Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019, Trường THPT Nguyên Bình
Câu hỏi Tự luận (6 câu):
-
Phần 1: Đọc - Hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
( Trích Đọc thơ Bác, Hoàng Trung Thông)
-
Chỉ ra biện pháp tu từ về từ trong câu thơ: Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh. (0,5 điểm)
Xem đáp án Biện pháp tu từ về từ trong câu thơ là ẩn dụ: ánh đèn (chỉ thơ Bác); mái đầu xanh (chỉ người đọc, trong đó có tuổi trẻ).
-
Xác định các từ láy trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
Xem đáp án Có 2 từ láy trong đoạn thơ: mênh mông; bát ngát.
-
Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (1,0 điểm)
Xem đáp án - Nội dung chính của đoạn thơ:
- Đoạn thơ là cảm nghĩ của nhà thơ Hoàng Trung Thông sau khi đã đọc thơ Bác.
- Khẳng định sức lan toả và sức sống mạnh mẽ của thơ Bác với tâm hồn người đọc.
-
Theo anh/chị câu chất thép và chất tình mà nhà thơ Hoàng Trung Thông nói đến ở trong thơ Bác đó là điều gì? (1,0 điểm)
Xem đáp án - Chất thép và chất tình mà nhà thơ Hoàng Trung Thông nói đến ở trong thơ Bác:
- Thép ở đây là ý chí, là nghị lực, là dũng khí lớn để vượt qua hoàn cảnh và khắc phục hoàn cảnh của một con người vĩ đại.
- Tình chính là tình cảm với thiên nhiên, con người, với đất nước và tinh thần quốc tế vô sản thể hiện trong thơ Bác.
-
Phần 2: Làm văn (7.0điểm)
Phân tích bức tranh tâm cảnh trong hai khổ thơ sau:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay;
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
( Trích Đây thôn Vĩ Dạ , Hàn Mặc Tử, Tr 39, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)
Xem đáp án - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học. Mở bài giới nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bức tranh tâm cảnh trong hai khổ thơ đầu của “Đây thôn Vĩ Dạ”.
- Triển khai các luận điểm nghị luận: sử dụng các thao tác lập luận, chú trọng thao tác phân tích, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ, dẫn chứng.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
- Bức tranh tâm cảnh trong hai khổ thơ đầu của “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Bức tranh tâm cảnh ở khổ thơ đầu có gam màu tươi sáng hơn cả, Vĩ Dạ thuộc thành phố Huế nơi có phong cảnh hữu tình.
- Tâm trạng của con người thể hiện qua câu thơ đầu của khổ thơ với sự phân thân hay lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần.
- Cảnh vật thôn Vĩ ở ba câu thơ sau của khổ thơ gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên trong khoảnh khắc hừng đông. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của nhà thơ.
- Bức tranh tâm cảnh ở khổ thơ thứ hai gợi lên sự chia lìa tan tác của con người và cảnh vật nơi thôn Vĩ.
- Hình ảnh “Gió theo lối gió, mây đường mây” gợi cảm giác chia lìa, gợi nỗi buồn cách biệt. Bức tranh chuyển từ thực sang ảo. Dường như Hàn Mặc Tử giấu đi nỗi đau của riêng mình mà gửi vào trần thế cái ngọt ngào đằm thắm.
- Cảnh càng đẹp thì nỗi buồn càng trào dâng, nỗi nhớ càng mãnh liệt. Trong giây phút thăng hoa cả vô thức và ý thức hòa quyện trong cõi mộng - đêm trăng.
- Đánh giá chung:
- Bằng trí tưởng tượng phong phú cùng với nghệ thuật so sánh, nhân hóa, hình ảnh sáng tạo có sự hòa quyện giữa thực và ảo, Hàn Mặc Tử đã khắc họa thành công bức tranh tâm cảnh.
- Hai khổ thơ đầu nói riêng và bài thơ nói chung là bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
- Sáng tạo: bài viết có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ, mới mẻ, sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, văn viết có cảm xúc...
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.