Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Lê Trung Kiên

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 168499

    Một quần thể thực vật lưỡng bội, ở thế hệ xuất phát (P) gồm toàn có thể có kiểu gen Aa. Nếu tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thay đổi theo hướng

    • A.Thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng
    • B.Thể đồng hợp tăng thể dị hợp giảm
    • C.Thể đồng hợp tăng, thể dị hợp tăng
    • D.Thể đồng hợp giảm thể dị hợp giảm
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 168500

    Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là: 0,1AA : 0,6Aa : 0,3aa. Theo lý thuyết tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?

    • A.0,6
    • B.0.4
    • C.0,9
    • D.0.3
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 168501

    Một quần thể gồm toàn cá thể có kiểu gen Aa. Theo lí thuyết, tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?

    • A.0,1
    • B.0,2
    • C.0,4
    • D.0,5
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 168502

    Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,6. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen Aa trong quần thể là:

    • A.0,48
    • B.0,16
    • C.0,32
    • D.0,36
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 168503

    Một quần thể thực vật có cấu trúc di truyền: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. Tần số alen A và a của quần thể này lần lượt là:

    • A.0,2 và 0,8
    • B.0,4 và 0,6
    • C.0,8 và 0,2
    • D.0,6 và 0,4
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 168504

    Một quần thể có tỷ lệ kiểu gen: 0,09 AA : 0,42 Aa : 0,49 aa. Tần số alen a của quần thể là:

    • A.0,09
    • B.0,49
    • C.0,3
    • D.0,7
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 168505

    Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Bb là 0,6. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử (Bb) trong quần thể là:

    • A.0,15
    • B.0,3
    • C.0,36
    • D.0,12
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 168506

    Một quần thể tự thụ phấn, thế hệ P có tỉ lệ kiểu gen 0,2AA : 0,8Aa. Ở F3, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

    • A.0,4
    • B.0,125
    • C.0,2
    • D.0,1
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 168507

    Quần thể nào dưới đây có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng?

    QT 1: 1AA;

    QT 2: 0,5AA : 0,5Aa;   

    QT 3: 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa;

    QT 4: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.

    • A.1 và 2
    • B.1 và 4
    • C.1 và 3
    • D.2, 3 và 4
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 168508

    Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,2. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa trong quần thể này là:

    • A.0,16
    • B.0,32
    • C.0,04
    • D.0,64
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 168509

    Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 của lai khác dòng là do đâu?

    • A.Tất cả con lai đều mang các cặp gen dị hợp quan tâm
    • B.Con lai sinh trưởng nhanh và đẻ khoẻ
    • C.Thế hệ lai có số lượng cá thể sinh ra rất lớn
    • D.Con lai có sức sản xuất cao mà lại tốn ít thức ăn
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 168510

    Trong trồng trọt, phương pháp chủ yếu để tạo ưu thế lai là gì?

    • A.Lai kinh tế
    • B.Lai khác dòng
    • C.Lai khác thứ
    • D.Lai xa
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 168511

    Theo giả thuyết siêu trội, ưu thế lai xuất hiện trong lai khác dòng do đâu?

    • A.Sự tương tác giữa các gen không alen dẫn đến hiệu quả bổ sung
    • B.Sự tập trung các gen trội của bố mẹ ở con lai dẫn đến sự tác động có lợi
    • C.Cơ thể lai có sức sống, sức sản xuất theo các gen trội nên có năng suất cao hơn 2 dòng bố mẹ
    • D.Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với dạng bố mẹ thuần chủng
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 168512

    Điều nào là đúng khi nói về ưu thế lai?

    • A.Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 của lai khác dòng, sau đó giảm dần qua các thế hệ
    • B.Ưu thế lai biểu hiện ở F1 của lai khác loài, sau đó tăng dần qua các thế hệ
    • C.Ưu thế lai biểu hiện đồng đều qua các thế hệ lai liên tiếp
    • D.Có thể sử dụng ưu thế lai để làm cơ sở tạo giống mới
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 168513

    Nguyên nhân chủ yếu nào không dùng con lai kinh tế F1 để nhân giống tiếp các đời sau?

    • A.Không sử dụng được ưu thế lai của F1 nên hiệu quả kinh tế không cao
    • B.Tiêu tốn nhiều thức ăn mà sinh sản ít con
    • C.Thể dị hợp giảm dần dẫn đến giảm dần ưu thế lai
    • D.Khả năng sinh sản của con lai F1 thường không cao
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 168514

    Trong việc tạo ưu thế lai, áp dụng lai thuận và lai nghịch giữa 2 dòng thuần chủng nhằm mục đích gì?

    • A.Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính
    • B.Phát hiện các tổ hợp tính trạng được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen phụ thuộc giới tính để tìm tổ hợp lai bố mẹ có giá trị kinh tế nhất
    • C.Phát hiện tính trạng quan tâm có gen trên NST thường hay trên NST giới tính để chọn tổ hợp lai bố mẹ có giá trị kinh tế nhất
    • D.Đánh giá vai trò của gen ngoài nhân lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai bố mẹ có giá trị kinh tế nhất
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 168515

    Phương pháp lai nào dưới đây tạo được ưu thế lai cao nhất?

    • A.Dung hợp tế bào trần
    • B.Lai phân tích
    • C.Lai khác loài
    • D.Lai khác dòng
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 168516

    Lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau nhằm mục đích gì?

    • A.Tạo ưu thế lai
    • B.Củng cố các dòng thuần
    • C.Tạo giống mới có năng suất cao
    • D.Khắc phục hiện tượng bất thụ trong lai xa
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 168517

    Để tạo được ưu thế lai, khâu tiến hành quan trọng đầu tiên là gì?

    • A.Chọn giống có năng suất cao
    • B.Tạo ra các dòng thuần chủng
    • C.Chọn giống không có gen lặn có hại
    • D.Thực hiện lai khác dòng
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 168518

    Phép lai nào sau đây không phải là lai gần?

    • A.Tự thụ phấn ở thực vật
    • B.Giao phối cận huyết ở động vật
    • C.Cho lai giữa các cá thể bất kì
    • D.Lai các con cùng bố mẹ
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 168519

    Nội dung nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng?

    • A.Lai 2 dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao
    • B.Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao
    • C.Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao
    • D.Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 168520

    Sự đa dạng về kiểu gen, phong phú về kiểu hình của giống vật nuôi, cây trồng có từ phương pháp nào?

    • A.Nguồn biến dị tổ hợp
    • B.Gây đột biến nhân tạo
    • C.Dung hợp tế bào trần
    • D.Chọn dòng tế bào xôma có biến dị
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 168521

    Mục đích của phép lai thuận nghịch là nhằm mục đích gì?

    • A.Tạo ưu thế lai
    • B.Kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội
    • C.Xác định vị trí của gen ở đâu trong tế bào
    • D.Tạo dòng thuần chủng
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 168522

    Giới hạn năng suất của một giống cây trồng do yếu tố nào qui định?

    • A.Nước
    • B.Kĩ thuật canh tác
    • C.Đất, phân
    • D.Giống
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 168523

    Việc sử dụng nguồn gen của cây hoang dại đem lại lợi ích cho việc tạo giống mới là gì?

    • A.Tạo giống có hàm lượng protein cao
    • B.Tạo giống có năng suất cao
    • C.Tạo các giống có tính chống chịu cao
    • D.Tạo được các giống ngắn ngày
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 168524

    Di truyền y học là gì?

    • A.một bộ phận của Di truyền học người, chuyên nghiên cứu và chữa các bệnh di truyền.
    • B.một bộ phận của Di truyền học người, chuyên nghiên cứu và phát hiện các cơ chế gây bệnh di truyền và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người.
    • C.một bộ phận của Di truyền học người, chuyên nghiên cứu và ngăn ngừa hậu quả của các bệnh di truyền.
    • D.một bộ phận của Di truyền học người, chuyên nghiên cứu chữa các bệnh di truyền.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 168525

    Di truyền y học phát triển, sử dụng phương pháp và kĩ thuật hiện đại cho phép chẩn đoán chính xác một số tật, bệnh di truyền từ giai đoạn nào?

    • A.sơ sinh
    • B.trước sinh
    • C.trước khi có biểu hiện rõ ràng của bệnh
    • D.thiếu niên
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 168526

    Khẳng định nào dưới đây đúng về bệnh di truyền phân tử?

    • A.Bệnh có thể phát hiện bằng việc quan sát cấu trúc NST
    • B.Bệnh do các đột biến gen gây nên
    • C.Đao là một trong các bệnh điển hình của bệnh di truyền phân tử
    • D.Bệnh sẽ di truyền qua các thế hệ
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 168527

    Bệnh phêninkêtô niệu là do nguyên nhân nào gây ra?

    • A.đột biến gen trên NST giới tính
    • B.đột biến cấu trúc NST thường
    • C.đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin
    • D.đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 168528

    Người mang bệnh phêninkêtô niệu biểu hiện gì?

    • A.mất trí
    • B.tiểu đường
    • C.máu khó đông
    • D.mù màu
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 168529

    Bệnh nào dưới đậy không phải là bệnh di truyền phân tử ở người?

    • A.Các bệnh về hêmôglôbin (Hb)
    • B.Các bệnh về prôtêin huyết thanh
    • C.Các bệnh về các yếu tố đông máu
    • D.Ung thư máu
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 168530

    Người ta nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì sao?

    • A.bệnh do đột biến gen lặn trên NST Y
    • B.bệnh do đột biến gen trội trên NST X
    • C.bệnh do đột biến gen lặn trên NST X
    • D.bệnh do đột biến gen trội trên NST Y
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 168531

    Khi nói về đặc điểm của bệnh ở người, có các đặc điểm sau:

    I. Cơ chế gây bệnh ở mức phân tử

    II. Chủ yếu do đột biến gen

    III. Do virus gây nên

    IV. Có thể được di truyền qua các thế hệ

    V. Không có khả năng chữa trị, chỉ có thể hạn chế bằng chế độ ăn kiêng

    VI. Có thể lây truyền ngang giữa người này với người khác qua tiếp xúc

    VII. Chữa trị bằng cách cho dùng thuốc kháng sinh

    Số đặc điểm không đúng về bệnh di truyền phân tử:

    • A.5
    • B.4
    • C.3
    • D.2
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 168532

    Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST X quy định. Một phụ nữ không bị bệnh mù màu có bố mẹ bình thường nhưng có người em trai bị bệnh lấy người chồng bình thường, họ sinh được một con trai đầu lòng. Xác suất để đứa con trai này bị bệnh là:

    • A.25%
    • B.37,5%
    • C.50%
    • D.62,5%
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 168533

    Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Từ hiện tượng này có thể rút ra kết luận:

    • A.Nếu sinh con tiếp, đứa trẻ sẽ lại bị bạch tạng
    • B.Muốn đứa con tiếp không bị bệnh phải có chế độ ăn kiêng thích hợp
    • C.Muốn đứa con thứ hai không bị bệnh, phải nghiên cứu di truyền tế bào của thai nhi
    • D.Cả bố và mẹ đều mang gen bệnh
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 168534

    Cho các bệnh, tật và hội chứng ở người:

    (1) . Bệnh bạch tạng.

    (2) . Bệnh phêninkêtô niệu.

    (3) . Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

    (4) . Bệnh mù màu

    (5) . Bệnh máu khó đông.

    (6). Bệnh ung thư máu ác tính.

    (7) . Hội chứng Claiphentơ

    (8) . Hội chứng 3X.

    (9) . Hội chứng Tơcnơ

    (10) . Bệnh động kinh

    (11) . Hội chứng Đao.

    (12). Tật có túm lông ở vành tai

    Cho các phát biểu về các trường hợp trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

    (1) Có 6 trường hợp biểu hiện ở cả nam và nữ.

    (2) Có 5 trường hợp có thể phát hiện bằng phương pháp tế bào hoc.

    (3) Có 5 trường hợp do đột biến gen gây nên.

    (4) Có 1 trường hợp là đột biến thể một

    (5) Có 3 trường hợp là đột biến thể ba.

    • A.3
    • B.2
    • C.4
    • D.1
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 168535

    Khi có sự thay thế cặp nucleotit A-T bằng cặp nucleotit A-T trong bộ ba thứ 6 của gen tổng hợp chuỗi Hemoglobin, làm axit amin glutamic bị thay thế bằng valin, hồng cầu sẽ biến dạng (hình liềm). Xét các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?

    (1) Đột biến trên di truyền theo quy luật tác động tác động đa hiệu của gen vì ảnh hưởng tới sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

    (2) Đột biến này làm biến đổi hồng cầu từ dạng hình đĩa lõm 2 mặt sang dạng hình lưỡi liềm.

    (3) Người mắc bệnh hồng cầu liềm có kiểu gen đồng hợp trội hoặc dị hợp.

    (4) Đột biến trên không gây hậu quả nghiêm trọng vì chỉ thay thế cặp nucleotit cùng loại A-T thành A –T.

    (5) Đột biến trên gây hậu quả nghiêm trọng vì làm thay đổi trình tự các bộ ba mã hóa sau vị trí đột biến.

    (6) Bệnh hồng cầu liềm là bệnh di truyền phân tử.

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.1
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 168536

    Bệnh nhiễm sắc thể nào phổ biến nhất ở người?

    • A.Hội chứng Patau
    • B.Hội chứng Etuôt
    • C.Hội chứng Đao
    • D.Hội chứng Claiphentơ.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 168537

    Người mắc hội chứng Đao thường có đặc điểm như thế nào?

    • A.thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá
    • B.thấp bé, má phệ, cổ dài, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá
    • C.thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi mỏng và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá
    • D.thấp bé, má lõm, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 168538

    Hầu hết các bệnh di truyền phân tử ở người là do đột biến gen gây nên. Có mấy lí do dưới đây dùng để giải thích nguyên nhân gây bệnh của gen đột biến?

    (1) gen đột biến hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin.

    (2) gen đột biến tổng hợp ra prôtêin bị biến đổi về chức năng.

    (3) gen đột biến tổng hợp số lượng prôtêin quá nhiều.

    (4) gen đột biến tổng hợp số lượng prôtêin quá ít.

    • A.3
    • B.1
    • C.4
    • D.2

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?