Bài kiểm tra
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 10 năm 2021 Trường THPT Trần Hưng Đạo
1/40
45 : 00
Câu 1: Xây dựng củng cố và phát triển nền đạo đức ở nước ta hiện nay có ý nghĩa to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt nam hiện đại,mà còn góp phần xây dựng, phát triển thuộc nội dung nào sau đây?
Câu 2: Chọn từ hoặc cụm từ đúng với phần chấm lửng(………) trong văn bản dưới đây: “Đạo đức là…….. của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình”
Câu 3: Chọn từ hoặc cụm từ đúng với phần chấm lửng (………) trong văn bản dưới đây: “Xã hội chỉ . . . . . . . . . khi các quy tắc, chuẩn mực đạo đức trong xã hội đó luôn được tôn trong, củng cố và phát triển.”
Câu 4: Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức luôn biến đổi theo .........
Câu 5: Chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng (…………) trong văn bản dưới đây: “Đạo đức giúp cá nhân năng lực và ý thức ………, tăng thêm tình yêu đối với tổ quốc , đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại “
Câu 6: Hoàn thành nội dung phát biểu sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Tự điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân không phải là việc tuỳ ý mà luôn phải tuân theo một hệ thống .............
Câu 7: Sự điều chỉnh hành vi con người của pháp luật mang tính nào sau đây?
Câu 8: Hoàn thành nội dung phát biểu sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Nền đạo đức của nước ta hiện nay kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa kết hợp và phát huy ...........
Câu 9: Các nền đạo đức xã hội trước đây luôn bị chi phối bởi yếu tố nào?
Câu 10: Đạo đức là gì?
- A. Đạo đức là hệ thống các chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội
- B. Đạo đức là hệ thống quy tắc, chuẩn mực của xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
- C. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng
- D. Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con tự người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội
Câu 11: Mục đích cao nhất của sự phát triển xã hội mà chúng ta đang phấn đấu đạt tới là gì?
Câu 12: Danh dự là gì?
- A. Danh dự là sự coi trọng của dư luân xã hội đối với một người dựa trên dư luận xã hội của người đó
- B. Danh dự là sự coi trọng, đánh giá của dư luận XH đối với một người dựa trên giá trị đạo đức của người đó
- C. Danh dự là sự đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên nhân phẩm của người đó
- D. Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức của người đó
Câu 13: Hãy chọn từ đúng với phần chấm lửng (….) trong văn bản dưới đây:
“Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có…… hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người mới bước sang tuổi thanh niên.”
Câu 14: Vợ chồng bình đẳng với nhau, nghĩa là gì?
Câu 15: Hãy chọn từ đúng với phần chấm lửng (….) trong văn bản dưới đây:
“Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được tính …….. trong hành vi của mình.”
Câu 16: Nhân phẩm là gì?
- A. trạng thái tâm lý vui sướng,thích thú mà con người có được trong cuộc sống.
- B. khả năng tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình.
- C. sự đánh giá của dư luận xã hội về hành vi đạo đức của một cá nhân nào đó.
- D. toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được, là giá trị làm người của mỗi con người.
Câu 17: Người có nhân phẩm là người như thế nào?
- A. có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh biết tôn trọng các chuẩn mực đạo đức tiến bộ, thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức đôí với xã hội.
- B. có lương tâm trong sáng, biết tôn trọng các chuẩn mực đạo đức tiến bộ, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với mọi người.
- C. có lương tâm trong sáng, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức của mình đối với người khác và xã hội.
- D. có lương tâm trong sáng, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, biết tôn trọng các chuẩn mực đạo đức tiến bộ, thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức của mình đối với người khác, với xã hội.
Câu 18: Nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là gì?
Câu 19: Hãy chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng (….) trong văn bản dưới đây:
“Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân……cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.”
Câu 20: Các mối quan hệ trong gia đình bao gồm quan hệ giữa ai với ai?
- A. Cha mẹ và con cái, ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau
- B. Quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau
- C. Quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau
- D. Quan hệ giữa vợ và chồng ,cha mẹ và con cái, ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau
Câu 21: Theo quy định của pháp luật, lễ cưới của hai người yêu nhau là gì?
- A. Một sự kiện trọng đại của hai vợ chồng
- B. Một điều kiện bắt buộc theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
- C. Một thủ tục pháp lý chứng minh hai người yêu nhau chính thức là vợ chồng
- D. Một thủ tục mang tính truyền thống, không bắt buộc phải có, cho nên tổ chức trang trọng, vui vẻ nhưng phải tiết kiệm, không phô trương tốn kém
Câu 22: Để trở thành người có lương tâm mỗi học sinh chúng ta cần phải làm gì?
- A. Cố gắng học thật tốt, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè.không vi phạm pháp luật
- B. Đừng bao giờ đụng chạm đến ai, phê bình ai, không quan tâm đến việc ai đúng ai sai
- C. Tích cực rèn luyện ý thức đạo đức, tác phong kỷ luật và thực hiện tốt nghĩa vụ bản thân
- D. Tự giác thực hiện tốt nghĩa vụ học tập của cá nhân, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, kỷ luật, có lối sống trong sáng, lành mạnh và biết quan tâm giúp đỡ người khác.
Câu 23: Thế nào là sống hòa nhập?
- A. Là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
- B. Là sống vui vẻ, biết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác.
- C. Là sống chân thành, gần gũi, không xa lánh mọi người; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
- D. Là sống tốt với tất cả mọi người có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
Câu 24: Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào?
Câu 25: Một trong những biểu hiện của nhân nghĩa là gì?
Câu 26: Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy như thế nào?
Câu 27: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về sự hòa nhập?
Câu 28: Xây dựng giờ học tốt, đó là biểu hiện của nội dung nào sau đây?
Câu 29: Câu tục ngữ nào sau đây nói về sống hòa nhập?
Câu 30: Câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nói về vấn đề gì?
Câu 31: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước” quan điểm trên của Đảng ta nói về vấn đề gì?
Câu 32: Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” nói về vấn đề gì?
Câu 33: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây:
“Ngày nay, nước ta đã hoàn toàn được thống nhất, nhưng chúng ta vẫn phải luôn ….. để chống lại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc”.
Câu 34: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây:
“Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết … của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.”
Câu 35: Hoàn thành nội dung phát biểu sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân đối với ......
Câu 36: Truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là gì?
Câu 37: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây:
“Công dân nam giới đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết …”.
Câu 38: Lòng yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những gì?
Câu 39: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là gì?
Câu 40: Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm xây dựng Tổ quốc của thanh niên học sinh?