu giây?
Câu 5: Trong hệ mạch, huyết áp …(1).. từ …(2)... đến …(3)..., vận tốc máu thấp nhất ở …(4)… do ở đây có tổng tiết diện ...(5)…
- A. (1): giảm dần; (2): động mạch; (3): tĩnh mạch; (4): mao mạch; (5): lớn nhất
- B. (1): tăng dần; (2): động mạch; (3): tĩnh mạch; (4): mao mạch; (5): nhỏ nhất
- C. (1): giảm dần; (2): tĩnh mạch; (3): động mạch; (4): tĩnh mạch; (5): lớn nhất
- D. (1): tăng dần; (2): tĩnh mạch; (3): động mạch; (4): tĩnh mạch; (5): nhỏ nhất
Câu 6: Cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì:
- A. Chỉ có cân bằng nội môi mới giúp cho số lượng cá thể ngày càng nhiều
- B. Chỉ có cân bằng nội môi mới giúp cho cơ thể sinh vật phát triển hoàn thiện
- C. Khi các điều kiện lí hóa của môi trường biến động và không duy trì được sự ổn định sẽ gây nên sự thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào, cơ quan có thể gây tử vong
- D. Chỉ có cân bằng nội môi mới duy trì môi trường trong ổn định
Câu 7: Khi một người ăn mặn và lao động nặng, áp suất thẩm thấu trong máu người đó sẽ …(1)…, khi đó thận sẽ tăng cường ..(2)… và …(3)… để đưa áp suất thẩm thấu trong máu trở về mức cân bằng, nhờ đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
(1), (2), (3) lần lượt là
Câu 8: br /> Khi hàm lượng glucôzơ trong máu tăng, sự điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu diễn ra theo trật tự
- A. tuyến tụy → insulin → gan chuyển glucôzơ thành glicogen dự trữ→ glucôzơ trong máu ổn định
- B. gan → insulin → tuyến tụy chuyển glucôzơ thành glicogen dự trữ → glucozơ trong máu giảm
- C. gan → insulin → tuyến tụy chuyển glicogen thành glucôzơ dự trữ → glucozơ trong máu giảm
- D. tuyến tụy → insulin → gan chuyển glicogen thành glucôzơ dự trữ trong gan→ glucôzơ trong máu ổn định
Câu 9: Hệ đệm Bicacbonat (H2CO3 /NaHCO3 ) có khả năng điều chỉnh
Câu 10: Để đo huyết áp của người bằng huyết áp kế đồng hồ, cách làm nào sau đây không chính xác?
- A. Quấn bao cao su bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay phía dưới khuỷu tay
- B. Giá trị huyết áp tối đa được ghi nhận vào lúc vừa bắt đầu nghe được tiếng mạch đập khi đang xả hơi ở bao cao su của huyết áp kế
- C. Giá trị huyết áp tối thiểu được ghi nhận vào lúc vừa bắt đầu không nghe được tiếng mạch đập khi đang xả hơi ở bao cao su của huyết áp kế
- D. Để kết quả đo chính xác, cần phải đo lại vài lần
Câu 11: Nói về điểm giống nhau giữa phản ứng hướng sáng của thân cây non và vận động nở hoa của hoa
Bồ công anh, có bao nhiêu phát biểu đúng dưới đây?
1. Đều có tác nhân kích thích là ánh sáng.
2. Đều đáp ứng với tác nhân kích thích không định hướng.
3. Cơ quan thực hiện phản ứng là như nhau.
4. Đều xảy ra do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng của các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan.
Câu 12: Khi cho một hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang, sau một thời gian thấy rễ cong xuống, thân cong lên. Trong hiện tượng hướng động này:
Câu 13: Vận động cảm ứng khép lá ở cây trinh nữ khi bị va chạm có cơ chế giống với vận động nào sau đây?
Câu 14: Vai trò của hướng trọng lực đối với cây là gì?
Câu 15: Cảm ứng ở động vật là
- A. phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
- B. khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
- C. phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
- D. phản ứng lại các kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
Câu 16: Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch so với động vật có hệ thần kinh dạng lưới có đặc điểm gì?
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hệ thần kinh dạng ống?
- A. Hệ thần kinh dạng ống chỉ có ở người và các động vật khác thuộc bộ linh trưởng
- B. Hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo từ 2 phần rõ rệt: não và tủy sống
- C. Các tế bào thần kinh tập trung thành chuỗi hạch thần kinh nằm trong một ống dọc theo cơ thể
- D. Số lượng lớn các tế bào thần kinh tập trung lại thành một ống nằm ở phía lưng cơ thể động vật tạo thành phần thần kinh trung ương
Câu 18: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:
- A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
- B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
- C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng
- D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng
Câu 19: Cho các phản xạ sau:
1. Khi chạm tay vào ly nước nóng, tay bạn rụt lại
2. Khi thấy đèn đỏ bạn dừng xe lại
3. Khi trời rét thấy môi tím tái, sởn gai ốc
4. Khi thấy chó dại bạn la lên rồi bỏ chạy.
Các phản xạ nào là phản xạ không điều kiện?
Câu 20: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào
- A. không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương
- B. bị kích thích, phía trong mang mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm
- C. không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm
- D. bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương
Câu 21: Một người có chiều cao là 1,6m; tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi vận động là khoảng 100m/s; trên sợi cảm giác là khoảng 4 m/s. Thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não đến ngón chân của người này là khoảng bao nhiêu giây?
Câu 22: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của xinap?
Câu 23: Chất trung gian hóa học có vai trò
- A. làm cho Ca2+ đi vào trong chùy xinap
- B. gắn vào màng trước xinap để bóng chứa chất trung gian hóa học vỡ ra
- C. làm cho màng trước xinap xuất hiện điện thế hoạt động và xung thần kinh lan truyền đi đến màng sau xinap
- D. gắn vào thụ thể ở màng sau xinap và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
Câu 24: Độc tố của vi khuẩn uốn ván ức chế sự phân hủy axêtincôlin ở vị trí tiếp xúc cơ thần kinh (xinap thần kinh - cơ). Tác động này đối với cơ gây hậu quả:
Câu 25: Tập tính động vật là
- A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
- B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
- C. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
- D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
Câu 26: Tập tính nào sau đây không cùng nhóm với các tập tính còn lại?
Câu 27: Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là
- A. kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động
- B. kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động
- C. kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động
- D. kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động
Câu 28: Cho các ví dụ và các hình thức học tập như sau:
(1) Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đũa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp.
(2) Thầy giáo yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có bạn đã giải được bài
tập đó.
(3) Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con Rùa, con Rùa sẽ rụt đầu vào chân và mai. Lặp lại hành động đó
nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì Rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa.
(4) Một con mèo đang đói nó chủ động lục nồi để kiếm ăn.
Các hình thức học tập: I - Quen nhờn; II - Học khôn; III - Điều kiện hoá đáp ứng; IV - Điều kiện hoá hành
động. Khi xếp các ví dụ với hình thức học tập, cách sắp xếp nào sau đây là đúng?
Câu 29: Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá. Đây là dạng là tập tính nào sau đây?
Câu 30: Trong các rạp xiếc, người ta đã huấn luyện các động vật làm các trò diễn xiếc thuần thục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú. Đây là ứng dụng của việc biến đổi