Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2019-2020 Trường THPT Yên Lạc

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 101781

    Đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp ở buổi đầu thời cận đại là

    • A.La Phông-ten.
    • B.Mô-li-e.
    • C.Coóc-nây.
    • D.Sếch-xpia.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 101782

    Ngoại cảnh chung nào đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm vào cuối thế kỉ XIX?

    • A.Sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.
    • B.Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau các cuộc cách mạng tư sản.
    • C.Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đang hình thành phát triển nhanh.
    • D.Giai cấp tư sản trưởng thành, mâu thuẫn trong xã hội gia tăng.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 101783

    Đầu thế kỉ XVIII, tình hình Ấn Độ và các quốc gia phương Đông khác có điểm gì tương đồng?

    • A.Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản.
    • B.Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
    • C.Là thuộc địa của các nước phương Tây.
    • D.Là những quốc gia độc lập, có chủ quyền, đang tiến lên chủ nghĩa tư bản.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 101784

    Điểm tương đồng trong tình hình các nước Đông Nam Á vào đầu thế kỉ XX là gì?

    • A.Tất cả đều là thuộc địa của các nước phương Tây.
    • B.Phải đương đầu với sự nhòm ngó của các nước phương Tây.
    • C.Hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.
    • D.Là các quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 101785

    Tác phẩm nào của nhà văn Lép Tôn-xtôi được đánh giá là “bản hùng ca của nhân dân Nga chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Na-pô-lê-ông Bô-na-pác” và là một trong những tác phẩm văn học được yêu thích nhất mọi thời đại?

    • A.“An-na Ka-rê-ni-na”.
    • B.“Phục sinh”
    • C.“Thời thơ ấu”.
    • D.“Chiến tranh và hòa bình”.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 101786

    Nội dung nào không phản ánh đúng về ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911?

    • A.Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
    • B.Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
    • C.Là một cuộc “thức tỉnh” về ý thức dân tộc, dân chủ của nhân dân Trung Quốc.
    • D.Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 101787

    Hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội là

    • A.chưa coi trọng nhiệm giai cấp.
    • B.chưa chú ý đến quyền lợi của nhân dân lao động.
    • C.chưa đề cao nhiệm vụ chống phong kiến.
    • D.chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 101788

    Hạn chế nào của cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa chi phối đến đặc điểm của Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

    • A.Chưa thiết lập được nền thống trị của giai cấp tư sản.
    • B.Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
    • C.Chưa xóa bỏ được những hiệp ước bất bình đẳng với các nước đế quốc.
    • D.Nhiều tàn dư của chế độ phong kiến vẫn được bảo lưu.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 101789

    Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) mang tính chất phi nghĩa vì

    • A.gây ra nhiều thảm họa cho nhân loại, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
    • B.chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến.
    • C.đó là chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường, thuộc địa.
    • D.không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 101790

    Cách mạng Tân Hợi (1911) của nhân dân Trung Quốc mang tính chất của một cuộc

    • A.cách mạng dân chủ tư sản.
    • B.cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    • C.cách mạng tư sản kiểu mới.
    • D.đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 101791

    Nội dung nào không phản ánh đúng thủ đoạn bành trướng của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

    • A.Đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.”
    • B.Thực hiện chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla”.
    • C.Lôi kéo các nước Mĩ Latinh tham gia vào tổ chức Liên Mĩ.
    • D.Thực hiện chính sách “Cam kết và mở rộng
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 101792

    Cho các dữ kiện sau:

    1. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay (tháng 6/1908)

    2. Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.

    3. Thực dân Anh thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.

    4. Hơn 10 vạn người Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ và hát vang bài “Kính chào Người - Mẹ hiền Tổ quốc”.

    Hãy sắp xếp theo tiến trình cao trào cách mạng 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ.

    • A.2, 4, 1, 3.
    • B.1, 2, 4, 3.
    • C.2, 1, 4, 3.
    • D.2, 4, 3, 1.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 101793

    Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

    • A.Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.
    • B.Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học.
    • C.Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
    • D.Thực dân Pháp có quân đội mạnh, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 101794

    Từ cuối thế kỉ XIX, Mĩ thực hiện chính sách bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ Latinh nhằm mục đích

    • A.biến các nước Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.
    • B.khống chế và biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.
    • C.hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển kinh tế.
    • D.tạo ra một liên minh kinh tế, hợp tác cùng phát triển ở châu Mĩ.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 101795

    Trước sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ nền độc lập?

    • A.Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
    • B.Thực hiện chính sách cấm đạo, đuổi giáo sĩ.
    • C.Tiến hành cải cách, canh tân đất nước.
    • D.Liên kết với các nước láng giềng để chống xâm lược.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 101796

    Thành tựu nổi bật nhất của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

    • A.cách mạng dân chủ tư sản lần hai ở Nga (tháng 2/1917) giành thắng lợi.
    • B.cách mạng tháng 11/1918 ở Đức giành thắng lợi.
    • C.Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) thành công, nước Nga Xô viết ra đời.
    • D.phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước châu Âu, châu Á.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 101797

    Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự thất bại trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

    • A.Các phong trào không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
    • B.Các phong trào diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết với nhau.
    • C.Trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch.
    • D.Các nước thực dân phương Tây có lực lượng quân đội hùng hậu.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 101798

    Nhân tố được xem là “chìa khóa vàng” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là

    • A.giáo dục.
    • B.quân sự.
    • C.kinh tế.
    • D.chính trị.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 101799

    Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

    • A.khởi nghĩa của A-cha Xoa.
    • B.khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.
    • C.khởi nghĩa của Pu-côm-pô.
    • D.khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 101800

    Mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành một loạt các cải cách tiến bộ là gì?

    • A.Đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia phát triển giàu mạnh.
    • B.Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở châu Á.
    • C.Giúp Nhật Bản thoát khỏi sự lệ thuộc vào phương Tây.
    • D.Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 101801

    Mĩ tham chiến muộn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) vì

    • A.nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh.
    • B.Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình.
    • C.Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh.
    • D.Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 101802

    Sự kiện đánh dấu cao trào cách mạng 1905 – 1908 của nhân dân Ấn Độ phát triển đến đỉnh cao là​

    • A.cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay năm 1908.
    • B.phong trào đấu tranh của công nhân Can-cút-ta năm 1905.
    • C.cuộc biểu tình của 10 vạn người Ấn Độ tại bờ sông Hằng năm 1905.
    • D.cuộc đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1905.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 101803

    Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?​

    • A.Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
    • B.Anh - Đức tranh chấp quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.
    • C.Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xécbi.
    • D.Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 101804

    Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành chiến tranh để

    • A.bành trướng thế lực ở châu Phi.
    • B.tiêu diệt nước Nga, làm bá chủ toàn cầu.
    • C.gia tăng ảnh hưởng ở châu Âu.
    • D.giành giật thuộc địa, chia lại thị trường thế giới.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 101805

    Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa

    • A.giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
    • B.giai cấp tư sản Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược.
    • C.giai cấp nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến.
    • D.nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 101806

    Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ là gì?

    • A.Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh.
    • B.Đảng Quốc đại chưa đoàn kết được các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh.
    • C.Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ Đảng Quốc đại.
    • D.Thực dân Anh có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí hiện đại.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 101807

    Trong quá trình Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới?

    • A.Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
    • B.Chiến thắng Véc-đoong của quân dân Pháp.
    • C.Mĩ tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.
    • D.Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 thành công.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 101808

    Quốc gia nào ở châu Phi giữ được nền độc lập trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tây?

    • A.Êtiôpia, Môdămbích.
    • B.Êtiôpia, Libêria.
    • C.Môdămbích, Ănggôla.
    • D.Tây Nam Phi và Angiêri.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 101809

    Công cuộc cải cách đất nước của Xiêm được tiến hành dưới thời

    • A.vua Ra-ma IV và Ra-ma V.
    • B.vua Ra-ma V và Ra-ma VI.
    • C.vua Ra-ma I và Ra-ma II.
    • D.vua Ra-ma II và Ra-ma III.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 101810

    Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào

    • A.cuối thế kỉ XVIII.
    • B.đầu thế kỉ XIX.
    • C.cuối thế kỉ XIX.
    • D.đầu thế kỉ XX.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 101811

    Vào cuối thế kỉ XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành thuộc địa của đế quốc nào?​

    • A.Anh.
    • B.Mĩ.
    • C.Hà Lan.
    • D.Pháp.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 101812

    Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là​

    • A.“Sông Đông êm đềm”.
    • B.“Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ”.
    • C.“Chiến tranh và hòa bình”.
    • D.“Chuông nguyện hồn ai”.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 101813

    Đảng Quốc đại là chính đảng của​

    • A.giai cấp vô sản Ấn Độ.
    • B.giai cấp tư sản Ấn Độ.
    • C.giai cấp nông dân Ấn Độ.
    • D.tầng lớp quý tộc phong kiến Ấn Độ.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 101814

    Ở Nhật Bản, cuộc Duy tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

    • A.Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
    • B.Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao.
    • C.Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
    • D.Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 101815

    Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của đế quốc nào?

    • A.Hà Lan.
    • B.Đức.
    • C.Pháp.
    • D.Anh.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 101816

    Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị là

    • A.Việt Nam.
    • B.Lào.
    • C.Xiêm.
    • D.Miến Điện.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 101817

    Tác phẩm “Thơ Dâng” của Ra-bin-đra-nát Ta-go đoạt giải Nôben văn học vào năm nào?

    • A.1931.
    • B.1922.
    • C.1936.
    • D.1913.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 101818

    Nội dung cơ bản trong học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là gì?

    • A.“Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh bình đẳng”.
    • B.“Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
    • C.“Dân tộc độc lập, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc”.
    • D.“Độc lập dân tộc, bình đẳng dân quyền, hạnh phúc dân sinh”.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 101819

    Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc (1851 - 1864) là​

    • A.Tăng Quốc Phiên.
    • B.Tả Tôn Đường.
    • C.Hồng Tú Toàn.
    • D.Lý Hồng Chương.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 101820

    Cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản được tiến hành từ năm

    • A.1868.
    • B.1889.
    • C.1886.
    • D.1898.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?