Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2018-2019, Trường THPT Núi Thành
Câu hỏi Tự luận (6 câu):
-
Phần 1. Đọc - Hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiếtmọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, http://giaoducthoidai.vn,3-6-2014)
-
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0.5 điểm)
Xem đáp án Phong cách ngôn ngữ : sinh hoạt.
-
Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu: Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. (0.5 điểm)
Xem đáp án Biện pháp tu từ: hoán dụ (vòng tay).
-
Nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. (1.0 điểm)
Xem đáp án Tác dụng: tạo nên cách diễn đạt giàu hình ảnh, mang ý nghĩa ca ngợi tình cảm yêu thương ấm áp, chở che của cô dành cho học trò, đồng thời thể hiện niềm xúc động và lòng biết ơn của học trò dành cho cô giáo trong ngày chia tay.
-
Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thộng điệp đó? (1.0 điểm)
Xem đáp án - Học sinh có thể trình bày 1 thông điệp tâm đắc nhất và có lí giải vì sao.
- Sau đây là vài gợi ý:
- Tri ân là đạo lí truyền thống của dân tộc
- Thầy cô là kĩ sư tâm hồn
- Nghề giáo là nghề cao quý…
-
Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (200 từ) bày tỏ suy nghĩ về lòng biết ơn được gợi ra từ phần đọc - hiểu.
Xem đáp án - Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn được gợi ở phần Đọc hiểu.
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
- Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: lòng biết ơn
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Cụ thể:
- Giải thích:
- “Lòng biết ơn” là ghi nhớ công lao của người có công với mình, giúp đỡ mình, làm ra thành quả cho mình hưởng thụ.
- Biểu hiện : bằng lời “cảm ơn”, bằng tư tưởng, tình cảm, bằng hành vi đền đáp.
- Bàn luận:
- Phân tích ý nghĩa của lòng biết ơn:
- Cần phải có lòng biết ơn vì không có cái gì tự nhiên mà có: biết ơn cha mẹ, thầy cô, người có công với nước, người làm ra sản phẩm cho ta hưởng thụ..
- Lòng biết ơn biểu hiện bằng việc làm góp phần làm cho xã hội tốt đẹp (trở thành con ngoan trò giỏi, có năng lực cống hiến cho xã hội...).
- Có lòng biết ơn là có nhân cách tốt được quí trọng, được giúp đỡ.
- Là giữ gìn và phát huy đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
- Phê phán: Kẻ vô ơn, sẽ không được giúp đỡ....
- Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức lòng biết ơn là phẩm chất tốt, cần phải có lòng biết ơn.
- Phải có lời “cám ơn” khi được người khác giúp đỡ mình.
- Phải rèn luyện đạo đức, học tập tốt để đáp lại công ơn của cha mẹ, thầy cô.
- Học tập tốt, có kiến thức để cống hiến cho xã hội, để đền đáp công lao người có công với nước.
- Sáng tạo
- Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.