Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 98651
Cho bảng thông tin sau:
Hình thức cảm ứng Phản ứng cụ thể
I. Hướng sáng 1. Lá cây họ đậu cụp lá ngủ vào buổi tối
II. cảm ứng tiếp xúc 2. Lá cây bắt ruồi cụp lại khi có con mồi đậu vào
III. Cảm ứng ánh sáng 3. rễ mọc hướng xuống, thân mọc hướng lên
IV. Hướng tiếp xúc 4. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời
V. Hướng trọng lực 5. Dây mồng tơi quấn quanh cọ leoKhi nối các phản ứng với hình thức cảm ứng cách nối nào dưới đây sai?
- A.I-1, V-3
- B.II-2, III-1
- C.IV-5; III-1
- D.I-4; II-2
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 98652
Phát biểu nào sau đây đúng, khi nói về các kiểu hướng động của thân và rễ cây?
- A.Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương
- B.Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương
- C.Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm
- D.Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 98653
Nội dung đúng về vai trò của tính cảm ứng đối với cây là:
- A.hướng sáng âm và hướng trọng lực dương của thân đảm bảo cho thân tìm đến nguồn sáng để quang hợp
- B.hướng sáng dương và hướng trọng lực âm của thân đảm bảo cho thân mọc cao lên để tìm nguồn sáng và chất khoáng cho cây sử dụng
- C.hướng sáng dương và hướng trọng lực âm của rễ đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây đồng thời để hút nước cùng với chất dinh dưỡng có trong đất
- D.hướng sáng âm và hướng trọng lực dương của rễ đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây đồng thời để hút nước cùng với chất khoáng có trong đất
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 98654
Điện thế nghỉ là:
- A.Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương
- B.Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm
- C.Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương
- D.Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 98656
Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”?
- A.Vì sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie
- B.Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng
- C.Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện
- D.Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 98659
Xinap là:
- A.Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau
- B.Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến
- C.Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ
- D.Diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…)
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 98661
Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp?
- A.Các chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp
- B.Các chất trung gian hoá học trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau
- C.Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước
- D.Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chuỳ xinap
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 98663
Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?
- A.Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể
- B.Rất bền vững và không thay đổi
- C.Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định
- D.Do kiểu gen quy định
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 98665
Sự hình thành tập tính học tập là:
- A.Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững
- B.Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi
- C.Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi
- D.Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 98667
Ý nào không phải đối với phân loại tập tính học tập?
- A.Tập tính bẩm sinh
- B.Tập tính học được
- C.Tập tính hỗn hợp (Bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được)
- D.Tập tính nhất thời
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 98670
Khi nói về vai trò các loại mô phân sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Mô phân sinh đỉnh làm cho thân cây, rễ dài ra; mô phân sinh bên, lóng làm cho thân cây, rễ dày lên
- B.Mô phân sinh bên làm cho thân cây, rễ dài ra; mô phân sinh đỉnh, lóng làm cho thân cây, rễ dày lên
- C.Mô phân sinh lóng làm cho thân cây, rễ dài ra; mô phân sinh đỉnh, bên làm cho thân cây, rễ dày lên
- D.Mô phân sinh đỉnh, lóng làm cho thân cây, rễ dài ra; mô phân sinh bên làm cho thân cây, rễ dày lên
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 98672
Trong sinh trưởng của thực vật:
1. sinh trưởng sơ cấp ở thực vật có ở cây Một lá mầm và phần non của cây Hai lá mầm
2. khác với sinh trưởng thứ cấp, sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là do hoạt động của mô phân sinh bên tạo thành
3. quá trình sinh trưởng thứ cấp làm cho cây lớn và cao lên do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra
4. các cây như: cau, dừa, lúa mì, ngô, tre đều không có sinh trưởng thứ cấp
5. sinh trưởng sơ cấp tạo ra tầng sinh vỏ và tầng sinh mạch cho câyNhững kết luận sai là:
- A.1, 5
- B.2, 3, 4
- C.2, 3, 5
- D.1, 3, 4
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 98673
Khi nói về tác động sinh lí của auxin đối với cơ thể thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
- A.Thúc đẩy sự phát triển của quả
- B.Kích thích sự hình thành rễ và kéo dài rễ
- C.Kích thích hướng sáng, hướng đất
- D.Thúc đẩy sự ra hoa
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 98674
Phát triển ở thực vật là:
- A.Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
- B.Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
- C.Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
- D.Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 98675
Một cây ngày dài có độ dài đêm tới hạn là 9 giờ sẽ ra hoa. Chu kỳ chiếu sáng nào dưới đây sẽ làm cho cây không ra hoa?
- A.16 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối
- B.14 giờ chiếu sáng/ 10 giờ che tối
- C.16,5 giờ chiếu sáng/ 7,5 giờ che tối
- D.4 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối/4 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 98676
Menđen tìm ra qui luật phân li trên cơ sở nghiên cứu phép lai
- A.hai cặp tính trạng
- B.một cặp tính trạng
- C.một hoặc nhiều cặp tính trạng
- D.nhiều cặp trạng
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 98677
Cơ sở tế bào học của định luật phân li là
- A.do sự phân li độc lập tổ hợp tự do của các cặp gen alen trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử
- B.do sự phân li và tổ hợp tự do của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh, dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen
- C.do sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử
- D.do sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 98678
Ở đậu hà lan, hạt trơn là trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Trung bình mỗi quả đậu có 6 hạt. Nếu cho các hạt trơn dị hợp tử tự thụ phấn thì tỉ lệ trong các quả đậu tất cả các hạt đều nhăn là:
- A.3/4
- B.1/4
- C.(3/4)6
- D.(1/4)6
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 98679
Ở một loài sinh vật, kiểu gen DD quy định quả tròn, Dd quy định quả bầu dục, dd quả dài. Cho cây có quả tròn giao phấn với cây có quả bầu dục thì kết quả thu được là
- A.50% quả tròn : 50% quả dài
- B.50% quả bầu dục : 50% quả dài
- C.50% quả tròn : 50% quả bầu dục
- D.100% quả tròn
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 98680
Một người đàn ông mang nhóm máu A và một phụ nữ mang nhóm máu B có thể có các con với những kiểu hình nào?
- A.chỉ có A hoặc B
- B.AB hoặc O
- C.A, B, AB hoặc O
- D.A, B hoặc O
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 98681
Một loài động vật tính trạng màu sắc của mắt do một gen gồm 4 alen quy định . Người ta tiến hành 3 pháp lai
Phép lai 1 : đỏ x đỏ →75 % đỏ : 25 % nâu
Phép lai 2 : vàng x trắng → 100% vàng
Phép lai 3 : nâu x vàng → 25 % trắng , 50 % nâu , 25 % vàng
Từ kết quả trên có thể suy ra thứ tự từ tính trạng trội đến tính trạng lặn của tính trạng màu mắt là
- A.Đỏ →nâu →vàng →trắng
- B.Vàng →nâu →đỏ →trắng
- C.Nâu →vàng → đỏ → trắng
- D.Nâu →đỏ → vàng → trắng
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 98682
Kiểu gen của cá chép kính là Aa, cá chép vảy aa, kiểu gen đồng hợp trội làm trứng không nở.
Phép lai giữa cá chép kính sẽ làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình:
- A.3 chép kính: 1 chép vảy
- B.Các trứng không nở được
- C.1 chép kính : 1 chép vảy
- D.2 chép kính : 1 chép vảy
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 98683
Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân li độc lập là
- A.các cặp tính trạng đều có tỉ lệ phân li 3 trội : 1 lặn
- B.P thuần chủng khác nhau về những cặp tính trạng tương phản
- C.mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng
- D.số lượng cá thể thu được ở thế hệ lai phải lớn
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 98684
Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
- A.giữa các gen có sự tương tác với nhau
- B.các gen qui định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau
- C.biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài giao phối
- D.các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 98685
Nếu các gen nghiên cứu là trội hoàn toàn và xét 3 cặp gen (A,a; B,b và D,d) phân li độc lập, thì phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBbDD x AabbDd sẽ cho thế hệ sau có
- A.8 kiểu hình : 8 kiểu gen
- B.4 kiểu hình : 12 kiểu gen
- C.8 kiểu hình : 12 kiểu gen
- D.4 kiểu hình : 8 kiểu gen
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 98686
Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1 . Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ
- A.1/16
- B.1/9
- C.1/4
- D.9/16
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 98687
Phép lai P: AaBbDd × aaBBDd, alen trội là trội hoàn toàn, các gen thuộc các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:
- A.3A-B-D-: 3aaB-D-: 1A-bbdd: 1aaB-dd
- B.3A-B-D-: 3aaB-D-: 1A-B-dd: 1aabbdd
- C.3A-B-dd: 3aaB-D-: 1A-B-dd: 1AaB-dd
- D.3A-B-D-: 3aaB-D-: 1A-B-dd: 1aaB-dd
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 98688
Thế nào là gen đa hiệu ?
- A.Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác
- B.Gen tạo ra nhiều loại mARN
- C.Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao
- D.Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 98689
Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Kiểu gen A-B-: hoa đỏ, A-bb và aaB-: hoa hồng, aabb: hoa trắng. Phép lai P: Aabb x aaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là bao nhiêu?
- A.2 đỏ: 1 hồng: 1 trắng
- B.1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng
- C.3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng
- D.1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 98690
Ở một loài thực vật, khi co cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P) thu được F1 có 100% hoa đỏ, F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Cho cây hoa vàng thuần chủng F2 giao phối với cây hoa đỏ F2 , thu được F3 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa vàng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai phù hợp với tất cả các thông tin trên?
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4