Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Trần Suyền

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 168602

    Trong nghiên cứu về gen liệu pháp (thay gen bệnh ở người bằng gen lành) người ta hay sử dụng yếu tố nào?

    • A.plasmit làm thể truyền để chuyển gen.
    • B.virut làm thể truyền để chuyển gen.
    • C.cả virut và plasmit làm thể truyền để chuyển gen.
    • D.dùng một đoạn ADN của người làm thể truyền để chuyển gen.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 168603

    Nhà chọn giống thực vật có thể dùng cách nào dưới đây là tin cậy hơn cả để phát hiện ra thể đa bội trong số các cây lưỡng bội?

    • A.Đo kích thước lá.
    • B.Đo chiều cao cây.
    • C.Đo kích thước hoa.
    • D.Đo kích thước tế bào.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 168605

    Bằng cách nào người ta có thể tạo ra một loài cây mới chứa đặc điểm di truyền của cả hai loài khác nhau?

    • A.Bằng kĩ thuật di truyền.
    • B.Bằng cách dung hợp hai tế bào xôma.
    • C.Bằng cách gây đột biến đa bội.
    • D.Bằng kĩ thuật di truyền kết hợp với kĩ thuật lai tế bào xôma.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 168607

    Các cây tam bội có thể được tạo ra bằng cách nào?

    • A.Xử lí hạt cây 2n bằng chất cônsixin.
    • B.Xử lí hạt cây 2n bằng chất tia phóng xạ.
    • C.Lai giữa thể tứ bội và lưỡng bội.
    • D.Gây rối loạn giảm phân bằng chất cônsixin.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 168609

    Loài lúa mì (Triticum aestivum) là một loài có bộ nhiễm sắc thể đa bội, nhưng vẫn có khả năng sinh sản bình thường (hữu thụ). Đó là nhờ:

    • A.bộ nhiễm sắc thể của nó là đa bội lẻ.
    • B.nó sinh sản bằng phương pháp sinh sản vô tính.
    • C.bộ nhiễm sắc thể của nó là đa bội chẵn.
    • D.nó là cây tự thụ phấn nên hiện tượng đa bội hóa không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 168611

    Giả sử bạn nhận được từ một phòng thí nghiệm nước ngoài một đoạn gen (ADN) quy định tính chịu hạn được cắt sẵn bằng một restrictaza A. Bạn muốn cài đoạn gen này vào một thể truyền plasmit, mà thể truyền này chỉ có một vị trí cắt của một restrictaza B, mà không có vị trí cắt của restrictaza A. Phân tích trình tự hai đầu đoạn gen này, bạn thấy ở mỗi đầu có một vị trí cắt của restrictaza B. Bằng cách nào bạn cài được đoạn gen này vào thể truyền?

    • A.Cắt đoạn ADN mang gen chịu hạn bằng restrictaza B, rồi cài trực tiếp vào thể truyền có sẵn.
    • B.Cắt thể truyền bằng restrictaza A; cắt đoạn ADN mang gen chịu hạn bằng restrictaza B, rồi cho hai phân tử ADN nối lại với nhau.
    • C.Cắt thể truyền hai lần bằng restrictaza B, rồi nối với đoạn AD N mang gen chịu hạn được cắt bằng restrictaza A.
    • D.Cắt lần thứ hai đoạn ADN bằng restrictaza B, rồi cài vào thể truyền sau khi đã cắt bằng cùng loại enzim giới hạn này.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 168613

    Các giống cây trồng thuần chủng có đặc điểm như thế nào?

    • A.có thể được tạo ra bằng phương pháp lai khác thứ qua vài thế hệ.
    • B.có tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử.
    • C.có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều đời.
    • D.có năng suất cao nhưng kém ổn định.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 168615

    Trong kĩ thuật cấy gen với mục đích sản xuất các chế phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp, tế bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì:

    • A.E.coli có tần số phát sinh đột biến gây hại cao.
    • B.môi trường dinh dưỡng nuôi E.coli rất phức tạp.
    • C.E.coli không mẫn cảm với thuốc kháng sinh.
    • D.E.coli có tốc độ sinh sản nhanh.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 168617

    Thể truyền thường được sử dụng trong kĩ thuật cấy gen là gì?

    • A.động vật nguyên sinh.
    • B.vi khuẩn E.coli.
    • C.plasmit hoặc thể thực khuẩn.
    • D.nấm đơn bào.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 168619

    ADN tái tổ hợp trong kĩ thuật cấy gen là gì?

    • A.ADN thể ăn khuẩn tổ hợp với ADN của sinh vật khác.
    • B.ADN của thể truyền đã ghép (nối) với gen cần lấy của sinh vật khác.
    • C.ADN plasmit tổ hợp với ADN của sinh vật khác.
    • D.ADN của sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 168621

    ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin tạo ra bằng kĩ thuật di truyền được đưa vào trong tế bào E.coli để làm gì?

    • A.ức chế hoạt động hệ gen của tế bào E.coli.
    • B.làm bất hoạt các enzim cần cho sự nhân đôi ADN của E.coli.
    • C.làm cho ADN tái tổ hợp kết hợp với ADN vi khuẩn.
    • D.tạo ra nhiều sản phẩm của gen.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 168623

    Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp?

    • A.ADN – pôlimeraza và amilaza.
    • B.Restrictaza và ligaza.
    • C.Amilaza và ligaza.
    • D.ARN – pôlimeraza và peptidaza.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 168625

    Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền là gì?

    • A.là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật.
    • B.là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng.
    • C.là phân tử ADN mạch thẳng.
    • D.có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào vi khuẩn.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 168626

    Thao tác nào sau đây thuộc một trong các khâu của kĩ thuật cấy gen?

    • A.Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
    • B.Dùng các hoocmôn phù hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai.
    • C.Cho vào môi trường nuôi dưỡng các virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính để tăng tỉ lệ kết thành tế bào.
    • D.Cho vào môi trường nuôi dưỡng keo hữu cơ pôliêtilen glicol để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 168628

    Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để làm gì?

    • A.nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
    • B.tạo ADN tái tổ hợp được dễ dàng.
    • C.đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.
    • D.tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 168630

    Nhằm củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường sử dụng phương pháp gì?

    • A.tự thụ phấn.
    • B.lai khác thứ.
    • C.lai khác dòng đơn.
    • D.lai khác dòng kép.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 168632

    Cho các thành tựu:

    (1) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.

    (2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.

    (3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.

    (4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

    Có bao nhiêu thành tựu đạt được do ứng dụng thuật di truyền?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 168634

    Ngô là cây giao phấn, khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ biến đổi theo hướng nào?

    • A.tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần.
    • B.tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần.
    • C.tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần.
    • D.tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 168636

    Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm mục đích gì?

    • A.tăng tỉ lệ dị hợp.
    • B.tăng biến dị tổ hợp.
    • C.giảm tỉ lệ đồng hợp.
    • D.tạo dòng thuần.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 168638

    Trình tự các khâu của kĩ thuật cấy gen là gì?

    • A.cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp – tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào – chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
    • B.tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào – cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo AD N tái tổ hợp – chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
    • C.chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận – tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào – cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp.
    • D.cắt và nối AD N của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp – chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận – tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 168639

    Khi nói về bệnh Phêninkêtô niệu ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    1. Bệnh Phêninkêtô niệu là do lượng axitamin tirôxin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.

    2. Có thể phát hiện ra bệnh Phêninkêtô niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

    3. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin Phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.

    4. Bệnh Phêninkêtô niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin Phêninalanin thành Tirôxin trong cơ thể.

    5. Chọc dò dịch ối, sinh thiết tua nhau thai có thể phát hiện được bệnh Phêninkêtô niệu khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ.

    • A.2
    • B.1
    • C.3
    • D.4
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 168640

    Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là gì?

    • A.loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.
    • B.đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh.
    • C.làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành.
    • D.bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 168641

    Trong các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người, biện pháp nào sau đây nhằm hạn chế các tác nhân đột biến?

    • A.Tạo môi trường sạch
    • B.Sàng lọc trước sinh
    • C.Liệu pháp gen 
    • D.Tư vấn di truyền
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 168642

    Cho các biện pháp sau:

    (1) Bảo vệ môi trường sống trong sạch.

    (2) Tư vấn di truyền.

    (3) Sàng lọc trước sinh.

    (4) Liệu pháp gen.

    (5) Mở các trung tâm bảo trợ xã hội dành cho người bị tật, bệnh di truyền.

    Số phương án đúng để bảo vệ vốn gen của loài người là:

    • A.4
    • B.5
    • C.2
    • D.3
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 168643

    Bằng các làm tiêu bản tế bào đề quan sát bộ NST thì không phát hiện sớm trẻ mắc hội chứng nào sau đây?

    • A.Hội chứng Claiphento
    • B.Hội chứng Tớc-nơ
    • C.Hội chứng AIDS
    • D.Hội chứng Đao
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 168644

    Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình “cấm kết hôn trong vòng 3 đời” là gì?

    • A.Đột biến xuất hiện với tần số cao ở thế hệ sau.
    • B.Thế hệ sau kém phát triển dần.
    • C.Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình.
    • D.Thế hệ sau có những biểu hiện suy giảm trí tuệ.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 168645

    Trong di truyền y học tư vấn, phát biểu không đúng khi nói về việc xét nghiệm trước sinh ở người là gì?

    • A.Mục đích xét nghiệm trước sinh là xác định người mẹ sinh con trai hay gái để giúp người mẹ quyết định có nên sinh hay không.
    • B.Kĩ thuật chọc ối và sinh thiết nhau thai là để tách lấy tế bào phôi cho phân tích ADN cũng như nhiều chi tiết hóa sinh.
    • C.Các xét nghiệm trước sinh đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ sinh con bị các khuyết tật di truyền mà vẫn muốn sinh con.
    • D.Mục đích xét nghiệm trước sinh là để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 168646

    Trong chẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát điều gì?

    • A.Tính chất của nước ối
    • B.Tế bào tử cung của người mẹ
    • C.Tế bào thai bong ra trong nước ối
    • D.Cả A và B
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 168647

    Kỹ thuật chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai đặc biệt hữu ích đối với điều gì?

    • A.Bệnh di truyền phân tử làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể
    • B.Việc xác định bệnh do đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST
    • C.Việc xác định kiểu gen của bệnh nhân
    • D.Đột biến gen
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 168648

    Phát biểu nào không đúng về liệu pháp gen?

    • A.Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến.
    • B.Dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
    • C.Có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành.
    • D.Nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 168649

    Con đường nào sau đây không lây truyền HIV?

    • A.muỗi đốt
    • B.từ mẹ sang con
    • C.truyền máu
    • D.dùng chung bàn chải đánh răng
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 168650

    Người ta tiến hành chọc dò dịch ối để sàng lọc trước sinh ở một bà mẹ mang thai, trong các tiêu bản quan sát tế bào dưới kính hiển vi, người ta nhận thấy ở tất cả các tế bào đều có sự xuất hiện của 94 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào, trong đó có 6 NST đơn có hình thái hoàn toàn giống nhau. Một số nhận xét được rút ra như sau:

    (1) Các tế bào trên đang ở kì sau của quá trình giảm phân 1.

    (2) Thai nhi có thể mắc hội chứng Đao hoặc hội chứng Claiphentơ.

    (3) Thai nhi không thể mắc hội chứng Tơcnơ.

    (4) Đã có sự rối loạn trong quá trình giảm phân của bố hoặc mẹ.

    (5) Có thể sử dụng liệu pháp gen để loại bỏ những bất thường trong bộ máy di truyền của thai nhi.

    Số kết luận đúng là:

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 168651

    Để tư vấn di truyền có kết quả cần sử dụng phương pháp nào?

    • A.Phương pháp phả hệ.
    • B.Phương pháp tế bào.
    • C.Phương pháp phân tử.
    • D.Phương pháp nghiên cứu quần thể.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 168652

    Nhờ enzyme nào mà hệ gen của virus HIV có thể cài xen vào hệ gen của người?

    • A.ADN polimerase
    • B.Helicase
    • C.ARN polimerase
    • D.Transciptase Reverse
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 168653

    Ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn a trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Bố mẹ có kiểu gen nào để sinh con gái mắc bệnh với tỉ lệ 25%?

    • A.XaXa × XaY
    • B.XAXa × XAY
    • C.XAXA × XaY
    • D.XAXa × XaY
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 168654

    Bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh, mẹ nhìn màu bình thường nhưng mang gen bệnh, khả năng họ sinh con bị bệnh mù màu là:

    • A.12,5%
    • B.25%
    • C.50%.
    • D.75%.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 168655

    Gen quy định nhóm máu ở người gồm 3 alen: IA, IB, IO. Trong trường hợp biết nhóm máu của bố, mẹ sẽ xác định được kiểu gen của bố, mẹ nếu con có nhóm máu

    • A.AB
    • B.A
    • C.O
    • D.B
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 168656

    Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn nằm ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X, alen trội tương ứng quy định máu đông bình thường. Một người phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp lấy chồng khỏe mạnh thì khả năng bị bệnh của những đứa con họ như thế nào?

    • A.100% con trai bị bệnh.
    • B.50% con trai bị bệnh.
    • C.25% con trai bị bệnh.
    • D.12,5% con trai bị bệnh.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 168657

    Ở một gia đình, nghiên cứu sự di truyền của một căn bệnh di truyền, các nhà tư vấn di truyền xây dựng được phả hệ dưới đây

    Có thể xác định chính xác được tối đa kiểu gen của bao nhiêu người từ phả hệ nói trên?

    • A.2
    • B.6
    • C.5
    • D.4
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 168658

    Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hây xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên.

    • A.(1)XX, (2)XYa, (3)XYa, (4)XX, (5)XYA
    • B.(1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY
    • C.(1)XaXa, (2)XAY, (3)XAY, (4)XaXa, (5)XAY
    • D.(1)XX, (2)XYA, (3)XYA, (4)XX, (5)XYA

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?