Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 75593
Ở hoa hồng, màu hoa đỏ là trội hoàn toàn so với màu hoa trắng. Khi lai hoa hồng màu đỏ thuần chủng với hoa hồng màu đỏ không thuần chủng thì kết quả sẽ như thế nào?
- A.Toàn hoa đỏ
- B.Toàn hoa trắng
- C.1 hoa đỏ : 1 hoa trắng
- D.3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 75594
Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào ở:
- A.Kì đầu
- B.Kì cuối
- C.Kì sau
- D.Kì giữa
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 75595
Đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN là:
- A.Glucôzơ
- B.Axit amin
- C.Nuclêôtit
- D.Cả a & b
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 75596
Biến dị không di truyền được là những biến dị nào sau đây?
- A.Đột biến gen
- B.Đột biến NST
- C.Thường biến
- D.Cả a và b
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 75597
Ở người, gen A qui định da bình thường, gen a qui định da bạch tạng. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố có kiểu gen AA và mẹ có kiểu gen Aa thì khả năng có con bị bệnh bạch tạng có tỉ lệ là bao nhiêu?
- A.25%
- B.50%
- C.75%
- D.0%
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 75598
Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có:
- A.Sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp
- B.Sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp
- C.Sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó
- D.Sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 75599
Thể 3 nhiễm (2n+ 1= 25) có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?
- A.Lúa nước
- B.Cà độc dược
- C.Cà chua
- D.Cả 3 loài nêu trên
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 75600
Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?
- A.Ruồi giấm
- B. Đậu Hà Lan
- C.Người
- D.Cả 3 loài nêu trên
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 75601
Thể không nhiễm là thể mà trong tế bào:
- A.Không còn chứa bất kì NST nào
- B.Không có NST giới tính, chỉ có NST thường
- C.Không có NST thường, chỉ có NST giới tính
- D.Thiểu hẳn một cặp NST nào đó
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 75602
Kí hiệu bộ NST dưới đây được dùng để chỉ thể 2 nhiễm là:
- A.3n
- B.2n
- C.2n + 1
- D.2n – 1
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 75603
Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là:
- A.47 chiếc NST
- B.47 cặp NST
- C.45 chiếc NST
- D.45 cặp NST
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 75604
Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là
- A.4
- B.8
- C.16
- D.32
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 75605
Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Cho cây cà chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu P thuần chủng? (biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử và tính trạng thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục).
- A.100% thân cao, quả tròn
- B.50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục
- C.50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thấp, quả tròn
- D.100% thân thấp, quả bầu dục
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 75606
Ở gà có bộ NST 2n = 78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là:
- A.7
- B.6
- C.5
- D.4
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 75607
Một cơ thể thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một tế bào sinh dưỡng ở mô phân sinh của loài này tiến hành nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra 128 tế bào con. Số đợt nguyên phân từ tế bào ban đầu và số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp trong quá trình trên là:
- A.7 và 1792
- B.7 và 1764
- C.6 và 882
- D.6 và 89
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 75608
Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là:
- A.Nhân đôi NST
- B.Tiếp hợp giữa2 NST kép trong từng cặp tương đồng
- C.Phân li NST về hai cực của tế bào
- D.Co xoắn và tháo xoắn NST
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 75609
Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở:
- A.Kì trung gian của lần phân bào I
- B.Kì giữa của lần phân bào I
- C.Kì trung gian của lần phân bào II
- D.Kì giữa của lần phân bào II
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 75610
Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
- A.Lưỡng bội ở trạng thái đơn
- B.Đơn bội ở trạng thái đơn
- C.Lưỡng bội ở trạng thái kép
- D.Đơn bội ở trạng thái kép
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 75611
Giảm phân là Hình thức phân bào xảy ra ở:
- A.Tế bào sinh dưỡng
- B.Tế bào sinh dục vào thời kì chín
- C.Tế bào mầm sinh dục
- D.Hợp tử và tế bào sinh dưỡng
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 75612
Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kỳ sau của nguyên phân là:
- A.12
- B.48
- C.46
- D.45
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 75613
Một gen có chiều dài 3570 A0. Hãy tính số chu kì xoắn của gen.
- A.210
- B.119
- C.105
- D.238
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 75614
Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
- A.1200 nuclêôtit
- B.2400 nuclêôtit
- C.3600 nuclêôtit
- D.3120 nuclêôtit
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 75615
Một gen dài 5100 A0 tiến hành phiên mã 5 lần. Tính lượng ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình trên.
- A.15000 ribônuclêôtit
- B.7500 ribônuclêôtit
- C.8000 ribônuclêôtit
- D.14000 ribônuclêôtit
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 75616
Loại ARN sau đây có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin là:
- A.ARN vận chuyển
- B.ARN thông tin
- C.ARN ribôxôm
- D.cả 3 loại ARN trên
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 75618
Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng?
a. A + G = T + X b. A = T; G = X
c. A + T + G = A + X +T d. A + X + T = G + X + T
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 75620
Hãy xác định cấu trúc đoạn mạch mã gốc ADN tương ứng với đoạn mARN trong bảng sau:
- Đoạn mạch mARN: -UGU-GUU-XXU-XGU-XGU-GXU-GXU-
- Đoạn mạch gốc ADN? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 75622
Khi đoạn mARN -UGU-GUU-XXU-XGU-XGU-GXU-GXU- tổng hợp chuỗi axit amin thì cần môi trường tế bào cung cấp là bao nhiêu axit amin?
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 75624
Hãy giải thích sơ đồ: ADN (gen) → mARN → Prôtêin → Tính trạng.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 75625
Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân?
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 75626
Một phân tử ADN có tỉ lệ % nuclêôtit loại T = 20% tổng số nuclêôtit của ADN.
a) Tính tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit còn lại.
b) Nếu số lượng nuclêôtit loại X = 300.000, hãy tính số lượng mỗi loại nuclêôtit.