Phần 1. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và không còn có nhu cầu đó nữa thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi và cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc, mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy, nhưng rất có thể là việc nhỏ khở đầu một công việc lớn.
(Theo Nguyên Ngọc, “Một đề nghị” Tạp chí điện tử tiasang.com.vn,ngày19/7/2007 )
Phần 2. Làm văn (7.0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rổi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gẩm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Tây Tiến – Quang Dũng, Theo sách Ngữ văn 12, tập1- NXB Giáo dục, 2008)
Xem đáp án - Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nội dung đoạn thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!/ …gầm lên khúc độc hành”
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Phân tích:
- 4 câu đầu là nỗi nhớ:
- Nỗi nhớ được cụ thể hóa qua từ láy “chơi vơi” hình tượng hóa nỗi nhớ, rất phù hợp vì đó là nỗi nhớ trong hoài niệm.
- Nỗi nhớ còn được thể hiện qua hàng loạt các địa danh được nhắc đến Sông Mã, Mường Lát, Sài Khao… nơi in từng dấu chân người lính Tây Tiến.
- 4 câu tiếp: chặng đường hành quân trên nền thiên nhiên hùng vĩ dữ dội, cũng có nét thơ mộng, huyền ảo.
- Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” diễn tả thành công sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của rừng núi Tây Bắc.
- Có sự đối lập tương phản lên - xuống, câu thơ như bẻ đôi, chiều cao -chiều sâu đều cân đối: cao chót vót - sâu thăm thẳm.
- Sử dụng thanh bằng ở câu 4 gợi ra một không gian mênh mông, cảm giác bâng khuâng, người lính phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn bản làng ẩn hiện trong sương khói.
- Hình tượng người lính lãng mạn, hào hùng, với khí phách, tầm vóc thật lớn lao.
- 6 câu còn lại: chặng đường hi sinh gian khổ nhưng cũng ấm áp tình dân quân.
- Hình ảnh người lính trải qua gian khổ, hi sinh: gợi sự thanh thản của người lính.
- Thiên nhiên Tây Bắc mở ra hai chiều: không gian - thời gian gợi sự hoang vu bí hiểm dữ dội của núi rừng và sự lạc quan yêu đời của họ.
- Tây Tiến còn gắn với tình quân dân tha thiết.
- Đánh giá
- Vẻ đẹp kiêu hùng của người lính trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ dữ dội mà thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.
- Một cây bút tài hoa, một hồn thơ lãng mạn, yêu tha thiết, gắn bó sâu nặng với rừng núi, quê hương.
- Kết thúc đúng vấn đề cần nghị luận: nội dung chính của đoạn thơ: “Sông Mã xa rổi Tây Tiến ơi!/ …gầm lên khúc độc hành”
- Nghệ thuật:
- Điệp từ “nhớ” với nhiều biến thể: nhớ về, nhớ chơi vơi, nhớ ôi,… tô đậm cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
- Hoán dụ, nhân hóa: súng ngửi trời… vừa gợi tư thế hào hùng của người lính chinh phục những độ cao đi tới vừa gợi cái tếu táo, nghịch ngợm của những người lính trẻ.
- Nói giảm, nói tránh: không bước nữa, bỏ quên đời, …diễn tả sư thanh thản, nhẹ nhàng của những người lính trong hi sinh.
- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Không sai chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể).