Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 41823
Vỏ trai cấu tạo gồm mấy lớp?
- A.3 lớp là lớp sừng, lớp biểu bì và lớp đá vôi
- B.3 lớp là lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ
- C.2 lớp là lớp đá vôi và lớp sừng
- D.2 lớp là lớp xà cừ và lớp đá vôi
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 41825
Cơ quan nào đóng vai trò đóng, mở vỏ trai?
- A.Cơ khép vỏ (bản lề vỏ)
- B.Đuôi vỏ
- C.Đầu vỏ
- D.Đỉnh vỏ
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 41827
Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là gì?
- A.Giúp ấu trùng tận dụng được nguồn dinh dưỡng trên da và mang cá.
- B.Phương án khác.
- C.Giúp bảo vệ ấu trùng không bị động vật khác ăn mắt.
- D.Giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 41829
Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?
- A.Phần đầu cơ thể tiêu giảm.
- B.Ấu trùng sống bám trên da và mang cá.
- C.Trai sông là động vật lưỡng tính.
- D.Trai cái nhận tinh trùng của trai đực qua dòng nước.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 41831
Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?
- A.Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột.
- B.Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng.
- C.Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.
- D.Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 41833
Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có?
- A.Vì ấu trùng trai thường sống trong bùn đất, sau một thời gian phát triển thành trai trưởng thành.
- B.Vì ấu trùng trai vào ao theo nước mưa, sau đó phát triển thành trai trưởng thành.
- C.Vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.
- D.Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 41834
Trai lấy mồi ăn bằng cách nào?
- A.Kí sinh trong cơ thể vật chủ.
- B.Tấn công làm tê liệt con mồi.
- C.Dùng chân giả bắt lấy con mồi.
- D.Lọc nước.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 41836
Trai sông dinh dưỡng kiểu thụ động nhờ vào đâu?
- A.Lỗ miệng
- B.Cơ khép vỏ
- C.Ống hút
- D.Hai đôi tấm miệng
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 41838
Phương pháp tự vệ của trai là gì?
- A.Co chân, khép vỏ.
- B.Phụt mạnh nước qua ống thoát.
- C.Tiết chất độc từ áo trai.
- D.Cả A và C đều đúng.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 41840
Loài nào dưới đây là loài duy nhất có “hộp sọ” để bảo vệ não ở động vật có xương sống?
- A.Bạch tuộc.
- B.Ốc sên.
- C.Mực.
- D.Vẹm.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 41842
Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là đúng?
- A.Có 8 tua dài, thích nghi với lối sống bơi lội tự do.
- B.Có 10 tua dài, thích nghi với lối sống di chuyển chậm chạp.
- C.Có khả năng nguỵ trang, tự vệ bằng cách vùi mình trong cát.
- D.Có tập tính đào lỗ để đẻ trứng.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 41844
Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào?
- A.Thu nhỏ và khép chặt vỏ.
- B.Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn.
- C.Vùi mình sâu vào trong cát.
- D.Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 41846
Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là sai?
- A.Là đại diện của ngành Thân mềm.
- B.Có lối sống vùi mình trong cát.
- C.Sống ở biển.
- D.Có giá trị thực phẩm.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 41848
Ốc sên tự vệ bằng cách nào?
- A.Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù.
- B.Tấn công đối phương bằng tua đầu và tua miệng.
- C.Co rụt cơ thể vào trong vỏ.
- D.Thu nhỏ và khép chặt vỏ.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 41850
Đặc điểm nào dưới đây giúp cho các tập tính của thân mềm phát triển hơn hẳn giun đốt?
- A.Thần kinh, hạch não phát triển.
- B.Di chuyển tích cực.
- C.Môi trường sống đa dạng.
- D.Có vỏ bảo vệ.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 41852
Ngành Thân mềm có số lượng bao nhiêu loài?
- A.Khoảng 70 nghìn loài.
- B.Khoảng 80 nghìn loài.
- C.Khoảng 50 nghìn loài.
- D.Khoảng 60 nghìn loài.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 41854
Động vật nào dưới đây xuất hiện từ rất sớm trên hành tinh và được xem là “hóa thạch sống”?
- A.Ốc sên.
- B.Ốc vặn.
- C.Ốc xà cừ.
- D.Ốc anh vũ.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 41856
Động vật nào dưới đây sống ở biển, có 8 tua và mai lưng tiêu giảm?
- A.Mực.
- B.Ốc sên.
- C.Bạch tuộc.
- D.Sò
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 41858
Ở mực ống, vai trò chủ yếu của tuyến mực là gì?
- A.Tiêu hoá.
- B.Tự vệ.
- C.Săn mồi.
- D.Hô hấp.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 41860
Đặc điểm nào dưới đây giúp cho các tập tính của thân mềm phát triển hơn hẳn giun đốt?
- A.Môi trường sống đa dạng.
- B.Có vỏ bảo vệ.
- C.Thần kinh, hạch não phát triển.
- D.Di chuyển tích cực.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 41861
Ở thân mềm, hạch thần kinh phát triển nhất là gì?
- A.Hạch não
- B.Hạch hầu
- C.Hạch lưng
- D.Hạch bụng
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 41862
Thân mềm nào KHÔNG có vỏ cứng bảo vệ ngoài cơ thể?
- A.Mực.
- B.Ốc sên.
- C.Bạch tuộc.
- D.Sò.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 41863
Mực bắt mồi như thế nào?
- A.Mực bắt mồi bằng tua dài, tua ngắn dùng để đưa mồi vào miệng
- B.Mực đuổi theo mồi và dùng tua dài bắt mồi
- C.Mực rình mồi tại một chỗ
- D.Cả A, B, C.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 41864
Động vật thân mềm nào sống đục ruỗng vỏ tàu thuyền?
- A.Con mực
- B.Con ốc sên
- C.Con hà
- D.Con sò
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 41865
Thân mềm nào bảo vệ con trong khoang áo cơ thể mẹ?
- A.Mực
- B.Bạch tuộc
- C.Ốc sên
- D.Ốc vặn
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 41866
Loài nào có tập tính đào lỗ đẻ trứng?
- A.Sò
- B.Mực
- C.Ốc vặn
- D.Ốc sên
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 41867
Thân mềm nào gây hại cho con người?
- A.Ốc sên
- B.Mực
- C.Ốc vặn
- D.Sò
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 41868
Trai lọc nước bao nhiêu lit trong 1 ngày đêm?
- A.40 lít một ngày đêm
- B.30 lít một ngày đêm
- C.10 lít một ngày đêm
- D.20 lít một ngày đêm
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 41869
Giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa như thế nào?
- A.Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất.
- B.Giúp ấu trùng phát tán rộng.
- C.Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng khí và thức ăn dồi dào qua mang.
- D.A và C đúng.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 41870
Trai di chuyển được là nhờ đâu?
- A.Động tác đóng mở vỏ trai
- B.Hình thành chân giả
- C.Chân trai thò ra thụt vào
- D.Cả B và C đúng.