Bài kiểm tra
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học lớp 10 chuyên năm 2018 - 2019 - Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt
1/30
45 : 00
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về chu kì tế bào?
- A. Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
- B. Trong chu kì tế bào, kì trung gian diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn còn phần lớn thời gian là diễn ra các kì của nguyên phân
- C. Thời gian của chu kì tế bào tùy thuộc vào từng loại tế bào và tùy thuộc vào từng loài
- D. Trong chu kì tế bào diễn ra các quá trình sinh trưởng, phân chia nhân và phân chia tế bào chất
Câu 2: Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào của ruồi giấm (2n = 8) đang phân chia thì thấy trong 1 tế bào có
16 NST đơn. Tế bào ấy đang ở:
Câu 3: Khi quan sát một tế bào đang tiến hành quá trình nguyên phân dưới kính hiển vi, người ta đếm được có tất cả 8 nhiễm sắc thể đơn trong tế bào, không thấy màng nhân. Tế bào đó đang ở kì nào của nguyên phân và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của tế bào là bao nhiêu?
Câu 4: Ở gà có bộ nhiễm sắc thể 2n = 78. Một tế bào sinh dưỡng của loài này nguyên phân 3 lần. Số nhiễm sắc thể đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân trên là:
Câu 5: Đặc điểm có ở giảm phân nhưng không có ở nguyên phân:
Câu 6: Đối với sinh vật đơn bào nhân thực, nguyên phân có ý nghĩa:
Câu 7: Trong quá trình giảm phân, NST kép tồn tại ở:
1. Kì đầu I. 2. Kì giữa I. 3. Kì giữa II.
4. Kì sau II. 5. Kì sau I. 6. Kì cuối I.
Câu trả lời đúng là:
Câu 8: Hình vẽ sau minh họa cho kì nào của quá trình giảm phân?
Câu 9: Quá trình nào sau đây là cơ sở để tạo nên các giao tử?
Câu 10: Một tế bào sinh dục sơ khai của thỏ cái (2n=24) nguyên phân liên tiếp 8 lần. Các tế bào con tạo ra đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho trứng. Số tế bào trứng được tạo thành là:
Câu 11: Vi sinh vật có những đặc điểm chung nào sau đây?
(1) Kích thước nhỏ. (2) Tế bào có nhiều bào quan.
(3) Hấp thụ và chuyển hóa nhanh. (4) Sinh sản nhanh.
(5) Sinh trưởng chậm do kích thước nhỏ, dễ bị sinh vật khác lấn át.
(6) Phân bố rộng.
Câu 12: Đặc điểm chính của môi trường tổng hợp để nuôi cấy vi sinh vật là:
Câu 13: Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa hai kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng và quang dị dưỡng của các nhóm vi sinh vật là:
Câu 14: Điều nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men?
1. Đều tạo ATP.
2. Đều trải qua giai đoạn đường phân.
3. Chất nhận điện tử cuối cùng đều là chất vô cơ.
4. Đều là quá trình phân giải chất hữu cơ.
Phương án đúng là
Câu 15: Nói về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật, có bao nhiêu nội dung đúng trong các nội dung sau?
1. Do tế bào có kích thước nhỏ nên vi sinh vật không có khả năng tổng hợp các đại phân tử hữu cơ như protein, polisaccarit.
2. Cơ chế tổng hợp axit nuclêic ở vi sinh vật về cơ bản tương tự như ở mọi tế bào sinh vật.
3. Ở vi khuẩn và tảo, việc tổng hợp tinh bột và glicogen cần hợp chất mở đầu là ADP-glucôzơ.
4. Các vi sinh vật không có khả năng tổng hợp protein nên chúng phải hấp thụ protein từ ngoài môi trường đưa vào trong tế bào.
Câu 16: Trong sản xuất tương, người ta đã sử dụng enzim ….(1)… để phân giải tinh bột trong xôi thành glucôzơ và enzim …(2)… để phân giải prôtêin trong đậu tương thành axit amin.
(1) và (2) lần lượt là:
Câu 17: Người ta đã tận dụng các bã thải thực vật như rơm rạ, bã mía, … để trồng nhiều loại nấm ăn. Việc làm này của con người đã lợi dụng hoạt tính phân giải chất gì của vi sinh vật?
Câu 18: Để thu được nguồn cacbon và năng lượng từ lipit, vi sinh vật phải tổng hợp enzim ...(1)… tiết vào
môi trường để phân giải lipit thành …(2)…
(1), (2) lần lượt là:
Câu 19: Để tiến hành thí nghiệm lên men êtylic, người ta làm như sau: lấy 2 ống nghiệm đánh số (1) và (2), cho vào đáy ống nghiệm (2) khoảng 1g bột bánh men. Đổ nhẹ 10ml dung dịch đường saccarôzơ 10% theo thành ống nghiệm (1) và (2). Sau đó để 2 ống nghiệm ở nhiệt độ 30 - 32oC . Một thời gian sau quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm.
Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào có ở ống nghiệm (2) mà không có ở ống nghiệm (1)?
I. Có bọt khí CO2 nổi lên. II. Có mùi rượu. III. Có mùi đường.
Câu 20: Khi làm sữa chua, việc sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái sệt là do
Câu 21: Ở những vùng đất bị nhiễm mặn, những cây ưa mặn như Sú, Vẹt, Đước có thể sinh trưởng bình thường, còn những cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng. Điều này có thể được giải thích là do:
Câu 22: Động lực của dòng mạch rây là
Câu 23: Ý nghĩa quá trình thoát hơi nước ở lá là:
1. tạo ra lực hút nước, động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
2. khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
3. khí khổng mở ra cho khí O2 đi vào cung cấp cho quá trình hô hấp giải phóng năng lượng cho các
hoạt động của cây.
4. điều hoà nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước
Câu trả lời đúng là:
Câu 24: Không nên tưới cây vào buổi trưa nắng gắt vì
1. Làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng bất lợi cho cây.
2. Giọt nước đọng lại trên lá sau khi tưới, trở thành thấu kính hội tụ, hấp thụ ánh sáng và đốt nóng lá, làm héo lá.
3. Lúc này khí khổng đang đóng, dù được tưới nước cây vẫn không hút nước được.
4. Đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá
Phương án đúng là:
Câu 25: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) không có đặc điểm:
Câu 26: Đối với thực vật, nguyên tố thiết yếu là nguyên tố có vai trò sinh lí quan trọng và:
- A. rất cần cho sinh trưởng, phát triển của cây, nếu thiếu nó cây không thể hoàn thành chu trình sống
- B. nếu thiếu nó cây vẫn hoàn thành chu trình sống của mình nhưng không ra hoa, kết quả
- C. nếu thiếu nó cây vẫn hoàn thành chu trình sống của mình, vẫn ra hoa, kết quả
- D. rất cần cho sinh trưởng, phát triển của cây
Câu 27: Khi nói về các nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây, câu nào sau đây có nội dung không đúng?
Câu 28: Bảng sau thể hiện chức năng của nguyên tố dinh dưỡng khoáng và triệu chứng thiếu dinh dưỡng ở cây trồng:
Chức năng | Triệu chứng thiếu dinh dưỡng |
1. Thành phần của axit nucleic, của ATP; cần cho sự ra hoa, kết quả, phát triển của bộ rễ | a. Sinh trưởng của cây bị còi cọc, xuất hiện màu vàng nhạt trước tiên ở các lá già |
2. Thành phần của axit nucleic, của ATP; quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lí của cây trồng | b. Lá mới có màu vàng |
3. Thành phần của protein; tham gia hoạt hóa enzyme | c. Lá nhỏ có màu vàng |
d. Gân lá có màu vàng, sau đó cả lá có màu vàng |
Chức năng và triệu chứng thiếu nguyên tố nitơ là:
Câu 29: Với các thành phần:
(1): vi khuẩn nitrat hóa, (2): amôni, (3): vi khuẩn amôn hóa,
(4): chất hữu cơ, (5): nitrat.
Con đường chuyển hóa nitơ hữu cơ trong đất thành dạng nitơ khoáng cho cây trồng hấp thụ là:
Câu 30: Cho các nhận định về ảnh hưởng của việc bón phân với năng suất cây trồng và môi trường như sau:
1. Bón phân không đúng cách, năng suất cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế thấp.
2. Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao.
3. Bón phân vượt quá mức tối ưu sẽ gây ô nhiễm nông sản, ô nhiễm môi trường, đe doạ sức khoẻ con người.
4. Bón phân càng nhiều, năng suất cây trồng càng cao, hiệu quả kinh tế cao.
5. Bón phân hợp lí sẽ làm tăng năng suất cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường.
Các nhận định đúng là: