Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 74552

    Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

    1. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.

    2. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lượng không bằng nhau.

    3. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội.

    4. NST là sợi ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 74554

    Tính chất đặc trưng của NST là gì?

    • A.NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào.
    • B.Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ.
    • C.Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượng và hình thái xác định).
    • D.Cả A và B đúng
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 74556

    Câu nào sau đây không đúng?

    • A.Crômatit chính là NST đơn.
    • B.Trong phân bào, có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tơ vô sắc được hình thành.
    • C.Ở kì giữa quá trình phân bào, mỗi NST đều có dạng kép và giữa hai crômatit dính nhau tại tâm động.
    • D.Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 74557

    Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi gì?

    • A.Số lượng, cấu trúc NST.
    • B.Số lượng, hình thái NST.
    • C.Số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
    • D.Số lượng không đổi.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 74559

    Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là gì?

    • A.Trao đổi chất.
    • B.Co, duỗi trong phân bào.
    • C.Biến đổi hình dạng.
    • D.Tự nhân đôi.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 74561

    Dạng NST chỉ chứa một sợi nhiễm sắc là NST dạng nào?

    • A.Đơn bội.
    • B.Lưỡng bội.
    • C.Kép.
    • D.Đơn.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 74563

    Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là gì?

    • A.Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ.
    • B.Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
    • C.Luôn co ngắn lại.
    • D.Luôn luôn duỗi ra.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 74565

    Cặp NST tương đồng là gì?

    • A.Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
    • B.Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau.
    • C.Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.
    • D.Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 74567

    NST là cấu trúc có ở đâu?

    • A.Bên ngoài tế bào.
    • B.Trong các bào quan.
    • C.Trong nhân tế bào.
    • D.Trên màng tế bào.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 74569

    Phát biểu nào không đúng trong các phát biểu sau?

    • A.Hợp tử có bộ NST lưỡng bội.
    • B.Tế bào sinh dưỡng có bộ NST lưỡng bội.
    • C.Giao tử có bộ NST lưỡng bội.
    • D.Trong thụ tinh, các giao tử có bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n).
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 74571

    Đường kính của NST ở trạng thái co ngắn là bao nhiêu?

    • A.0,2 đến 2 micromet
    • B.0,5 đến 20 micromet
    • C.2 đến 20 micromet
    • D.0,5 đến 50 micromet
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 74573

    Đường kính của NST ở trạng thái co ngắn là bao nhiêu?

    • A.0,2 đến 2 micromet
    • B.0,5 đến 20 micromet
    • C.2 đến 20 micromet
    • D.0,5 đến 50 micromet
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 74575

    NST thường tồn tại thành từng chiếc trong tế bào nào?

    • A.Hợp tử
    • B.Tế bào sinh dưỡng
    • C.Tế bào sinh dục sơ khai
    • D.Giao tử
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 74577

    Bộ NST đơn bội chỉ chứa bao nhiêu NST?

    • A.Hai NST
    • B.Hai NST của mỗi cặp tương đồng
    • C.Một NST
    • D.Một NST của mỗi cặp tương đồng
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 74579

    Quá trình nguyên phân xảy ra ở đâu?

    • A.Tế bào sinh dục sơ khai
    • B.Tế bào sinh dưỡng
    • C.Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1
    • D.Cả A và B đều đúng.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 74581

    Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể?

    • A.Tế bào sinh sản
    • B.Tế bào sinh dưỡng
    • C.Tế bào trứng
    • D.Tế bào tinh trùng
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 74583

    Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là bao nhiêu?

    • A.n (kép).
    • B.2n (đơn).
    • C.2n (kép).
    • D.n (đơn).
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 74586

    Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân?

    • A.Kì đầu.
    • B.Kì giữa
    • C.Kì sau.
    • D.Kì cuối
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 74588

    Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào?

    • A.Thụ tinh.
    • B.Phát sinh giao tử.
    • C.Giảm phân.
    • D.Nguyên phân.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 74589

    Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là gì?

    • A.Phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.
    • B.Sự sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.
    • C.Phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
    • D.Phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 74590

    Trong tế bào của một loài, vào kỳ giữa của nguyên phân, người ta xác định có tất cả 16 cromatit. Loài đó có tên là gì?

    • A.Ruồi giấm.
    • B.Lúa nước.
    • C.Người.
    • D.Đậu Hà Lan.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 74591

    Trong chu kì nguyên phân, trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở kỳ nào?

    • A.Kỳ sau và kỳ giữa.
    • B.Kỳ cuối và kỳ giữa.
    • C.Kỳ đầu và kỳ cuối.
    • D.Kỳ sau và kỳ cuối.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 74592

    Trong quá trình nguyên phân. sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ nào?

    • A.Kỳ trung gian.
    • B.Kỳ đầu.
    • C.Kỳ giữa.
    • D.Kỳ sau.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 74593

    Trong quá trình phân chia tế bào, thoi phân bào có vai trò gì?

    • A.Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN
    • B.Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của NST
    • C.Giúp NST phân chia về hai cực của tế bào
    • D.Là nơi hình thành ti thể
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 74594

    Ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?

    • A.1 hàng
    • B.2 hàng
    • C.3 hàng
    • D.4 hàng
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 74595

    Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là bao nhiêu?

    • A.Đơn bội ở trạng thái đơn.
    • B.Đơn bội ở trạng thái kép.
    • C.Lưỡng bội ở trạng thái kép.
    • D.Lưỡng bội ở trạng thái đơn.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 74596

    Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào?

    • A.Đóng xoắn cực đại.
    • B.Bắt đầu đóng xoắn.
    • C.Dãn xoắn.
    • D.Bắt đầu tháo xoắn.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 74597

    Qua quá trình nguyên phân, bộ NST ở tế bào con được tạo ra từ tế bào mẹ (2n) có đặc điểm gì?

    • A.Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.
    • B.Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
    • C.Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
    • D.Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 74598

    Các tế bào con tạo ra qua nguyên phân, có bộ NST như thế nào so với tế bào mẹ?

    • A.Giống hoàn toàn mẹ.
    • B.Giảm đi một nửa so với mẹ.
    • C.Gấp đôi so với mẹ.
    • D.Gấp ba lần so với mẹ.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 74599

    Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở đâu?

    • A.Tế bào sinh dưỡng.
    • B.Tế bào sinh dục vào thời kì chín.
    • C.Tế bào mầm sinh dục.
    • D.Hợp tử và tế bào sinh dưỡng.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?