Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 7351
Một vật xem là chất điểm khi kích thước của nó
- A. rất nhỏ so với con người.
- B. rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo.
- C. rất nhỏ so với vật mốc.
- D.rất lớn so với quãng đường ngắn.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 7353
Chọn câu phát biểu sai.
- A.Hệ quy chiếu dược dùng để xác định vị trí của chất điểm.
- B.Hệ quy chiếu gồm hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc và đồng hồ đếm thời gian.
- C.Chuyển động thì có tính tương đối nhưng đứng yên không có tính chất này.
- D.Ngay cả quỹ đạo cũng có tính tương đối.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 7355
Chọn phát biểu sai. Trong chuyển động thẳng
- A.Tốc độ trung bình của chất điểm luôn nhận giá trị dương.
- B.Vận tốc trung bình của chất điểm là giá trị đại số.
- C.Nếu chất điểm không đổi chiều chuyển động thì tốc độ trung bình của nó bằng vận tốc trung bình trên đoạn đường đó.
- D.Nếu độ dời của chất điểm trong một khoảng thời gian bằng không thì vận tốc trung bình cũng bằng không trong khoảng thời gian đó.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 7357
Một ô tô từ A đến B mất 5 giờ, trong 2 giờ đầu ô tô đi với tốc độ 50km/h, trong 3 giờ sau ô tô đi với tốc độ 30km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường AB là
- A.40 km/h.
- B.38 km/h.
- C.46 km/h.
- D.35 km/h.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 7359
Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = –50 + 20t (x đo bằng km, t đo bằng h). Quãng đường chuyển động sau 2h là
- A.10km.
- B.40km.
- C.20km.
- D.–10km.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 7361
Chọn câu sai. Chuyển động thẳng biến đổi đều
- A.có gia tốc không đổi.
- B.có vận tốc thay đổi đều đặn.
- C.gồm chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều.
- D.có tọa độ thay đổi đều đặn.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 7363
Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều, tại thời điểm t vật có vận tốc v và gia tốc a. Chọn biểu thức đúng.
- A.a > 0, v < 0.
- B.a < 0, v > 0.
- C.av < 0.
- D.a < 0, v < 0.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 7365
Một vật bắt đầu chuyển động thẳng, trong giây đầu tiên đi được 1m, giây thứ hai đi được 2m, giây thứ ba đi được 3m. Chuyển động này thuộc loại chuyển động
- A.chậm dần đều.
- B.nhanh dần đều.
- C.nhanh dần.
- D. đều.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 7366
Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = vo + at thì luôn có:
- A.a < 0.
- B.av > 0.
- C.av < 0.
- D. vo > 0.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 7368
Trong các phương trình sau, phương trình mô tả chuyển động thẳng nhanh dần đều là
- A.x = –5t + 4 (m)
- B.x = t² – 3t (m)
- C. x = –4t (m)
- D.x = –3t² – t (m)
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 7370
Một xe đang chạy với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc và sau 2s xe đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của xe là
- A.1 m/s²
- B.2,5 m/s²
- C.1,5 m/s²
- D. 2 m/s²
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 7372
Tại một nơi ở gần mặt đất, bỏ qua mọi lực cản thì
- A. Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- B.Vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng.
- C.Vật nặng và vật nhẹ rơi như nhau.
- D.Các vật rơi với vận tốc không đổi.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 7374
Chuyển động của vật sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi
- A.Một mẫu phấn.
- B.Một quyển vở.
- C.Một chiếc lá.
- D. Một sợi chỉ.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 7376
Hai vật được thả rơi tự do từ hai độ cao h1 và h2. Biết khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất dài gấp đôi khoảng thời gian rơi của của vật thứ hai. Tỷ số các độ cao h1/h2 là bao nhiêu?
- A. 2
- B.4
- C. 0,5
- D. 1,414
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 7378
Một hòn đá được thả rơi tự do trong thời gian t thì chạm đất. Biết trong giây cuối cùng nó rơi được quãng đường 34,3m. Lấy g = 9,8 m/s². Thời gian t là
- A.1,0 s.
- B.2,0 s.
- C.3,0 s.
- D.4,0 s.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 7380
Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
- A.Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi quay ổn định.
- B.Chuyển động của một mắc xích xe đạp khi xe chạy đều trên đường.
- C.Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi vừa bật điện.
- D.Chuyển động của con lắc đồng hồ.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 7382
Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc của chuyển động tròn đều là
- A. v = ωr
- B.v = ω²r
- C.ω = v²/r
- D.ω = vr
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 7384
Một xe máy chuyển động trên cung tròn bán kính 200 m với vận tốc không đổi là 36 km/h. Gia tốc hướng tâm của xe có giá trị
- A. 6,48 m/s²
- B.0,90 m/s²
- C.0,50 m/s²
- D.0,18 m/s²
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 7386
Một hành khách ngồi trên toa tàu A, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu B bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Nếu lấy vật mốc là nhà ga thì
- A.Cả hai tàu đều đứng yên.
- B.Tàu B đứng yên, tàu A chạy.
- C.Tàu A đứng yên, tàu B chạy.
- D.Cả hai tàu đều chạy.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 7387
Một xuồng máy chạy xuôi dòng từ A đến B mất 2h. A cách B 18km. Nước chảy với tốc độ 3km/h. Vận tốc của xuồng máy đối với nước là
- A.6 km/h
- B.9 km/h
- C.12 km/h
- D.4 km/h.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 7389
Hãy chọn câu đúng.
- A.Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.
- B.Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
- C.Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
- D.Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 7391
Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
- A.s = v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu ).
- B.s = v0t + at2/2. ( a và v0 trái dấu ).
- C. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ).
- D.x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 7393
Véctơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều không có đặc điểm nào dưới đây:
- A. Đặt vào vật chuyển động.
- B.Chiều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo.
- C.Độ lớn \(a = \frac{{{v^2}}}{r}\).
- D.Phương tiếp tuyến quỹ đạo.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 7395
Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
- A.Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.
- B.Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.
- C.Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.
- D.Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 7397
Một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3 m. Gia tốc hướng tâm của người đó là
- A.0,82 m/s2.
- B.1,57 m/s2.
- C.8,2 m/s2.
- D.29,6. 102 m/s2.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 7399
Kim giờ của một đồng hồ dài bằng 3/4 kim phút. Tỉ số giữa tốc độ góc của hai kim và tỷ số giữa tốc độ dài của đầu mút hai kim là
- A.wh/wmin = 1/12; vh/vmin = 1/16.
- B.wh/wmin = 12/1; vh/vmin = 16/1.
- C.wh/wmin = 1/12; vh/vmin = 1/9.
- D.wh/wmin = 12/1; vh/vmin = 9/1.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 7401
Một bánh xe có bán kính R quay đều quanh trục. Gọi v1, T1 là tốc độ dài và chu kỳ của một điểm trên vành bánh xe cách trục quay R1. v2, T2 là tốc độ dài và chu kỳ của một điểm trên vành bánh xe cách trục quay R2 = R1/2.Tốc độ dài và chu kỳ của 2 điểm đó là
- A.v1 = v2, T1 = T2
- B.v1 = 2v2, T1 = T2.
- C.v1 = 2v2, T1 = 2T2
- D.v1 = v2, T1 = 2T2
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 7403
Phạm Tuân là phi hành gia đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trên tầu Soyuz 37, chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao h = 300 km so với mặt đất với vận tốc v = 7,92 km/s. Lấy bán kính Trái Đất là 6370 km. Thời gian Phạm Tuân bay một vòng quanh Trái Đất gần nhất giá trị nào?
- A.39,1 phút.
- B.48,1 phút.
- C.88,1 phút.
- D.84,1 phút.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 7405
Một vệ tinh nhân tạo ở cách Trái đất 320 km chuyển động tròn đều quanh Trái đất mỗi vòng hết 4,5 giờ. Biết bán kính Trái đất R = 6380 km. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Gia tốc hướng tâm của vệ tinh bằng
- A.aht = 12426 km/h2
- B. aht = 13049 km/h2
- C. aht = 623 km/h2
- D. aht = 13408 km/h2
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 7407
Mặt Trăng chuyển động tròn đều quanh Trái Đất trên quỹ đạo có bán kính là 3,84.105 km và chu kì quay là 27,32 ngày. Tính gia tốc của Mặt Trăng
- A.a = 2,7.10-3 m/s2
- B.a = 2,7.10-6 m/s2.
- C.a = 27.10-3 m/s2
- D. a = 7,2.10-3 m/s2.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 7409
Điều nào sau đây là đúng khi nói về phép phân tích lực.
- A.Phép phân tích lực là phép làm ngược lại với phép tổng hợp lực
- B.Phép phân tích lực tuân theo qui tắc hình bình hành.
- C. Phép phân tích lực là phép thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần.
- D.Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 7411
Khi vật rắn được treo bằng dây và ở trạng thái cân bằng thì:
- A.Dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.
- B.Các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều.
- C.Lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật.
- D.Không có lực nào tác dụng lên vật.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 7413
Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự cân bằng lực?
- A.Khi vật đứng yên, hợp lực tác dụng lên nó bằng không.
- B.Khi vật chuyển động thẳng đều, hợp lực tác dụng lên nó bằng không.
- C.Hai lực cân bằng nhau có cùng gía, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
- D.Cả A,B,C đều đúng.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 7415
Trường hợp nào sau đây các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau:
- A.Chuyển động tròn đều.
- B.Chuyển động đều trên một đường cong bất kì.
- C.Chuyển động thẳng đều.
- D.Cả ba trường hợp trên.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 7417
Chọn câu không đúng trong các cách phát biểu trạng thái cân bằng của một vật:
- A.Vectơ tổng của các lực tác dụng lên vật bằng 0.
- B.Vật đang chuyển động với vận tốc không đổi.
- C.Vật đang đứng yên.
- D.Vật đang chuyển động tròn đều.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 7419
Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự cân bằng lực?
- A.Khi vật đứng yên, hợp lực tác dụng lên nó bằng không.
- B.Khi vật chuyển động thẳng đều, hợp lực tác dụng lên bằng không.
- C.Hai lực cân bằng nhau có cùng gía, cùng độ lớn, cùng chiều.
- D.Cả A, B đều đúng .
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 7420
Một qủa cầu và 1 khối nặng được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không co dãn vắt qua 1 ròng rọc trơn. Cả hai vật cân bằng ở vị trí ngang nhau. Khối nặng được kéo xuống 1 đoạn, khi buông khối nặng ra thì:
- A.Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì đây là vị trí cân bằng.
- B.Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì cơ năng bảo toàn.
- C.Nó sẽ giữ nguyên trạng thái đang có vì không có thêm lực tác dụng nào
- D.Nó sẽ dịch chuyển xuống vì lực tác dụng vào nó lớn hơn lực tác dụng vào qủa cầu.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 7422
Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi
- A.Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không.
- B.Vật chuyển động với gia tốc không đổi.
- C.Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số.
- D.Vật đứng yên.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 7423
Một sợi dây có khối lượng không đáng kể, một đầu được giữ cố định, đầu kia có gắn một vật nặng có khối lượng m. Vật đứng yên cân bằng. Khi đó
- A.Vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
- B.Vật chịu tác dụng của trọng lực, lực ma sát và lực căng dây.
- C.Vật chịu tác dụng của ba lực và hợp lực của chúng bằng không.
- D.Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 7424
Một chất điểm chuyển động chịu tác dụng của hai lực đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) thì véctơ gia tốc của chất điểm
- A.Cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_2}} \)
- B.Cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)
- C.Cùng phương, cùng chiều với lực \(\vec F = {\vec F_1} - {\vec F_2}\)
- D.Cùng phương, cùng chiều với hợp lực \(\vec F = {\vec F_1} + {\vec F_2}\)