Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 97449
Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:
- A.Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn
- B.Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn
- C.Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn
- D.Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 97450
Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim:
- A.Nitrôgenaza
- B.Perôxiđaza
- C.Đêcacbôxilaza
- D.Đêaminaza
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 97451
Vai trò sinh lý nào sau đây không phải của nito đối với cơ thể thực vật:
- A.Có vai trò trong quang phân li nước và cân bằng ion
- B.Nếu thiếu cây không thể phát triển bình thường được
- C.Điều tiết quá trình trao đổi chất trong cơ thể
- D.Thành phần bắt buộc của nhiều hợp chất sinh học quan trọng
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 97452
Chu trình canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào?
- A.Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- B.Chỉ ở nhóm thực vật CAM
- C.Ở nhóm thực vật C4 và CAM
- D.Chỉ ở nhóm thực vật C3
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 97453
Ở hạt thóc, ngô phơi khô có độ ẩm khoảng 13% thì cường độ hô hấp:
- A.Rất thấp
- B.Rất cao
- C.Trung bình
- D.Bằng không
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 97454
Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với 1 lượng rất nhỏ vì:
- A.Chức năng chính của chúng là hoạt hóa các enzim
- B.Phần lớn chúng được cung cấp từ hạt
- C.Chúng có vai trò trong hoạt động sống của cơ thể
- D.Phần lớn chúng đã có trong cây
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 97455
"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Câu ca dao trên nói đến vai trò của yếu tố nào đối với cây lúa?
- A.Đạm vô cơ
- B.Ánh sáng
- C.CO2
- D.Nước
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 97456
Quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây liên quan mật thiết với quá trình nào sau đây?
- A.Hô hấp
- B.Cảm ứng
- C.Quang hợp
- D.Sinh trưởng
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 97457
Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
- A.Chu trình Canvin
- B.Pha sáng
- C.Pha tối
- D.Quang phân li nước
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 97458
Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
- A.Quá trình khử CO2
- B.Sự biến đổi trạng thái của diệp lục( từ dạng bình thường sang dạng kích thích)
- C.Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng oxy
- D.Quá trình quang phân li nước
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 97459
Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3?
- A.Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường
- B.Năng suất cao hơn
- C.Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn
- D.Cường độ quang hợp cao hơn
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 97460
Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:
- A.ALPG (anđêhit photphoglixêric)
- B.AM (axitmalic)
- C.APG (axit phốtphoglixêric)
- D.Rib – 1,5 - điP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat)
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 97461
Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là:
- A.Ở rễ
- B.Ở thân
- C.Ở lá
- D.Ở quả
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 97462
Phần lớn các chất hữu cơ trong cây được tạo nên từ:
- A.CO2
- B.N2
- C.Các chất khoáng
- D.H2O
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 97463
Lấy tế bào biểu bì ở rễ, thân, lá cho vào dung dịch đường ưu trương. Tế bào co nguyên sinh nhanh nhất là
- A.Tế bào lá
- B.Tế bào thân
- C.Tế bào rễ
- D.Cả A và C
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 97464
Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể:
- A.Tiếp tục di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh rồi đi lên
- B. Dòng mạch ứ lại rồi đi xuống
- C.Tiếp tục đi lên bằng cách di chuyển lên trên ngang qua các tế bào không bị tắc
- D.Không tiếp tục đi lên được.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 97465
Khí khổng có ở:
- A.Lớp tế bào biểu bì của lá
- B.Tầng cutin của lá
- C.Lớp tế bào mô giậu của lá
- D.Lớp tế bào mô khuyết của lá
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 97466
Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì:
- A.Sử dụng con đường quang hợp CAM
- B.Sử dụng con đường quang hợp C3
- C.Có khoang chứa nước lớn trong lá
- D.Giảm độ dày cutin ở lá
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 97467
Ở thực vật C4 chu trình Canvin xảy ra ở loại tế bào nào?
- A.Tế bào bao bó mạch
- B.Tế bào mô giậu
- C.Tế bào mô khuyết
- D.Tế bào thịt lá
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 97468
Trong các nguyên tố khoáng sau đây, nguyên tố nào là thành phần của diệp lục a, diệp lục b?
- A.Nitơ, magiê
- B.Kali, nitơ, magiê
- C.Nitơ, phôtpho
- D.Magiê , sắt
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 97470
Nước thoát qua cutin chủ yếu đối với thực vật:
- A.Ở giai đoạn cây con
- B.Thực vật sống ở ngoài sáng
- C.Thực vật sống ở trong mát
- D.Trưởng thành có đủ lá
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 97472
Phản ứng quang phân li nước tạo thành 3 sản phẩm: Ôxy, ion H+ và các điện tử.. Sản phẩm nào trong số đó được sử dụng trong phản ứng sáng của quang hợp?
- A.Ion H+ và điện tử
- B.Ôxy, ion H+
- C.Ôxy và điện tử
- D.Chỉ các điện tử
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 97474
Hoạt động nào sau đây có sự chủ động điều chỉnh của tế bào?
- A.Thoát hơi nước qua khí khổng
- B.Thẩm thấu nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
- C.Thoát hơi nước qua lớp cutin trên bề mặt lá
- D.Thẩm thấu nước từ đất vào lông hút của rễ
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 97476
Các loài cây sống ở sa mạc hơi nước thoát qua:
- A.Cutin
- B.Bề mặt tế bào biểu bì trên của lá
- C.Khí khổng
- D.Bề mặt tế bào biểu bì dưới của lá
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 97478
Nước chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm sinh khối tươi của cây thông?
- A.36%
- B.55%
- C.70%
- D.98%
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 97479
Ở rễ cây, miền lông hút nằm liền trên miền nào dưới đây?
- A.Miền trưởng thành
- B.Miền chóp rễ
- C.Miền sinh trưởng
- D.Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 97482
Lông hút có thể bị gãy và dần tiêu biến trong môi trường nào dưới đây?
- A.Môi trường thiếu ôxi
- B.Môi trường quá axit (chua)
- C.Môi trường quá ưu trương
- D.Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 97484
Ở rễ cây, quá trình hấp thụ chất nào dưới đây luôn không cần đến sự có mặt năng lượng?
- A.Nước
- B.Kali
- C.Phôtpho
- D.Nitơ
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 97486
Nhân tố nào dưới đây không có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây?
- A.Độ pH của đất
- B.Độ thoáng của đất
- C.Độ ẩm không khí
- D.Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 97488
Ở rễ cây, miền nào chuyên hoá với chức năng hút nước và muối khoáng?
- A.Miền trưởng thành
- B.Miền sinh trưởng
- C.Miền chóp rễ
- D.Lông hút
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 97489
Chất nào dưới đây có thể được vận chuyển theo cả dòng mạch gỗ và dòng mạch rây?
- A.Hoocmôn
- B.Vitamin
- C.Muối khoáng
- D.Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 97491
Ở thực vật có mạch, thành của mạch gỗ được … hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu được nước. Từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu trên là:
- A.canxi
- B.kitin
- C.linhin
- D.cutin
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 97493
Mạch gỗ được cấu tạo từ
- A.tế bào kèm và quản bào
- B.quản bào và mạch ống
- C.mạch ống và ống rây
- D.ống rây và tế bào kèm
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 97495
Động lực của dòng mạch rây là gì?
- A.Áp suất rễ
- B.Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa
- C.Lực hút do thoát hơi nước của lá
- D.Lực liên kết giữa các chất trong dòng mạch rây
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 97497
Động lực của dòng mạch gỗ là sự phối hợp của mấy loại lực?
- A.4
- B.1
- C.3
- D.2
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 97499
Yếu tố nào dưới đây không phải là một trong những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của lá?
- A.Nước
- B.Nhiệt độ
- C.Ánh sáng
- D.Độ pH của đất
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 97501
Khi nói về cơ chế hoạt động của khí khổng, điều nào sau đây là đúng?
- A.Sự đóng mở của khí khổng không phụ thuộc vào độ no nước của tế bào hình hạt đậu
- B.Khi mất nước, khí khổng sẽ mở ra
- C.Khi mất nước, khí khổng sẽ đóng lại
- D.Khi no nước, khí khổng sẽ đóng lại
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 97503
Mỗi khí khổng được cấu tạo bởi bao nhiêu tế bào hình hạt đậu?
- A.6
- B.2
- C.1
- D.4
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 97505
Thoát hơi nước ở lá cây thường diễn ra theo
- A.4 con đường
- B.3 con đường
- C.1 con đường
- D.2 con đường
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 97507
Hoạt động của vi khuẩn cố định nitơ sẽ chuyển hoá trực tiếp nitơ tự do sang dạng muối khoáng nào?
- A.Tất cả các phương án còn lại
- B.Amôni
- C.Nitrat
- D.Nitrit