Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 10 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 20081

    Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng?

    • A.Có trăng quên đèn
    • B.Có mới nới cũ
    • C.Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ
    • D.Rút dây động rừng
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 20082

    Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng tời là quá trình phát triển và hoàn thiện ........

    • A.Phương thức sản xuất
    • B.Phương thức kinh doanh
    • C.Đời sống vật chất
    • D.Đời sống tinh thần
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 20083

    Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

    • A.Tính khách quan
    • B.Tính truyền thống
    • C.Tính kế thừa
    • D.Tính hiện đại
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 20084

    Một dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?

    • A.Hoạt động sản xuất của cải vật chất
    • B.Hoạt động chính trị xã hội
    • C.Hoạt động thực nghiệm khoa học
    • D.Trái Đất quay quanh mặt trời
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 20085

    Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn?

    • A.Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần
    • B.Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất
    • C.Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động
    • D.Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 20086

    Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong long cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

    • A.Tính truyền thống
    • B.Tính thời đại
    • C.Tính khách quan
    • D.Tính kế thừa
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 20087

    Phủ định của phủ định được hiểu là sự phủ định ............

    • A.Lần thứ nhất
    • B.Lần hai, có kế thừa
    • C.Từ bên ngoài
    • D.Theo hình tròn
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 20088

    Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất?

    • A.Sáng tạo máy bóc hành tỏi
    • B.Nghiên cứu giống lúa mới
    • C.Chế tạo rô-bốt làm việc nhà
    • D.Quyên góp ủng hộ người nghèo
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 20089

    Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?

    • A.Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến
    • B.Các giống loài mới thay thế giống loài cũ
    • C.Con người dùng hóa chất tiêu diệt sinh vật
    • D.Học sinh đổi mới phương thức học tập
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 20090

    Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?

    • A.Sông lở cát bồi
    • B.Uống nước nhớ nguồn
    • C.Tức nước vỡ bờ
    • D.Ăn cháo đá bát
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 20091

    Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội?

    • A.ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt
    • B.ủng hộ trẻ em khuyết tật
    • C.thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ
    • D.trồng rau xanh cung ứng ra thị trường
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 20092

    Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?

    • A.Kinh doanh hàng hóa
    • B.Sản xuất vật chất
    • C.Học tập nghiên cứu
    • D.Vui chơi giải trí
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 20093

    Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

    • A.Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
    • B.Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.
    • C.Thực tiễn là động lực của nhận thức.
    • D.Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 20094

    Khẳng định nào dưới đây phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?

    • A.Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, nhằm phát huy cái tốt khắc phục cái xấu.
    • B.Phê bình là đánh giá khuyết điểm của bản thân, nhằm khắc phục cái xấu
    • C.Phê bình là chỉ ra khuyết điểm của người khác để họ sữa chữa cho tốt
    • D.Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm, nhằm phát huy điểm mạnh của bản thân
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 20095

    Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng?

    • A.Người có lúc vinh, lúc nhục.
    • B.Giấy rách phải giữ lấy lề
    • C.Một tiền gà, ba tiền thóc
    • D.Ăn cây nào, rào cây nấy
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 20096

    Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

    • A.Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
    • B.Con hơn cha, nhà có phúc
    • C.Gieo gió gặt bão
    • D.Ăn cây nào rào cây ấy
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 20097

    Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

    • A.Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
    • B.Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
    • C.Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão
    • D.Cái rang cái tóc là vóc con người
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 20098

    Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?

    • A.Cái khó ló cái khôn
    • B.Con vua thì lại làm vua
    • C.Con hơn cha là nhà có phúc
    • D.Kiến tha lâu cũng đầy tổ
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 20099

    Trường hợp nào dưới đây là phủ định biện chứng?

    • A.Đầu tư tiền sinh lãi
    • B.Lai giống lúa mới
    • C.Gạo đem ra nấu cơm
    • D.Sen tàn mùa hạ
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 20100

    Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?

    • A.Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến
    • B.Xây dựng nên văn hóa tiên tiến
    • C.Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
    • D.Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 20101

    Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của .............

    • A.Phủ định biện chứng
    • B.Phủ định siêu hình
    • C.Phủ định quá khứ
    • D.Phủ định hiện tại
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 20102

    Câu nào dưới đây là phủ định biện chứng?

    • A.Hết ngày đến đêm
    • B.Hết mưa là nắng
    • C.Hết hạ sang đông
    • D.Hết bĩ cực đến hồi thái lai
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 20103

    Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

    • A.Học vẹt
    • B.Lập kế hoạch học tập
    • C.Ghi thành dàn bài
    • D.Sơ đồ hóa bài học
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 20104

    Khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng là quá trình gì?

    • A.Phủ định quá khứ
    • B.Phủ định của phủ định
    • C.Phủ định cái cũ
    • D.Phủ định cái mới
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 20105

    Theo Triết học Mác – Lênin cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Đó là nội dung khái niệm nào?

    • A.Phủ định sạch trơn
    • B.Phủ định của phủ định
    • C.Ra đời của các sự vật
    • D.Thay thế các sự vật, hiện tượng.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 20106

    Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này thể hiện điều gì?

    • A.Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng
    • B.Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng
    • C.Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
    • D.Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 20107

    Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là gì?

    • A.Cơ sở của nhận thức
    • B.Động lực của nhận thức
    • C.Mục đích của nhận thức
    • D.Tiêu chuẩn của chân lí
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 20108

    Câu nào dưới đây không nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

    • A.Học đi đôi với hành
    • B.Đi một ngày đàng, học một sang khôn
    • C.Trăm hay không bằng tay quen
    • D.Dốt đến đâu học lâu cũng biết
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 20109

    Cái mới ra đời phải trải qua quá trình đấu tranh giữa .......

    • A.Cái mới và cái cũ
    • B.Cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện
    • C.Cái trước và sau
    • D.Cái hiện đại và truyền thống
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 20110

    Sự vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn, đó là gì?

    • A.Cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng
    • B.Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
    • C.Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
    • D.Hình thức phát triển của sự vật và hiện tượng

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?