Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 178851
Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt hải sản của nước ta hiện nay :
- A.Chưa được tăng cường, hiện đại hóa nên còn rất lạc hậu.
- B.Còn rất lạc hậu nên khó khăn cho việc đánh bắt xa bờ, năng suất lao động thấp.
- C.Đã được trang bị ngày càng tốt hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- D.Đã được trang bị hiện đại nên rất thuận lợi cho đánh bắt xa bờ.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 178852
Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm ở nước ta hiện nay là
- A.có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao.
- B.có thị trường xuất khẩu rộng mở.
- C.có nhiều cơ sở chế biến phân bố rộng khắp trên cả nước.
- D.có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng, phong phú.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 178854
Ở nước ta, năng suất lao động xã hội chưa cao đã làm cho :
- A.Quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến.
- B.Tình trạng việc làm ngày càng căng thẳng.
- C.Sự phân bố lao động giữa các vùng ngày càng chênh lệch.
- D.Chất lượng lao động khó được nâng cao.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 178856
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về biểu đồ sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm?
- A.Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng.
- B.Sản lượng thủy sản khai thác giảm.
- C.Tổng sản lượng thủy sản tăng qua các năm.
- D.Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 178858
Nguyên nhân chính làm cho sự phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi nước ta là :
- A.Đồng bằng có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn trung du và miền núi.
- B.Đồng bằng có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn trung du và miền núi.
- C.Sự chênh lệch lớn về mức sống giữa hai khu vực.
- D.Tỉ suất sinh của trung du và miền núi thấp hơn đồng bằng.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 178859
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước năm 2007 là
- A.7,8%.
- B.9,8%.
- C.6,8%.
- D.8,8%.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 178861
Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là
- A.chiều dài tương đối ngắn và diện tích lưu vực nhỏ.
- B.chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.
- C.lưu lượng nước lớn và hàm lượng phù sa cao.
- D.chảy theo hướng tây bắc - đông nam và đổ ra biển Đông
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 178863
Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là:
- A.xóa đói giảm nghèo và công nghiệp hóa ở nông thôn.
- B.hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và thành thị.
- C.xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
- D.phát triển mở rộng mạng lưới các đô thị.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 178865
Trong nông nghiệp nước ta, ở miền núi trung du chuyên về cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc; ở đồng bằng chuyên về cây ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản. Điều đó cho thấy :
- A.Nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới.
- B.Nông nghiệp nước ta đang song hành tồn tại hai nền nông nghiệp.
- C.Nông nghiệp đang áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau.
- D.Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 178867
Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo nên sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973?
- A.Tận dụng những thời cơ do xu hướng toàn cầu hóa mang lại.
- B.Tận dụng những thời cơ do xu hướng toàn cầu hóa mang lại.
- C.Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt theo từng giai đoạn.
- D.Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, phát triển cả các xí nghiệp lớn và nhỏ.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 178869
Việt Nam gia nhập ASEAN vào ..... và là thành viên thứ ......của tổ chức này
- A.Tháng 7 - 1998 và 7.
- B.Tháng 7- 1998 và 5.
- C. Tháng 7 - 1995 và 7.
- D.Tháng 4 - 1995 và 6.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 178871
Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có những ngày nắng ấm là do
- A.gió mùa Đông Bắc thay đổi hướng và tính chất.
- B.Tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc.
- C.frông lạnh hoạt động thường xuyên và liên tục.
- D.Tín phong bị gió mùa Đông Bắc lấn át.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 178873
Cho bảng số liệu:TỒNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TỂ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2010
2012
2013
2014
Kinh tế Nhà nước
633 187
702 017
735 442
765 247
Kinh tế ngoài Nhà nước
926 928
1 060 587
1 110 769
1 175 739
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
326 967
378 236
407 976
442 441
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 -2014?
- A.Kinh tế Nhà nước tăng nhanh hơn Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
- B.Kinh tế Nhà nước lớn hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
- C.Kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh hơn so với Kinh tế Nhà nước
- D.Tổng sản phẩm trong nước giữa các thành phần kinh tế tăng không đều
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 178876
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là:
- A.công nghiệp chế biến chưa phát triển.
- B.thị trường có nhiều biến động.
- C.giống cây trồng còn hạn chế.
- D.thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 178878
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và trang 18, vườn quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
- A.Ba Bể
- B.Ba Vì
- C.Cát Bà
- D.Xuân Thủy
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 178881
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy xác định các đô thị loại 2 (năm 2007) ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A.Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long.
- B.Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn.
- C.Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang.
- D.Lai Châu, Lào Cai, Móng Cái.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 178883
Nhận định nào sau đây không chính xác :
- A.Các vùng miền núi và trung du công nghiệp phân bố phân tán vì có vị trí không thuận lợi, thiếu các nguồn tài nguyên.
- B.Đông Nam Bộ là vùng có hoạt động công nghiệp phát triển nhất cả nước với nhiều trung tâm có quy mô lớn.
- C.Dọc theo duyên hải Miền Trung, Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp lớn nhất nhưng qui mô chỉ thuộc loại trung bình.
- D.Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là nơi có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 178884
“ Núi, cao nguyên, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt với mùa đông lạnh” là đặc điểm về điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng :
- A.Bắc Trung Bộ.
- B.Tây Nguyên.
- C.Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- D.Đồng bằng sông Hồng.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 178885
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?
- A.TP. Hồ Chí Minh
- B.Hà Nội
- C.Hà Tiên
- D.Huế
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 178886
Nguyên nhân chính làm cho cơ cấu sản lượng điện nghiêng về nhiệt điện từ sau năm 2005 là :
- A.Nhận ra những hạn chế của thủy điện đến môi trường.
- B.Sản lượng than tăng nhanh nhờ đổi mới công nghệ khai thác.
- C.Sự ra đời của các nhà máy chạy bằng khí đốt có công suất lớn.
- D.Biến đổi thời tiết làm cho lượng nước các sông giảm.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 178887
Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về giá trị kinh tế nổi bật của thiên nhiên vùng Trung tâm Hoa Kì ?
1. Có nhiều gò đồi thấp, nhiều đồng cỏ rộng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.
2. Có đồng bằng phù sa do sông Mit - xi - xi - pi rộng lớn, màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt.
3. Có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn như than đá, quặng sắt, dầu khí.
4. Có tài nguyên năng lượng phong phú và giàu tiềm năng về hải sản và du lịch.
- A.3
- B.2
- C.1
- D.4
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 178888
Dân cư Trung Quốc tập trung ở miền Đông chủ yếu là do
- A.ít chịu ảnh hưởng của thiên tai
- B.có nhiều trung tâm kinh tế lớn
- C.có nhiều hệ thống sông lớn
- D.đất đai màu mỡ
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 178889
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dọc theo lắt cắt địa hình từ A đến B (A - B), yếu tố nào dưới đây không thể hiện trong lát cắt địa hình A - B ?
- A.Dãy núi cánh cung Bắc Sơn
- B.Hướng núi của dãy Con Voi
- C.Hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam của vùng núi Đông Bắc.
- D.Sơn nguyên Đồng Văn.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 178890
Một tàu đánh cá của nước ngoài đang hoạt động cách bờ biển Đà Nẵng 43km. Như vậy chiếc tàu đó đã xâm phạm vào vùng biển nào của nước ta ?
- A.Vùng đặc quyền kinh tế.
- B.Nội thủy.
- C.Lãnh hải.
- D.Vùng tiếp giáp lãnh hải.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 178892
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tài nguyên đất của nước ta?
- A.Đất feralit trên đá badan tập trung chủ yếu ở miền Bắc.
- B.Đất feralit trên đá badan có diện tích nhỏ hơn đất feralit trên đá vôi.
- C.Đất feralit trên đá vôi tập trung chủ yếu ở miền Nam.
- D.Diện tích nhóm đất feralit lớn hơn nhiều diện tích nhóm đất phù sa.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 178895
Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở vùng núi do
- A.bão thường có gió mạnh.
- B.trên biển, bão gây sóng to.
- C.bão là thiên tai bất thường, khó dự báo.
- D.bão thường kèm theo mưa lớn.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 178898
Hiện nay ngành chăn nuôi nước ta có nhiều biến động chủ yếu là do ?
- A.Cơ sở thức ăn chưa đảm bảo
- B.Giống gia súc, gia cầm có chất lượng thấp
- C.Kinh nghiệm chăn nuôi thấp
- D.Dịch bệnh thường xuyên xảy ra
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 178900
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về lưu lượng nước của các sông ngòi nước ta?
- A.Sông Hồng có đỉnh lũ vào tháng 8 với lưu lượng 6650m3/s.
- B.Tổng lưu lượng nước sông Cửu Long cao nhất, thời gian mùa lũ dài nhất.
- C.Tổng lưu lượng nước của sông Hồng cao hơn sông Đà Rằng và sông Cửu Long.
- D.Sông Đà Rằng có lưu lượng nước nhỏ nhất, mùa lũ ngắn nhất, lũ vào mùa hạ.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 178903
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết so sánh nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu của Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh?
- A.TP. Hồ Chí Minh mưa nhiều vào các tháng mùa hạ, Đà Nẵng mưa nhiều vào mùa thu đông
- B.Tháng mưa ít nhất của TP. Hồ Chí Minh là tháng 3, Đà Nẵng mưa ít nhất là tháng 6
- C.Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh thấp hơn so với Đà Nẵng
- D.Biên độ nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao hơn so với Đà Nẵng
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 178905
Cho bảng số liệu: TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG, DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN, DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1983 – 2014 (Đơn vị: Triệu ha)
Năm
1983
2005
2010
2014
Tổng diện tích rừng
7,2
12,7
13,4
13,8
Diện tích rừng tự nhiên
6,8
10,2
10,3
10,1
Diện tích rừng trồng
0,4
2,5
3,1
3,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê,2016)
Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1983-2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
- A.Cột
- B.Tròn
- C.Đường
- D.Miền