Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 57587
Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với:
- A.Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- B.Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc.
- C.Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
- D.Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 57588
Khoáng sản của nước ta phần lớn tập trung ở:
- A.Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- B.Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- C.Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
- D.Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 57589
Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam không gặp khó khăn về mặt nào sau đây?
- A.Bất đồng ngôn ngữ.
- B.Khác biệt về thể chế chính trị.
- C.Thiếu lao động trẻ.
- D.Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 57590
Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên bao nhiêu vĩ độ?
- A.14 vĩ độ.
- B.15 vĩ độ.
- C.16 vĩ độ.
- D.17 vĩ độ.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 57591
Nếu mỗi múi giờ cách nhau 15 kinh tuyến .Vậy quần đảo Trường Sa của nước ta nằm ở 120ºĐ thì ở múi giờ thứ:
- A.6
- B.7
- C.8
- D.9
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 57592
Các mỏ than lớn của nước ta phân bố tập trung ở:
- A.Lạng Sơn, Hà Giang.
- B.Đồng bằng Sông Cửu Long.
- C.Cao Bằng, Thái Nguyên.
- D.Quảng Ninh.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 57593
Vận động Tân kiến tạo còn có tên gọi khác là:
- A.Vận động Calêđôni.
- B.Vận động Hecxini.
- C.Vận động Inđôxini.
- D.Vận động Himalaya.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 57594
Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay:
- A.Đang khủng hoảng kinh tế một cách trầm trọng.
- B.Đang khủng hoảng kinh tế nhưng có một số ngành mũi nhọn phát triển.
- C.Đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và liên tục phát triển.
- D.Đã trở thành nước công nghiệp mới (NIC).
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 57595
Điểm Cực Bắc của lãnh thổ phần đất liền nước ta ở 23º23’ Bắc thuộc:
- A.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- B.Xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang.
- C.Xã Lũng Cú, tỉnh Cao Bằng.
- D.Xã Đất Mũi, tỉnh Hà Giang.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 57596
Kiểu khí hậu phổ biến ở Lào là:
- A.Nhiệt đới gió mùa.
- B.Cận nhiệt lục địa.
- C.Cận nhiệt gió mùa.
- D.Nhiệt đới khô.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 57597
Khu vực Đông Nam Á gồm:
- A.10 quốc gia
- B.11 quốc gia
- C.12 quốc gia
- D.13 quốc gia
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 57598
Dân cư Đông nam á gồm các chủng tộc:
- A.Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít
- B.Môn-gô-lô-ít và Nêgrô-ít
- C.Nêgrô-ít và Ô-xtra-lô-ít
- D.Ô-xtra-lô-ít và Ơ-rô-pêô-it
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 57599
Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm
- A.1967
- B.1967
- C.1997
- D.1999
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 57600
Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 là:
- A.Biển Đông.
- B.Một bộ phận của Ấn Độ Dương.
- C.Một bộ phận của vịnh Thái Lan.
- D.Một bộ phận của biển Đông.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 57601
Diện tích phần đất liền của Việt Nam là
- A.360.991 km2
- B.329.091 km2
- C.329.247 km2
- D.329.314 km2
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 57602
Biểu hiện rõ nét nhất của tính thiếu ổn định trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á là gì?
- A.Đời sống người dân còn chậm cải thiện
- B.Các ngành kinh tế phát triển không đều
- C.Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997
- D.Vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 57603
Hiện tượng nào dưới đây không phải là do tác động của nội lực?
- A.Núi lửa phun trào
- B.Sóng thần
- C.Động đất
- D.Thuỷ triều
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 57604
Khoảng cách vĩ độ giữa điểm cực Bắc và điểm cực Nam trên đất liền của nước ta là?
- A.13040’
- B.15049’
- C.14049’
- D.14039’
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 57605
Thiên tai thường xảy ra và gây nhiều khó khăn nhất cho việc khai thác kinh tế biển ở nước ta là gì?
- A.Động đất
- B.Sóng thần
- C.Bão và lốc xoáy
- D.Núi lửa
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 57606
Xu hướng chung trong cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á là gì?
- A.Tăng tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp
- B.Tăng công nghiệpvà nông nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ
- C.Tăng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp
- D.Tăng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 57607
Hiện tượng nào sau đây không thể hiện tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?
- A.Suối nước nóng phun trào
- B.Dòng sông bồi đắp phù sa ở phần hạ lưu
- C.Sóng biển liên tục xô vào bờ làm vụn vỡ các tảng đá ven bờ
- D.Chênh lệch nhiệt độ trong ngày quá lớn khiến các tảng đá trong hoang mạc bị vỡ nhỏ ra
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 57608
Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào?
- A.Đà Nẵng và Khánh Hoà
- B.Khánh Hoà và Đà Nẵng
- C.Thừa Thiên Huế và Bà Rịa-Vũng Tàu
- D.Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 57609
Phần biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta mở rộng chủ yếu về phía nào?
- A.Phía đông bắc và đông nam
- B.Phía đông và phía tây nam
- C.Phía đông và đông nam
- D.Phía nam và tây nam
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 57610
Châu Á có những đới khí hậu
- A.cực và cận cực, ôn đới, nhiệt đới.
- B.cực và cận cực, cận nhiệt, xích đạo.
- C.cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới.
- D.cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 57611
Chọn những từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau:
a. Cầu nối b. Tiếp xúc c. Rìa phía nam
d. Trung tâm e. Nội chí tuyến f. Rìa phía đông
Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta là nằm hoàn toàn trong vùng ………1………….bán cầu Bắc, gần ………2…………….khu vực Đông Nam Á, ở vị trí …………3…………giữa đất liền và biển, ở vị trí ……………4…………của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 57612
Nối ý ở cột B (châu lục) vào cột A (các dãy núi) sao cho đúng:
Các dãy núi (A)
Châu lục (B)
Trả lời
a. Dãy XCanđinaviva dãy Anpơ
1. Châu Á
1+
b. Dãy Himalaya và dãy Côn Luân
2. Châu Mĩ
2+
c. Dãy Đrêkenbec và dãy Atlat
3. Châu Âu
3+
d. Dãy Coocđie và dãy Anđet
4. Châu Phi
4+
e. Dãy Đông Ôxtrâylia
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 57613
Vị trí địa lí nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội?
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 57614
Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 57615
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Hành chính, hình thể) và kiến thức đã học hãy nêu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm lãnh thổ Việt Nam?
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 57616
Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?