Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn sau:
Nền văn hóa Đông Sơn (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là một nền văn hóa đồ đồng và đồ sắt nổi tiếng trên thế giới. Đủ loại vũ khí, dụng cụ, đồ trang sức, tác phẩm nghệ thuật được phát hiện: đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt. Đặc biệt có những chiếc trống đồng. Chiếc to như chiếc trống đồng Ngọc Lũ, cao 0,63 mét, đường kính mặt trống 0,79 mét. Mặt trống và tang trống trang trí hình người, hình động vật và các đồ dùng khác. Có nhiều hoa văn hình học, hình răng cưa, hồi văn, hình tròn tiếp tuyến. Lại có những cảnh trong đời sống thể hiện phong cách nghệ thuật cách điệu hóa. (3 điểm)
Xem đáp án - Biện pháp tu từ: Liệt kê (Học sinh chỉ được một trong các dẫn chứng sau):
- đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt
- hoa văn hình học, hình răng cưa, hồi văn, hình tròn tiếp tuyến.
- Tác dụng: Liệt kê một loạt các di vật bằng đồng, bằng sắt được phát hiện và sự đa dạng các loại hoa văn trang trí trên trống đồng, làm cho đoạn văn sinh động, lôi cuốn người đọc.
Phân tích đoạn đầu trong bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi: (7 điểm)
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa HàmTử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.
(SGK Ngữ văn 10 - CB - NXB GD).
Xem đáp án - Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách
- Yêu cầu kỹ năng:
- Học sinh cần nắm vững cách làm bài phân tích một đoạn văn trong một tác phẩm.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, rõ ràng
- Biết chọn dẫn chứng hay, tiêu biểu để minh họa cho bài viết
- Đặt câu, dùng từ chính xác, hạn chế sai chính tả, ngữ pháp.
- ....
- Yêu cầu kiến thức:
- Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn 1
- Thân bài:
- Giới thiệu vài nét về thể cáo: Cáo là thể loại thường cho vua chúa dùng để công bố cho nhân dân, được viết theo thể văn biền ngẫu.
- Đầu tiên tác giả khẳng định cuộc kháng chiến chống giặc Minh là hoàn toàn xuất phát từ nhân nghĩa, do dân vì dân: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
- Nhân: người, tình người (theo Khổng Tử)
- Nghĩa: việc làm chính đáng vì lẽ phải (theo Mạnh Tử)
- ⇒ Nhân nghĩa (theo Nho Giáo) là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, dựa trên cơ sở tình thương và đạo lý. Trong quan niệm của Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là lo cho dân (“cốt ở yên dân”); là thương dân, (“quân điếu phạt” - rút từ ý “điếu dân phạt tội” trong “Kinh Thư”); vì dân mà diệt trừ gian ác (“lo trừ bạo”) chống ngoại xâm, bóc trần bộ mặt gian ác của kẻ thù, khẳng định dân tộc ta chiến tranh vì chính nghĩa.
- ⇒ Tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự kết hợp tinh túy giữa nhân nghĩa và thực tiễn dân tộc.
- ⇒ Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường của nhân dân, dân tộc nêu cao nhân nghĩa, vạch trần tội ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của quân thù.
- ⇒ Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
- ⇒ Điều này giúp ta hiểu thêm về nhân cách và con người Nguyễn Trãi: một người trung hiếu với nước với dân.
- Tiếp theo, tác giả khẳng định đất nước ta vốn có chủ quyền độc lập từ xưa đến nay.
- Văn hiến: Tác giả khẳng định văn hóa dân tộc ta - những giá trị tinh thần được hình thành “đã lâu”, có “từ trước” mấy nghìn năm vẫn tồn tại trong tiềm thức mỗi con dân Việt.
- Lãnh thổ: Ranh giới lãnh thổ phương Bắc, phương Nam đã được phân định từ ngàn đời trước. Trước đó, người Việt cũng vì bảo vệ “núi sông bờ cõi” dân tộc mà đổ bao mồ hôi, xương máu, quyết chiến với kẻ thù để khẳng định lãnh thổ Đại Việt không ai có thể xâm phạm.
- Phong tục: Nguyễn Trãi nêu ra mệnh đề này để nhấn mạnh rằng: Mỗi đất nước đều có phong tục tập quán riêng, Đại Việt cũng vậy. Từ đó khẳng định Đại Việt độc lập hoàn toàn với Trung Quốc.
- Lịch sử riêng, chế độ riêng: Ức Trai liệt kê các thời kỳ lịch sử dân tộc, từ đời Triệu đến Đinh, Lí, Trần. Những triều đại này song song tồn tại với Hán, Đường, Tống, Nguyên ở Trung Quốc. Bằng cách lập luận đối chiếu, so sánh, ông tỏ rõ niềm tự hào dân tộc.
- Nhân tài: Tuy hưng thịnh từng lúc khác nhau, song đời nào cũng anh hùng.
- ⇒ So với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi đã đưa ra thêm ba luận điểm nữa là văn hiến, phong tục, lịch sử để chứng minh quyền độc lập, tự do của đất nước.
- Nghệ thuật:
- Liệt kê ra hàng loạt những dấu hiệu cho thấy chủ quyền nước ta
- Hàng loạt những từ ngữ ngữ chỉ sự hiển nhiên tất yếu
- ⇒ Khẳng định sự tồn tại đã lâu đời, không thể thay đổi được.
- So sánh các triều đại của nước ta và Trung Quốc, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
- Cuối cùng tác giả đưa ra hàng loạt những dẫn chứng trong lịch sử để thuyết phục.
- “Lưu Cung tham công nên thất bại,
- Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
- Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
- Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
- ⇒ NguyễnTrãi đã cho ta thấy những chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc tự hào, tự tôn dân tộc. Và cũng chính tại đây ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi đã vươn tới một tầm cao mới. Tác giả nêu cụ thể, rõ ràng từng chiến công oanh liệt của quân và dân ta: “Hàm Tử”, “Bạch Đằng”,… thêm vào đó là sự xem thường, căm ghét đối với sự thất bại của những kẻ xâm lược không biết tự lượng sức: “Lưu Cung… tham công”, “Triệu Tiết... thích lớn”, Toa Đô, Ô Mã, tất cả chúng đều phải chết thảm. Đoạn thơ đã một lần nữa khẳng định rằng: Đại Việt là một quốc gia có độc lập, tự chủ, có nhân tài, có tướng giỏi, chẳng thua kém gì bất cứ một quốc gia nào. Bất cứ kẻ nào có ý muốn thôn tính, xâm lược ta đều phải chịu kết quả thảm bại. Cuộc chiến chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải, chứ không như nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà. Tất cả những trang sử hào hùng, vẻ vang ấy, đều đã được sử sách ta cẩn thận ghi lại, không thể chối cãi, và không ai có thể thay đổi. Đây cũng chính là tinh anh, tinh hoa trong tư tưởng của nhà thơ.
- ⇒ Bằng giọng văn đanh thép, hùng hồn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, tác giả khẳng định giặc Minh xâm lược là sai trái, không thể chấp nhận được, do đó chúng ta kháng chiến là tất yếu
- Đánh giá về nội dung và nghệ thuật.
- Kết bài: Kết thúc vấn đề và đánh giá giá trị, ý nghĩa đoạn 1.