Bài kiểm tra
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 năm 2020 Trường THCS Lê Văn Tám
1/30
45 : 00
Câu 1: Người ta có thể loại bỏ bột nhôm lẫn vào bột magie bằng cách dùng chất nào dưới đây?
Câu 2: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxit bazo?
Câu 3: Lượng BaO cần cho vào nước để được 50 gam dung dịch Ba(OH)2 3,42% là bao nhiêu?
Câu 4: Đơn chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí?
Câu 5: Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH (dư) tạo sản phẩm chỉ là dung dịch không màu?
Câu 6: Có ống nghiệm đựng các dung dịch: CuSO4, FeSO4, K2CO3. Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi ống nghiệm. Dung dịch NaOH phản ứng với những chất nào?
Câu 7: Cho 0,2 mol khí SO2 vào dung dịch có chứa 0,3 mol KOH, sau khi phản ứng kết thúc dung dịch có sản phẩm là gì?
Câu 8: Cho 5,6 gam sắt vào dung dịch HCl (dư) thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là bao nhiêu?
Câu 9: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm khí?
Câu 10: Cho phản ứng: \(FeO + Mn({t^0}) \to MnO + X\)
X là chất nào trong số chất sau?
Câu 11: Thêm 8 gam SO3 vào 92 gam dung dịch H2SO4 10%. Dung dịch sau cùng có C% là bao nhiêu?
Câu 12: Khi cho CaO vào nước thu được sản phẩm là gì?
Câu 13: Để phân biệt các dung dịch: BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2 người ta có thể sử dụng chất nào sau đây?
Câu 14: Có bao nhiêu chất không tan được tạo ra khi trộn các dung dịch sau theo từng cặp: CuSO4, Fe2(SO4)3, NaOH, BaCl2?
Câu 15: Cho phương trình hóa học sau:
(?)H2SO4 (đặc, nóng) + (?)Cu \(\to\) CuSO4 + SO2 + H2O
Hệ số thích hợp đặt vào dấu (?) trong phương trình họa học trên lần lượt là gì?
Câu 16: Khi cho bột kẽm dư vào dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng dung dịch thay đổi như thế nào?
Câu 17: Sự chuyển hóa nào sau đây không phù hợp?
Câu 18: Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là những chất nào?
Câu 19: Đốt một kim loại (hóa trị II) trong bình kín đựng khí clo, thu được 28,5 gam muối clorua và nhận thấy thể tích khí clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Tên của kim loại đã dùng là gì?
Câu 20: Khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại riêng biệt sau: H2S, HCl, SO2. Để khử độc có thể sục mỗi khí trên vào chất nào?
Câu 21: Chất dùng để nhận biết dung dịch H2SO4 đặc, nguội và dung dịch HCl là gì?
Câu 22: Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl tạo sản phẩm có chất khí?
Câu 23: Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo ra sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?
Câu 24: Dùng dung dịch nào sau đây để làm sạch Cu lẫn Al, Fe ở dạng bột?
Câu 25: Sơ đồ nào sau đây được dùng để biểu thị sự chuyển hóa trực tiếp giữa các chất?
Câu 26: Tổng hệ số cân bằng tối giản của phương trình hóa học sau là bao nhiêu?
\(Ag+{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(d)\xrightarrow{{{t}^{0}}}A{{g}_{2}}S{{O}_{4}}+S{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O\)
Câu 27: Dung dịch H2SO4 đặc nguội có tính chất gì?
Câu 28: Có những chất sau: H2O, NaOH, CO2, Na2O. Số cặp chất có thể phản ứng với nhau là gì?
Câu 29: Cho 10 gam Cu vào 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% so với ban đầu thì khối lượng kim loại sau phản ứng sẽ là bao nhiêu gam?
Câu 30: Có 2 dung dịch không màu là Ca(OH)2 và NaOH. Để phân biệt 2 dung dịch này bằng phương pháp hóa học phải dùng chất nào?