Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 14498
Quá trình giảm phân diễn ra ở
- A.tế bào sinh trưởng.
- B.tế bào sinh dục chín.
- C.tế bào sinh dưỡng.
- D.tế bào sinh dục sơ khai.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 14499
Trong nguyên phân, các nhiễm sắc tử tách nhau ra ở tâm động và tiến về 2 cực của tế bào diễn ra ở kì nào?
- A.Kì sau.
- B.Kì giữa.
- C.Kì cuối.
- D.Kì trung gian.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 14500
Một tế bào sinh dục, qua giảm phân tạo ra bao nhiêu tế bào trứng?
- A.4
- B.2
- C.1
- D.3
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 14501
Trong nguyên phân, sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào?
- A.Kì cuối.
- B.Kì giữa.
- C.Kì sau.
- D.Kì trung gian.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 14502
Trong quang hợp O2 được tao ra từ đâu?
- A.CO2 .
- B.H2O.
- C.CO.
- D.C6 H12O6.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 14503
Quá trình đường phân của hô hấp tế bào xảy ra ở đâu?
- A.Ở ti thể.
- B.Ở chất nền lục lạp.
- C.Ở bào tương.
- D.Ở lục lạp.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 14504
Sản phẩm được tạo ra ở pha tối của quang hợp là:
- A.CO2 và H2O.
- B.ATP và NADPH.
- C.CO2 và (CH2O).
- D.(CH2O).
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 14505
Chu trình Crep xảy ra ở đâu trong tế bào?
- A.Ở bào tương.
- B.Ở lục lạp.
- C.Ở màng trong ti thể.
- D.Ở chất nền ti thể.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 14506
Một tế bào sinh tinh, qua giảm phân tạo ra bao nhiêu tinh trùng?
- A.4
- B.3
- C.2
- D.1
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 14507
Đặc điểm nào không phải của quá trình nguyên phân?
- A.NST tự nhân đôi trước khi bắt đầu phân chia.
- B.Số lượng NST ở tế bào con và mẹ bằng nhau.
- C.Vật chất di truyền phân chia đồng đều cho tế bào con.
- D.Trao đổi chéo các crômatit trong cặp tương đồng.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 14508
Trong phân bào NST tự nhân đôi ở kì
- A.kì trung gian của lần phân bào I đến hết kì sau II.
- B.kì trung gian của nguyên phân và kì trung gian của giảm phân II
- C.kì trung gian của nguyên phân và giảm phân.
- D.kì đầu của nguyên phân và kì đầu I của giảm phân I.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 14509
Pha sáng của quang hợp diễn ra ở đâu?
- A.Cả sáng và tối.
- B.Khi không có ánh sáng.
- C.Nhân tế bào.
- D.Ở màng tilacôit.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 14510
Con đường cố định CO2 phổ biến nhất là:
- A.chu trình C4.
- B.chu trình C5.
- C.chu trình C3 và C4.
- D.chu trình C3 (Canvin).
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 14511
Trong giảm phân, NST kép xuất hiện từ
- A.Kì trung gian của giảm phân đến hết kì sau II.
- B.Kì đầu I đến hết kì sau II.
- C.Kì trung gian của giảm phân đến hết kì giữa II.
- D.Kì giữa I đến hết kì sau I.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 14513
Phương trình tổng quát của hô hấp tế bào là:
- A.C6 H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + năng lượng (ATP + nhiệt).
- B.C6 H12O6 + 6O2 → CO2 + 6H2O + năng lượng (ATP + nhiệt).
- C.6 C6 H12O6 + O2 → 6CO2 + 6H2O + năng lượng (ATP + nhiệt).
- D.C6 H12O6 + O2 → CO2 + H2O + năng lượng (ATP + nhiệt).
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 14515
Trong các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn nào tạo ra nhiều năng lượng ATP?
- A.Đường phân.
- B.Đường phân vả Chu trình Crep.
- C.Chu trình Crep.
- D.Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 14517
Bản chất của hô hấp tế bào là:
- A.Một chuỗi các phản ứng oxi hóa
- B.Một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử
- C.Một chuỗi các giai đoạn cho nhận electron
- D.Một quá trình chuyển đổi năng lượng
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 14519
Ở người bộ NST 2n=46. Tính số NST kép và số tâm động ở kì giữa I?
- A.23NST kép-23 tâm động.
- B.46 NST kép-46 tâm động.
- C.96 NST kép-96 tâm động.
- D.46 NST kép-23 tâm động.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 14521
Trong hô hấp TB giai đoạn nào sau đây tạo ra số ATP nhiều nhất.
- A.Chuỗi chuyền electron
- B.Chu trình Crep
- C.Đường phân
- D.Quang phân ly nước
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 14523
Chu trình Crep xảy ra ở vị trí nào?
- A.Màng ty thể
- B.Lục lạp
- C.Tế bào chất (Bào tương)
- D.Chất nền ty thể
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 14525
Sự sinh trưởng của tế bào nhân thực diễn ra chủ yếu ở pha hay kì nào?
- A.Kì đầu
- B.Pha G1
- C.Kì giữa
- D.Pha S
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 14527
NST ở kì đầu của nguyên phân có đặc điểm?
- A.Bắt đầu đóng xoắn và co ngắn
- B.
- Xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- C.Tách thành hai nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào
- D.Dãn xoắn dài ra thành sợi mảnh
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 14529
NST ở kì giữa của giảm phân I có đặc điểm.
- A.Bắt đầu đóng xoắn và co ngắn
- B.Xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- C.Tách thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào
- D.Dãn xoắn dài ra thành sợi mảnh
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 14531
NST ở kì sau của giảm phân II có đặc điểm.
- A.Bắt đầu đóng xoắn và co ngắn
- B.Xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- C.Tách thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào
- D.Dãn xoắn dài ra thành sợi mảnh
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 14533
Ở lợn bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội 2n= 38. Khi giảm phân hình thành giao tử bộ NST thay đổi về số lượng và trạng thái đơn kép. Xác định số NST theo trạng thái kép tại kì giữa I
- A.19
- B.38
- C.76
- D.1144
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 14535
Quang dị dưỡng là phương thức dinh dưỡng ở vi sinh vật nào?
- A.Vi khuẩn nitrat hóa
- B.Các vi sinh vật lên men
- C.Tảo đơn bào
- D.Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 14537
Chất hữu cơ là nguồn năng lượng và nguồn các bon chủ yếu cung cấp cho vi sinh vật:
- A.Vi khuẩn nitrat hóa
- B.Các vi sinh vật lên men (VK không quang hợp)
- C.Tảo đơn bào
- D.Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 14539
Nguyên phân là hình thức phân bào phổ biến ở sinh vật:
- A.Nhân sơ
- B.Nhân thực
- C.Virut
- D.Vi khuẩn
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 14541
Tại sao vi rus là đối tượng nguy hiểm?
- A.vì virus rất nhỏ khó phát hiện
- B.vì virus chỉ nhân lên khi đã vào trong tế bào vật chủ
- C.vì khả năng tồn tại của virus trong môi trường rất nhiều
- D.vì con người chưa hiểu biết đầy đủ về nó
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 14543
Phát biểu nào sau đây là đúng:
- A.Vi rus là sinh vật sống có cấu tạo đơn bào
- B.Vi rus là vật chất sống ký sinh, chưa có cấu tạo tế bào
- C.Vi rus là sinh vật sống tự do gây bệnh
- D.Vi rus là vi khuẩn siêu nhỏ
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 14546
Phân hữu cơ vi sinh là :
- A.nuôi cấy VSV để làm phân
- B.nuôi cấy vi sinh vật có ích để chế biến phân hữu cơ
- C.dùng xác vi sinh vật để làm phân
- D.nuôi cấy vi sinh vật để diệt trừ sâu hại
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 14548
Nhận định nào sau đây là đúng?
- A.Hầu hết vi sinh vật đều có hại
- B.Hầu hết là có lợi.
- C.Một số có lợi và một số có hại.
- D.Không có lợi vì chúng sống ký sinh.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 14550
Các loài vi sinh vật sống trong đất sử dụng năng lượng từ nguồn nào cung cấp?
- A.từ ánh sáng mặt trời.
- B.từ nguồn các bon tự tổng hợp.
- C.từ phản ứng do chúng tự chuyển hóa các chất.
- D.từ các chất CO2 và CH4 có trong đất.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 14552
Nấm men dùng lên men rượu là sinh vật thuộc kiểu dinh dưỡng nào?
- A.Hóa tự dưỡng
- B.Hóa dị dưỡng
- C.Quang dị dưỡng
- D.Quang tự dưỡng
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 14553
Các kiểu dinh dưỡng thường được căn cứ trên các yếu tố nào sau đây:
- A.Nguồn gốc các bon và năng lượng cung cấp chi VSV
- B.Chất các bon lấy từ đâu
- C.Năng lượng cung cấp có nguồn từ đâu
- D.Môi trường sống của vi sinh vật
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 14556
Môi trường sống của vi sinh vật ít phổ biến phổ biến là:
- A.môi trường tự nhiên
- B.môi trường nhân tạo
- C.môi trường bán nhân tạo
- D.môi trường sinh vật
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 14558
Giảm phân là một quá trình chỉ diễn ra:
- A.tế bào rễ của thực vật sinh sản bằng rễ – củ
- B.ở tế bào lá của thực vật sinh sản bằng lá
- C.ở túi bào tử đối với dương xỉ
- D.ở tế bào sinh sản của sinh vật sinh sản hữu tính
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 14560
Quá trình giảm phân có mấy lần nhân lên nhiễm sắc thể?
- A.Có 1 lần, ở lần phân bào thứ I
- B.Có 2 lần
- C.Có 4 lần
- D.Có 5 lần tương ứng với 5 kỳ phần bào
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 14564
Tại sao tế bào được coi là một đơn vị sống toàn vẹn?
- A.Vì tế bào chứa đủ vật chất di truyền của loài
- B.Vì tế có khả năng tái sinh
- C.Vì tế bào phát sinh giao tử đơn bội
- D.Vì tế bào có khả năng hình thành mô
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 14568
Nguyên phân được hiểu đúng là:
- A.phân đôi tế bào
- B.phân bào mà kết quả tế bào mới được sinh ra giống như tế bào ban đầu về chất lượng sống lượng nhiễm sắc thể
- C.không có hoạt động nhân lên nhiễm sắc thể
- D.hình thức phân bào đơn giản nhất
Thảo luận về Bài viết