Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 168659

    Loài lúa mì hoang dại có gen quy định khả năng kháng bệnh “gỉ sắt” trên lá. Loài múa mì trồng lại có gen mẫn cảm với bệnh gỉ sắt. Hai loài này có họ hàng gần gũi nên có thể lai được với nhau và cho ra một số ít con lai có khả năng sinh sản. Hãy cho biết làm thế nào người ta có thể tạo ra được giống lúa mì trồng có gen kháng bệnh gỉ sắt từ lúa mì hoang dại nhưng lại có đầy đủ các đặc điểm của lúa mì trồng?

    • A.Gây đột biến đa bội ở con lai khác loài rồi tiến hành chọn lọc.
    • B.Cho cây lai F1 lai trở lại với lúa mì trồng rồi tiến hành chọn lọc nhiều lần.
    • C.Gây đột biến ở cây lai F1 rồi lai trở lại với lúa mì trồng và tiến hành chọn lọc, các thế hệ sau lại lai trở lại với lúa mì trồng và tiếp tục chọn lọc.
    • D.Lai tế bào xôma rồi tiến hành chọn lọc.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 168660

    Người ta tạo ra các dòng thuần chủng nhằm mục đích gì?

    • A.tạo ra các dòng chứa toàn gen trội.
    • B.loại bỏ một số gen lặn có hại ra khỏi giống.
    • C.tạo ra dòng có ưu thế lai cao.
    • D.duy trì giống để tránh thoái hóa.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 168661

    Làm thế nào một gen đã được cắt rời có thể liên kết được với thể truyền là plasmit đã được mở vòng khi người ta trộn chúng lại với nhau để tạo ra phân tử ADN tái tổ hợp?

    • A.Nhờ enzim ligaza
    • B.Nhờ enzim restrictaza
    • C.Nhờ liên kết bổ sung của các nuclêôtit và nhờ enzim ligaza
    • D.Nhờ enzim ligaza và restrictaza
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 168662

    Sau khi phá rừng trồng lúa bà con nông dân có thể trồng lúa một hai vụ mà không phải bón phân. Tuy nhiên, sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây là đúng?

    • A.Các chất dinh dưỡng đã bị rửa trôi nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
    • B.Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người đã chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
    • C.Vì trồng lúa nước nên các chất dinh dưỡng từ đất đã bị pha loãng vào nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
    • D.Các chất dinh dưỡng trong đất đã bị bốc hơi cùng với nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 168663

    Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ con cái đã chứng minh cho giải thích nào dưới đây?

    • A.Nguyên nhân của ưu thế lai là do tác động cộng gộp của các gen trội có lợi.
    • B.Ưu thế lai giảm là do các gen lặn có hại trở về trạng thái đồng hợp tử.
    • C.Nguyên nhân của ưu thế lai là do hiện tượng siêu trội.
    • D.Lai khác dòng luôn cho ưu thế lai cao còn giao phối gần không cho ưu thế lai.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 168664

    Giải thích nào dưới đây là đúng về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ưu thế lai?

    • A.Do kiểu gen dị hợp sẽ cho kiểu hình vượt trội hơn so với các kiểu gen đồng hợp tử.
    • B.Do con lai chứa toàn gen trội.
    • C.Do con lai không chứa gen lặn có hại.
    • D.Do các gen trội và gen lặn tác động với nhau theo kiểu cộng gộp.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 168665

    Để chuyển một gen của người và tế bào vi khuẩn E.coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen người trong tế bào vi khuẩn người ta phải lấy mARN của gen người cần chuyển cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Người ta cần phải làm như vậy là vì:

    • A.gen của người quá lớn không chui vào được tế bào vi khuẩn.
    • B.nếu không làm như vậy gen của người sẽ không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
    • C.nếu không làm như vậy gen của người sẽ không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn.
    • D.nếu không làm như vậy sản phẩm của gen của người sẽ không bình thường và không có giá trị sử dụng.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 168666

    Cây ngô là loại cây thụ phấn nhờ gió. Nếu ta cho cây tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì điều gì sẽ xảy ra?

    • A.Tần số kiểu gen đồng hợp tử và dị hợp tử đều giảm dần trong quần thể.
    • B.Tần số dị hợp tử và đồng hợp tử đều tăng dần trong quần thể.
    • C.Tần số kiểu gen dị hợp tử sẽ giảm dần và tần số kiểu gen đồng hợp tử sẽ tăng dần trong quần thể.
    • D.Tần số kiểu gen đồng hợp tử sẽ giảm dần còn tần số kiểu gen dị hợp sẽ tăng dần trong quần thể.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 168667

    Nhận định nào dưới đây là đúng về ưu thế lai?

    • A.Ưu thế lai được biểu hiện cao nhất ở F1.
    • B.Ưu thế lai được hình thành do con lai chứa toàn gen trội.
    • C.Ưu thế lai được hình thành do con lai không chứa gen lặn có hại.
    • D.Ưu thế lai được hình thành do các gen trội và gen lặn tác động với nhau theo kiểu cộng gộp.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 168668

    Từ một quần thể của một loài cây 2n người ta tạo ra quần thể cây 3n. Hai quần thể này chỉ trở thành hai loài trong tự nhiên khi:

    • A.giữa chúng có sự sai khác về thành phần kiểu gen.
    • B.giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm hình thái.
    • C.giữa chúng có sự khác biệt về tần số alen.
    • D.quần thể cây 3n có khả năng sinh sản vô tính.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 168669

    Nếu tách nguyên vẹn một gen của người rồi gắn vào plasmit của vi khuẩn E.coli sau đó đưa ADN tái tổ hợp này vào trong tế bào E.coli thì người ta sẽ nhận được kết quả nào dưới đây?

    • A.Gen insulin được phiên mã nhưng có thể dịch mã ra prôtêin khác thường.
    • B.Gen insulin không được phiên mã.
    • C.Gen insulin được phiên mã nhưng không được dịch mã.
    • D.Gen insulin không thể hoạt động trong tế bào vi khuẩn vì không có promoter thích hợp.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 168670

    Người ta có thể tạo ADN tái tổ hợp bằng cách nào?

    • A.xử lí ADN của tế bào cho gen và ADN plasmit bằng ligaza sau đó hỗn hợp của hai loại ADN được xử lí bằng enzim restrictaza.
    • B.xử lí ADN của tế bào cho gen và ADN plasmit bằng restrictaza sau đó hỗn hợp của hai loại ADN được xử lí bằng enzim ligaza.
    • C.xử lí ADN của tế bào cho gen và ADN plasmit bằng hỗn hợp các enzim ligaza và restrictaza.
    • D.xử lí ADN của tế bào cho gen và ADN plasmit bằng pôlimeraza sau đó hỗn hợp hai loại ADN được xử lí tiếp bằng enzim ligaza.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 168671

    Tại sao để chuyển gen của tế bào người sang tế bào vi khuẩn, người ta lại phải dùng thể truyền là plasmit?

    • A.Vì nếu không có thể truyền thì gen người không thể đưa gen vào trong tế bào được.
    • B.Vì nếu không có thể truyền thì gen người sẽ không thể nhân được thành nhiều bản sao trong tế bào nhận.
    • C.Vì nếu không có thể truyền thì gen người không thể tồn tại được trong tế bào nhận.
    • D.Vì nếu không có thể truyền thì gen người không thể gắn được vào hệ thống của tế bào nhận.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 168672

    Người ta có thể thay gen bệnh của người bằng gen lành nhờ dùng yếu tố nào?

    • A.plasmit lấy từ nấm men làm thể truyền.
    • B.virut lấy từ cơ thể người làm thể truyền.
    • C.nhiễm sắc thể nhân tạo làm thể truyền.
    • D.tiêm trực tiếp gen lành vào tế bào.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 168673

    Vì sao ưu thế lai đạt mức cao nhất ở con lai F1 và giảm dần ở các thế hệ sau?

    • A.các gen lặn có hại ngày một tăng ở các thế hệ sau.
    • B.tần số alen trội ngày một giảm.
    • C.tần số kiểu gen dị hợp tử ngày một giảm dần.
    • D.tần số kiểu gen có lợi ngày một giảm dần.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 168674

    Tại sao tự thụ phấn bắt buộc thường gây thoái hóa giống nhưng người ta vẫn hay sử dụng?

    • A.Vì không phải giống nào cũng bị thoái hóa.
    • B.Vì phương pháp này có thể tạo ra những dòng thuần có cặp gen mong muốn.
    • C.Vì phương pháp này có thể loại đi được các gen lặn có hại.
    • D.Vì phương pháp này có thể tạo ra dòng thuần chứa nhiều gen có lợi và ít gen có hại.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 168675

    Vì sao người ta hay sử dụng virut làm thể truyền trong nghiên cứu thay thế gen bệnh ở người bằng các gen lành?

    • A.bằng cách này gen lành có thể chèn vào được nhiễm sắc thể của người.
    • B.bằng cách này gen lành có thể được nhân lên thành nhiều bản sao trong tế bào người thay thế gen gây bệnh.
    • C.bằng cách này gen lành có thể tồn tại trong tế bào chất mà không bị enzim phân hủy.
    • D.dùng virut làm thể truyền ít gây tác dụng xấu hơn là dùng plasmit làm thể truyền.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 168676

    Cắt một gen nguyên vẹn của người rồi gắn vào plasmit sau đó đưa vào tế bào vi khuẩn chúng ta có thể chờ đợi điều gì trong số các điều nêu ra dưới đây?

    • A.Gen của người sẽ tạo ra nhiều sản phẩm bình thường trong tế bào vi khuẩn.
    • B.Gen của người sẽ được nhân lên thành nhiều bản sao nhưng sẽ không tạo ra được sản phẩm bình thường.
    • C.Gen của người không được nhân lên thành nhiều bản sao và chúng không tạo ra được sản phẩm.
    • D.Gen của người được nhân lên thành nhiều bản sao nhưng không được phiên mã.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 168677

    Tại sao nhiều quần thể thực vật sinh sản bằng hình thức tự thụ phấn nhưng chúng không bị thoái hóa?

    • A.Do tần số alen lặn có hại trong quần thể của chúng rất thấp.
    • B.Tần số đột biến gen ở các quần thể này khá thấp.
    • C.Tần số các gen trội trong những quần thể này rất cao.
    • D.Chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết các gen có hại ra khỏi các quần thể này.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 168678

    Để chuyển một gen của người và tế bào vi khuẩn E.coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen người trong tế bào vi khuẩn, người ta phải lấy mARN của gen người cần chuyển cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Người ta cần phải làm như vậy là vì:

    • A.gen của người quá lớn không chui vào được tế bào vi khuẩn.
    • B.nếu không làm như vậy gen của người sẽ không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
    • C.nếu không làm như vậy gen của người sẽ không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn.
    • D.nếu không làm như vậy sản phẩm của gen ở người sẽ không bình thường và không có giá trị sử dụng.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 168679

    Khi nói về bệnh di truyền phân tử ở người, phát biểu nào sau đây sai?

    • A.Các bệnh lí do đột biến ở người đều được gọi là bệnh di truyền phân tử.
    • B.Bệnh thiểu máu hồng cầu hình liềm là do đột biến gen gây nên.
    • C.Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.
    • D.Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 168680

    Khẳng định nào dưới đây là đúng về bệnh di truyền phân tử?

    • A.Bệnh có thể phát hiện bằng việc quan sát cấu trúc NST
    • B.Bệnh do các đột biến gen gây nên
    • C.Đao là một trong các bệnh điển hình của bệnh di truyền phân tử
    • D.Bệnh sẽ di truyền qua các thế hệ
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 168681

    Bệnh nào dưới đậy không phải là bệnh di truyền phân tử ở người?

    • A.Các bệnh về hêmôglôbin (Hb).
    • B.Các bệnh về prôtêin huyết thanh.
    • C.Các bệnh về các yếu tố đông máu.
    • D.Ung thư máu.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 168682

    Khi nói về đặc điểm của bệnh ở người, có các đặc điểm sau:

    I. Cơ chế gây bệnh ở mức phân tử

    II. Chủ yếu do đột biến gen

    III. Do virus gây nên

    IV. Có thể được di truyền qua các thế hệ

    V. Không có khả năng chữa trị, chỉ có thể hạn chế bằng chế độ ăn kiêng

    VI. Có thể lây truyền ngang giữa người này với người khác qua tiếp xúc

    VII. Chữa trị bằng cách cho dùng thuốc kháng sinh

    Số đặc điểm không đúng về bệnh di truyền phân tử:

    • A.5
    • B.4
    • C.3
    • D.2
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 168683

    Cho các bệnh, hội chứng sau:

    1- Bệnh hồng cầu hình liềm.

    2 - Bệnh bạch tạng.    

    3 - Bệnh máu khó đông.

    4 - Bệnh mù màu đỏ-lục.    

    5- Hội chứng Đao

    6- Hội chứng Tơcnơ.

    7- Hội chứng Claiphentơ.

    8- Bệnh phêninkêtô niệu.

    Có bao nhiêu bệnh không phải là bệnh di truyền phân tử?

    • A.6
    • B.4
    • C.3
    • D.5
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 168684

    Bệnh di truyền phân tử xuất hiện chủ yếu ở nam giới là gì?

    • A.do gen đột biến trên nhiễm sắc thể giới tính Y qui định, ở đoạn không tương đồng
    • B.do gen đột biến trên nhiễm sắc thể thường qui định
    • C.do gen đột biến trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, ở đoạn không tương đồng
    • D.do gen đột biến trong tế bào chất qui định
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 168685

    Khi nói về bệnh pheninketo niệu (PKU) có các phát biểu sau đây, có bao nhiêu số phát biểu đúng?

    (1)  bệnh PKU là bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra do đột biến gen

    (2)  bệnh PKU do enzyme không chuyển hóa axitamin pheninalanin thành tyrozin

    (3)  người bệnh phải kiêng hoàn toàn pheninalanin

    (4)  pheninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí

    • A.2
    • B.3
    • C.1
    • D.4
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 168686

    Bệnh PKU có thể được xác định bằng phương pháp nào?

    • A.Tế bào
    • B.Trẻ đồng sinh
    • C.Điện di
    • D.Phân tích hóa sinh
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 168687

    Ở người, bệnh di truyền nào sau đây do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định?

    • A.Bệnh bạch tạng.
    • B.Bệnh phenylkêtô niệu.
    • C.Bệnh mù màu.
    • D.Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 168688

    Quan sát tiêu bản tế bào của một thai nhi đếm được 45 nhiễm sắc thể và ở cặp nhiễm sắc thể số 23 chỉ có một NST X. Thai nhi có thể sẽ phát triển thành:

    • A.Bé trai mang hội chứng Claiphentơ.
    • B.Bé gái mang hội chứng Tơcnơ.
    • C.Bé gái mang hội chứng siêu nữ.
    • D.Đứa trẻ mang hội chứng Đao.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 168689

    Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc NST?

    • A.Hội chứng Tơcnơ.
    • B.Bệnh ung thư máu.
    • C.Hội chứng Đao.
    • D.Hội chứng Claiphentơ.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 168690

    Người con trai có NST giới tính ký hiệu là XXY, mắc hội chứng nào sau đây?

    • A.Siêu nữ
    • B.Đao (Down)
    • C.Tơcnơ (Turner)
    • D.Claiphentơ (Klinefelter).
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 168691

    Những nhận định nào sau đây là đúng với các bệnh di truyền ở người?

    1 Ở các nước nhiệt đới ẩm, tần số alen quy định hồng cầu hình liềm cao vì những alen này có ưu thế trong việc chống lại bệnh sốt rét.

    2. Bệnh mù màu hiếm gặp ở nữ vì alen gây bệnh là alen lặn và nằm trên NST giới tính.

    3. Hội chứng Đao là do mang 3 nhiễm sắc thể 21.

    4. đột biến dị bội, như hội chứng Đao là do xảy ra sai sót trong quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở pha S trong kì trung gian của chu kì tế bào.

    5. Trứng không mang nhiễm sắc thể giới tính thụ tinh với tinh trùng là một nguyên nhân của hiện tượng xảy thai tự nhiên.

    Số nhận định đúng là: 

    • A.1
    • B.3
    • C.2
    • D.4
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 168692

    Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.
    • B.Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
    • C.Gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính.
    • D.Trong hệ gen của người, tất cả các gen gây bệnh ung thư đều là gen trội.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 168693

    Điều nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ung thư?

    • A.Do biến đổi di truyền ngẫu nhiên (đột biến gen, đột biến NST).
    • B.Do các virut gây ung thư.
    • C.Do tiếp xúc với tác nhân gây đột biến (vật lí, hoá học).
    • D.Do các vi khuẩn ung thư.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 168694

    Điều nào không liên quan tới cơ chế gây ung thư?

    • A.Các gen ức chế khối u bị đột biến không kiểm soát được sự phân bào.
    • B.Các gen tiền ung thư khởi động quá trình phân bào bị đột biến tạo cho sự phát triển bất thường của tế bào.
    • C.Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động không hài hoà với nhau do đột biến xảy ra trong những gen này có thể phá huỷ sự cân bằng, kiểm soát thích hợp đó và dẫn đến ung thư.
    • D.Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động hài hoà nhau trong việc kiểm soát chu kì tế bào.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 168695

    Ung thư là một loại bệnh được hiểu đầy đủ là gì?

    • A.sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u.
    • B.sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
    • C.sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u.
    • D.sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 168696

    Cho các thông tin sau:

    1. Pheninketo niệu là do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa tirozin thành axit amin phenialanin.

    2. Khối u ác tính không có khả năng di chuyển vào máu để di đến các cơ quan khác.

    3. Nhiều bệnh ung thư chưa có thuốc điều trị, người ta thường áp dụng xạ trị, hóa trị để ức chế khối u, các phương pháp này thường ít gây tác dụng phụ.

    4. Ung thư vú là do đột biến gen trội gây ra.

    5. Ngày nay, ung thư xảy ra hầu hết là do môi trường tác động cũng như thói quen ăn uống của con người.

    Có bao nhiêu thông tin sai:

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 168697

    Di truyền học tư vấn nhằm chẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kỳ nào?

    • A.Sau sinh
    • B.Sắp sinh
    • C.Trước sinh
    • D.Mới sinh
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 168698

    Đột biến gen tiền ung thư và gen ức chế khối u là những dạng đột biến gen nào?

    • A.Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến lặn.
    • B.Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến trội.
    • C.Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến lặn.
    • D.Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến trội.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?