Câu hỏi Tự luận (6 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 82951
Phần 1: Đọc - Hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Trong Diễn văn khai giảng năm học 2014 - 2015 ở trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), Giáo sư Văn Như Cương - Hiệu trưởng nhà trường - có nói:
(1) Chúng ta hãy thể hiện tình yêu nồng thắm và lớn lao đối với đất nước mình. Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa. Một nắm đất ở vùng biên giới, một vốc cát ở Trường Sa hay Hoàng Sa đều do ông cha ta để lại, đều không thể mất... Chúng ta hãy yêu mến nhân dân mình, gần gũi nhất là yêu gia đình mình, yêu bạn bè, yêu thầy cô. Hãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa Mẹ Việt Nam, tuy rất ngọt ngào nhưng được chắt lọc từ biết bao nhọc nhằn và cay đắng...
(2) Tình yêu thương đất nước và nhân dân sẽ là động lực lớn thúc đẩy các em làm tốt nhiệm vụ của mình trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường: Nhiệm vụ đó chính là học tập tốt về mọi mặt. Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình. Các em hãy nhớ lời của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình, không bao giờ đạt được điều chúng ta mong muốn là “dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”.
(Theo http://www.tinmoi.vn ngày 4/9/2014)
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 82952
Tìm những từ ngữ trong đoạn trích thể hiện rõ sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam? (0.5 điểm)
Xem đáp án -
Câu 3:
Mã câu hỏi: 82953
Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn (2) của đoạn trích trên. (0.5 điểm)
Xem đáp án -
Câu 4:
Mã câu hỏi: 82954
Anh/chị hiểu như thế nào về lời nhắn nhủ của thầy Văn Như Cương: Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình? (1,0 điểm)
Xem đáp án -
Câu 5:
Mã câu hỏi: 82955
Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình”? Vì sao (1,0 điểm)
Xem đáp án -
Câu 6:
Mã câu hỏi: 82956
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp thiên lương trong sáng của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Xem đáp án