Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Công Nghệ 11 năm học 2019-2020 trường THPT Quang Trung

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 105232

    Ở hệ thống làm mát bằng nước, khi nhiệt độ của nước làm mát vượt quá giới hạn cho phép thì:

    • A.Van hằng nhiệt  chỉ mở một đường cho nước chảy tắt về bơm.
    • B.Van hằng nhiệt mở cả hai đường để nước vừa qua két nước vửa đi tắt về bơm.
    • C.Van hằng nhiệt chỉ mở một đường cho nước qua két làm mát.
    • D.Van hằng nhiệt đóng cả hai đường nước.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 105233

    Van an toàn trong hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức được mắc:

    • A.Song song với van khống chế.       
    • B.Song song với két làm mát.
    • C.Song song với bầu lọc.      
    • D. Song song với bơm dầu
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 105234

    Nếu nhiệt độ dầu bôi trơn trong động cơ vượt mức cho phép thì dầu sẽ được đưa đến . . . để làm mát.

    • A.Cácte.               
    • B.Két làm mát  
    • C.Bơm nhớt.         
    • D.Mạch dầu chính.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 105235

    Đối với động cơ điêzien 4 kì thì nhiên liệu được nạp vào dưới dạng nào?

    • A.Phun tơi vào buồng cháy cuối kì nén.
    • B.Nạp dạng hoà khí ở cuối kì nén.
    • C.Nạp dạng hoà khí trong suốt kì nạp.
    • D.Nạp dạng hoà khí trong đầu kì nén.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 105236

    Trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận tạo nên sự tuần hoàn cưỡng bức trong động cơ là

    • A.Bơm nước.
    • B. Van hằng nhiệt.
    • C.Quạt gió.           
    • D.Ống phân phối nước lạnh.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 105237

    Trong một chu trình làm việc của động cơ 4 kì, trục khuỷu quay bao nhiêu độ?

    • A.3600         
    • B.1800         
    • C.5400               
    • D.7200
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 105238

    Bản chất của phương pháp hàn hồ quang tay là:

    • A.Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn
    • B.Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng kim loại chỗ hàn để tạo thành mối hàn
    • C.Dùng điện áp làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn
    • D.Dùng dòng điện lớn làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 105239

    Chi tiết nào thuộc cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền:

    • A.Pittông         
    • B.Xi lanh    
    • C.Xupap    
    • D.Nắp xilanh
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 105240

    Độ bền của vật liệu cơ khí biểu thị:

    • A.Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
    • B.Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu khi bị nung nóng
    • C.Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
    • D.Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của nội năng
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 105241

    Hỗn hợp xăng và không khí ở động cơ xăng không tự cháy được do:

    • A.Áp suất và nhiệt độ cao     
    • B. Tỉ số nén thấp
    • C. Tỉ số nén cao
    • D.Thể tích công tác lớn
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 105242

    Đâu không phải là chi tiết của động cơ Điêzen:

    • A.Thân máy   
    • B.Buji   
    • C.Trục khuỷu      
    • D.Vòi phun
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 105243

    Khi áp suất trong mạch dầu của hệ thống bôi trơn cưỡng bức vượt quá trị số cho phép thì van nào sẽ hoạt động:

    • A.Van an toàn      
    • B.Van hằng nhiệt
    • C.Van khống chế lượng dầu qua két    
    • D.Không có van nào
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 105244

    Phương pháp dập thể tích (rèn khuôn) là:

    • A.Nung nóng chảy phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm
    • B.Tác dụng ngoại lực để làm biến đổi hình dạng khuôn và vật liệu
    • C.Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi liệu định hình sản phẩm
    • D.Nung nóng phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 105245

    Phân loại ĐCĐT theo nhiên liệu, có các loại động cơ:

    • A.Động cơ 2 kỳ, động cơ 4 kỳ
    • B.Động cơ xăng, động cơ Diesel, động cơ khí Gas
    • C.Động cơ xăng, động cơ Diesel
    • D.Động cơ 4 kỳ, động cơ khí Gas
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 105246

    Ai là người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT chạy nhiên liệu xăng:

    • A.Otto và Lăng ghen   
    • B.Lơnoa
    • C.Đemlơ                  
    • D.Lăng ghen
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 105247

    Ở ĐCĐT, khoảng cách giữa hai điểm chết được gọi là:

    • A.Thể tích buồng cháy       
    • B.Thể tích công tác
    • C.Kỳ của chu trình          
    • D.Hành trình pit tông
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 105248

    Độ dãn dài tương đối của vật liệu đặc trưng cho:

    • A.Độ dẻo của vật liệu      
    • B.Độ dài tương đối của vật liệu
    • C.Độ cứng của vật liệu               
    • D.Độ bền của vật liệu
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 105249

    Đâu không phải là chi tiết của động cơ xăng:

    • A.Thanh truyền   
    • B.Bơm cao áp          
    • C.Pit tông   
    • D.Xupap
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 105250

    Khi pi tông ở ĐCT kết hợp với nắp máy và xilanh tạo thành thể tích:

    • A.Thể tích xilanh                 
    • B.Thể tích toàn phần
    • C.Thể tích buồng cháy              
    • D.Thể tích công tác
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 105251

    Dầu bôi trơn đi tắt đến mạch dầu chính trong hệ thống bôi trơn là do:

    • A.Nhiệt độ dầu thấp, độ nhớt cao    
    • B.Nhiệt độ dầu cao, độ nhớt thấp
    • C.Nhiệt độ dầu thấp, độ nhớt thấp          
    • D.Nhiệt độ dầu cao, độ nhớt cao
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 105252

    Góc sắc của dao tiện tạo bởi:

    • A.Mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt đáy
    • B.Mặt sau của dao với mặt phẳng song song với mặt đáy
    • C.Mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao
    • D.Mặt trước và mặt sau của dao
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 105253

    Trong một chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ, trục cam quay:

    • A.1/2 vòng       
    • B.1 vòng      
    • C.2 vòng     
    • D. 1/4 vòng
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 105254

    Chu trình làm việc của động cơ là:

    • A.Tổng hợp của 4 quá trình diễn ra theo trình tự: nạp, nén, nổ, xả
    • B.Số hành trình mà pit tông di chuyển trong xilanh
    • C.Tổng hợp của 4 kì diễn ra theo trình tự: nạp, nén, nổ, xả
    • D.Khoảng thời gian mà pit tông di chuyển từ ĐCT đến ĐCD
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 105255

    Trong các thể tích sau đây, thể tích nào được giới hạn bởi hai điểm chết:

    • A.Thể tích công tác    
    • B.Thể tích toàn phần
    • C.Thể tích buồng cháy             
    • D.Thể tích xilanh
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 105256

    Thứ tự làm việc của các kì trong chu trình làm việc của động cơ 4 kì là:

    • A.Nạp, cháy-dãn nở, nén, thải   
    • B.Nạp, nén, cháy-dãn nở, thải
    • C.Nén, thải, nạp, cháy-dãn nở
    • D.Nén, nạp, cháy-dãn nở, thải
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 105257

    Độ dẻo của vật liệu biểu thị:

    • A.Khả năng chống lại sự bẻ cong vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
    • B.Khả năng duy trì hình dạng của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
    • C.Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
    • D.Khả năng trả lại hình dạng của vật liệu sau tác dụng của ngoại lực
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 105258

    Trong 1 chu trình làm việc của động cơ 4 kì, pit tông lên xuống tổng cộng:

    • A.4 lần     
    • B.2 lần       
    • C.1 lần     
    • D.3 lần
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 105259

    Trong 1 chu trình làm việc của động cơ 4 kì, trục khuỷu quay:

    • A.360ᴼ        
    • B. 540ᴼ     
    • C.720ᴼ             
    • D.180ᴼ
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 105260

    Ở động cơ xăng 2 kì, khi cửa nạp mở thì hỗn hợp nhiên liệu sẽ được nạp vào trong:

    • A.Buồng đốt  
    • B.Nắp xilanh
    • C.Xilanh       
    • D.Cacte
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 105261

    Tính chất đặc trưng về cơ học của vật liệu chế tạo cơ khí là:

    • A.Độ cứng, độ bền         
    • B.Độ cứng, độ bền, độ dẻo
    • C.Độ dẻo, độ bền       
    • D.Độ dẻo, độ cứng

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?