Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 Trường THPT DL Thanh Bình

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 101123

    Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có tác động như thế nào đến hệ thống tư bản chủ nghĩa?

    • A.Củng cố sự vững mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa 
    • B.Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa 
    • C.Mở rộng ảnh hưởng của hệ thống tư bản chủ nghĩa 
    • D.Dẫn đến sự khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 101124

    Vì sao Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc lại tạo cơ hội để các dân tộc thuộc địa đứng lên giành độc lập? 

    • A.Do sự phát triển gay gắt của mâu thuẫn dân tộc 
    • B.Do sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và vô sản ở thuộc địa 
    • C.Do sự giúp đỡ của Liên Xô 
    • D.Do kẻ thù của các dân tộc thuộc địa đã bị tiêu diệt hoặc suy yếu
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 101125

    Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn từ ngày 1-9-1939 đến trước ngày 22-6-1941 mang tính chất

    • A.xâm lược, phi nghĩa 
    • B.đế quốc, phi nghĩa 
    • C.phi nghĩa đối với các nước phát xít và chính nghĩa với các nước tư bản dân chủ 
    • D.đế quốc, xâm lược, phi nghĩa
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 101126

    Quốc gia nào là lực lượng đi đầu và giữ vai trò chủ chốt trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu?

    • A.Mĩ 
    • B.Anh 
    • C.Liên Xô 
    • D.Ba Lan
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 101127

    Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

    • A.Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt 
    • B.Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh 
    • C.Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị 
    • D.Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 101128

    Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

    • A.Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 
    • B.Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oa-sinh-tơn được thiết lập 
    • C.Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc 
    • D.Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 101129

    Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là 

    • A.Gácniê     
    • B.Bôlaéc 
    • C.Rivie        
    • D.Rơve
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 101130

    Ngày 20-11-1873, ở Bắc Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? 

    • A.Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội       
    • B.Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Trị Phương nộp thành 
    • C.Quân Pháp thôn tính được toàn bộ Bắc Kì       
    • D.Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 101131

    Duyên cớ thực dân Pháp sử dụng để kéo quân ra Bắc Kì năm 1873 là gì? 

    • A.Nhà Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý kiến Pháp 
    • B.Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp 
    • C.Nhà Nguyễn đàn áp những tín đồ công giáo 
    • D.Giải quyết vụ gây rối của Đuy – puy
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 101132

    Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

    • A.Hiệp ước Nhâm Tuất       
    • B.Hiệp ước Giáp Tuất 
    • C.Hiệp ước Hác măng       
    • D.Hiệp ước Patơnốt
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 101133

    Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

    • A.Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì
    • B.Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc
    • C.Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình
    • D.Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 101134

    Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873?

    • A.Triều đình đã chủ động đầu hàng 
    • B.Tương quan lực lượng chênh lệch 
    • C.Sự sai lầm trong cách đánh giặc 
    • D.Triều đình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 101135

    Đặc điểm cơ bản của Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược là 

    • A.Là một quốc gia độc lập, có chủ quyền 
    • B.Là vùng tự trị của Trung Hoa 
    • C.Là một quốc gia tự do 
    • D.Là một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 101136

    Giữa thế kỉ XIX Việt Nam bị cô lập với bên ngoài là do?

    • A.Công nghiệp Việt Nam không phát triển
    • B.Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn
    • C.Chính sách cấm đạo
    • D.Nông nghiệp không phát triển
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 101137

    Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

    • A.Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
    • B.Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất 
    • C.Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam 
    • D.Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 101138

    Ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858, quân dân Việt Nam đã khai thác triệt để cách đánh giặc nào?

    • A.Tằm thực 
    • B.Đánh vào tâm lí giặc 
    • C.Đánh thần tốc 
    • D.Vườn không nhà trống
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 101139

    Sự kiện nào đánh dấu lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại? 

    • A.Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc 
    • B.Trật tự Véc-xai- Oasinhtơn được thiết lập 
    • C.Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi 
    • D.Cuộc khủng hoảng kinh tế 1918-1923
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 101140

    Mục tiêu nổi bật của phong trào cách mạng thế giới dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì? 

    • A.Chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh xâm lược 
    • B.Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh 
    • C.Chống chủ nghĩa đế quốc và chính phủ tư sản 
    • D.Chống chiến tranh, đói nghèo
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 101141

    Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là

    • A.Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu 
    • B.Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh 
    • C.Nạn thất nghiệp tràn lan 
    • D.Sản xuất đình đốn
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 101142

    Đâu không phải là nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1945?

    • A.Cuộc đối đầu giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa 
    • B.Phong trào cách mạng thế giớibước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) 
    • C.Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhấttrên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động 
    • D.Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)bùng nổ và để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 101143

    Sự kiện nào có tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)?

    • A.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1918 – 1923 
    • B.Quốc tế Cộng sản thành lập (1919) 
    • C.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 
    • D.Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 101144

    Điểm chung của nhóm nước giải quyết khủng hoảng 1929 – 1933 bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước là gì?

    • A.Có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nhiều nguồn tài nguyên 
    • B.Có thị trường rộng lớn, nhiều vốn đầu tư 
    • C.Có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường 
    • D.Có mối quan hệ ngoại giao mật thiết với Anh, Pháp
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 101145

    Vì sao trong những năm 1917 đến 1945 đời sống chính trị - xã hội, văn hóa của các quốc gia trên toàn thế giới có sự thay đổi lớn?

    • A.Do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật 
    • B.Do sự phát triển của hệ tư tưởng mới 
    • C.Do mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt 
    • D.Do sự phát triển của phong trào công nhân
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 101146

    Nước Nga diễn hai cuộc cách mạng vào năm 1917 không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

    • A.Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ. 
    • B.Hai chính quyền song song tồn tại sau cách mạng tháng Hai. 
    • C.Chính quyền thuộc về tay nhân dân lao động.
    • D.Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 101147

    Sự thăng trầm của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn 1918-1939 phản ánh quy luật gì?

    • A.Quy luật phát triển không đều 
    • B.Quy luật hình sin 
    • C.Quy luật giá trị 
    • D.Quy luật cạnh tranh và quan hệ cung cầu
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 101148

    Đâu là điểm mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

    • A.Sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản 
    • B.Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản 
    • C.Sự thành lập của các mặt trận nhân dân chống phát xít 
    • D.Diễn ra quyết liệt theo con đường đấu tranh vũ trang
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 101149

    Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX?

    • A.Nguyên nhân sâu sa dẫn tới sự bùng nổ chiến tranh 
    • B.Sự thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh 
    • C.Tính chất chiến tranh 
    • D.Phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện thuận lợi để nổ ra và giành thắng lợi
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 101150

    Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) với chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?

    • A.Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến.
    • B.Hậu quả của hai cuộc chiến tranh nặng nề như nhau
    • C.Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản.
    • D.Quy mô của hai cuộc chiến tranh là giống nhau.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 101151

    Từ quan hệ quốc tế trong những năm 1929-1939 và con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, trách nhiệm bảo vệ hòa bình an ninh thế giới hiện nay thuộc về

    • A.Các cường quốc lớn trên thế giới. 
    • B.Các tổ chức quốc tế và khu vực. 
    • C.Toàn nhân loại được định hướng bởi 1 tổ chức quốc tế thống nhất. 
    • D.Các lực lượng hòa bình dân chủ ở các nước phát triển.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 101152

    Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến bước đường xâm lược của thực dân Pháp?

    • A.Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp 
    • B.Chặn đứng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp 
    • C.Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp 
    • D.Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 101153

    Cuộc kháng chiến nào của nhân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp trong quá trình xâm lược nước ta lần thứ nhất?

    • A.Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.
    • B.Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng.
    • C.Chiến thắng trên sông Vàm Cỏ Đông.
    • D.Cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở Gia Định.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 101154

    Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

    • A.Bảo vệ những người theo đạo Thiên chúa trước chính sách cấm đạo giết đạo của nhà Nguyễn
    • B.Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp 
    • C.Triều đình Nguyễn bế quan tỏa cảng với người Pháp 
    • D.Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 101155

    Đâu không phải nguyên nhân thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?

    • A.Đà Nẵng là cảng nước sâu tàu chiến dễ dàng ra vào 
    • B.Gần với kinh đô Huế để thực hiện ý đồ đánh nhanh thắng nhanh 
    • C.Đội ngũ giáo dân, gián điệp hoạt động mạnh 
    • D.Đây là vựa lúa lớn nhất của nhà Nguyễn, có thể lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 101156

    Đâu không phải là nguyên nhân phát xít Đức chọn Ba Lan làm điểm tấn công mở đầu trong Chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A.Tạo ra thế giương đông kích tây với Anh, Pháp    
    • B.Ba Lan là vùng giàu khoáng sản phục vụ đắc lực cho chiến tranh 
    • C.Đức muốn nối liền Đông Phổ với lãnh thổ Đại Đức 
    • D.Do sự nhân nhượng của Anh, Pháp với Đức ở Ba Lan
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 101157

    Vì sao khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thế giới thứ hai lại thay đổi?

    • A.Vì cuộc chiến tranh của Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc 
    • B.Vì Liên Xô là lực lượng hòa bình, dân chủ   
    • C.Vì Liên Xô và Đức có sự đối lập về ý thức hệ 
    • D.Vì Liên Xô không phải là lực lượng chủ động gây chiến
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 101158

    Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là gì?

    • A.Góp phần quan trọng.
    • B.Góp phần quan trọng.
    • C.Trụ cột, đóng vai trò quyết định.
    • D.Vai trò trực tiếp.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 101159

    Cơ sở nào quan trọng nhất khiến Anh, Mĩ bắt tay với Liên Xô để thành lập khối đồng minh chống phát xít? 

    • A.Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi cục diện chiến tranh 
    • B.Cả Mĩ, Anh và Liên Xô đều có chung kẻ thù là chủ nghĩa phát xít 
    • C.Sự phát triển của phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng 
    • D.Anh và Mĩ muốn lợi dụng Liên Xô để tiêu diệt phát xít Đức
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 101160

    Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945) đã có tác động như thế nào đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

    • A.Tạo thời cơ khách quan cho cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu 
    • B.Tạo tình thế mới để Việt Nam đứng lên đấu tranh chống Nhật 
    • C.Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít 
    • D.Tạo thời cơ để cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 101161

    Nét mới trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

    • A.Ý thức dân tộc ngày càng rõ nét 
    • B.Tập trung đòi quyền tự do kinh doanh 
    • C.Tập trung khai dân trí để chấn hưng quốc gia 
    • D.Tập trung đòi các quyền dân sinh dân chủ
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 101162

    Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

    • A.Tồn tại song song xu hướng cải cách và bạo động 
    • B.Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản 
    • C.Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản 
    • D.Tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?